Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những loại hoa đẹp không nên rước lên bàn thờ

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu thể hiện sự coi trọng cuộc sống tâm linh, coi trọng cội nguồn. Trên ban thờ ngày Rằm, ngày mùng Một, ngày giỗ chạp, lễ Tết,… dù cúng mặn hay cúng chay thì đều không thể thiếu một bình hoa tươi. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng biết rõ về các loại hoa cúng ban thờ và hoa kiêng kị xuất hiện ở vị trí trang trọng này.

Quan niệm xưa, hoa tượng trưng cho sự thanh khiết. Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện, điều tốt lành đã làm được dâng cúng Phật, Thánh, gia tiên. Còn đối với các tăng ni, Phật tử thì cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân bởi mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.

Tuy nhiên, có một số loại hoa không nên xuất hiện trên bàn thờ như:

Hoa ly

Hoa ly là loại hoa khá đẹp mắt, không chỉ tết mà ngày bình thường cũng được nhiều người yêu thích mua về cắm. Tuy nhiên, đây lại là loài hoa tuyệt đối không được đặt lên bàn thờ. Bởi, dù hoa ly xinh đẹp, rực rỡ, mĩ miều là thế nhưng nó lại liên quan tới sự ly tán, chia ly. Đặt một bình hoa y lên bàn thờ có khác nào đang cầu sự ly tán khiến mối quan hệ của vợ chồng trở nên lục đục. Vợ chồng bất hòa, an hem trong nhà cãi cọ, hay xảy ra xích mích tới nỗi phải mỗi người một ngả.

Hoa phong lan

Hoa phong lan đẹp nhẹ nhàng, thanh nhã như chính cái tên của nó. Nếu bạn mua về để chơi thì được nhưng tuyệt đối không được đặt lên bàn thờ. Theo quan niệm dân gian, chữ phong trong từ phong lan biểu thị ý nghĩa phong tình, phóng đãng, lăng nhăng nên không thích hợp bày lên nơi thờ cúng ông bà tổ tiên, các vị thần.

Cúc vạn thọ

Nếu cúc vàng được mọi người tin tưởng bày lên bàn thờ với thông điệp tưởng nhớ người đã khuất, mang niềm tin, hy vọng về ngày mai tươi sáng thì cúc vạn thọ lại ngược lại. Người ta không bao giờ đặt đóa cúc vạn thọ lên bàn thờ. Bởi, đầu tiên là mùi của loài cúc này khá nồng, khó ngửi. Trong khi đó, bàn thờ lại là nơi trang trọng, cần chọn những loại hoa có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết.

Không chỉ thế, cúc vạn thọ còn là biểu tượng của sự tuyệt vọng, đau buồn vì mất mát. Hơn nữa, nó còn đại diện cho sự tàn ác và lạnh nhạt vì ghen tuông. Ngoài ra, các cụ còn cho rằng, cúc vạn thọ còn là biểu tượng của người đang rơi vào mối tình tay ba hoặc mối quan hệ ngoài luồng. Tất cả những thứ này đều thực sự không tốt. Nếu đặt lên bàn thờ có nghĩa bạn đang khinh nhờn thần linh, đồng thời còn khiến gia chủ làm ăn thất bát, khuynh gia bại sản, làm gì cũng nát, gia đình bất hòa.

Không cúng hoa giả, hoa nhựa trên bàn thờ

Các nhà tâm linh cho rằng, không nên dùng hoa nhựa, hoa giả để dâng cúng trên bàn thờ, tuy không mất trang nghiêm nhưng theo quan niệm đó là sự giả dối. Hoa cúng cũng biểu hiện tấm lòng, do đó không nên dùng lễ giả để biểu thị tấm lòng chân thật.

Bàn thờ là nơi thể hiện sự thành kính của con cháu với gia tiên nên khi dâng hoa cúng cần phải có thái độ kính cẩn. Hoa cúng nên chọn loại hoa thơm và có tên đẹp, hoa còn tươi và độ nở đang vừa tới.

Hoa nhài

Tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian, nhài là loại hoa không đứng đắn, nên không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên.

Nghĩa của từ “phố” trong câu “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có trả lời câu hỏi “gác mái lúc nào?” và khẳng định rằng trong thực tế chẳng làm gì có chuyện “gác...

Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn

Ông cố và ông nội tôi (cụ Nguyễn Đắc Tiêu) suốt đời ở trong ban Nhạc chánh của Nam triều. Đời bác tôi (ông Ngũ Vọng), làm Thị vệ cho...

Tà Áo dài trong Thơ & Nhạc

“Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng nhớ người…” ( Đường về Việt bắc, Đoàn Chuẩn & Từ Linh ) Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của...

Dinh thự ven biển Nha Trang của vua Bảo Đại

Khu nhà có 5 biệt thự mang phong cách kiến trúc Pháp với góc nhìn ra biển và có bãi tắm riêng. Biệt thự Cầu Đá hay còn gọi là...

Lam Thành qua lịch sử – địa – văn hóa

Ở bên bờ tả ngạn sông Lam, nơi ngã ba, ngay chỗ giáp lưu sông Lam với sông La có một dãy núi khá lớn gọi là Lam Thành Sơn....

Đại học Đông Dương ở Hà Nội thập niên 1920

Thành lập năm 1907, Đại học Đông Dương – thiết chế đại học hiện đại đầu tiên ở Việt Nam – chính là tiền thân của Đại học Quốc gia...

Những bí mật ẩn giấu của các vận động viên Olympic

Qua cách họ tìm mọi cách vượt qua giới hạn bản thân, bạn có thể có cái nhìn mới về cơ thể con người. Ảnh chụp X-quang của một vận...

Hà Nội xưa: Leng keng tiếng tàu điện

Âm thanh leng keng thân thuộc của tàu điện đã từng là một biểu tượng của Hà Nội. Hình ảnh phố phường Hà Nội xưa với những chuyến tàu điện...

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 gợi cảm xúc bồi hồi

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 dưới đây chắc hẳn sẽ gợi cảm xúc bồi hồi cho bạn đọc. Những người yêu Hà Nội dù đi đâu về...

Lịch sử khái niệm ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ trong chính trị

Tư tưởng “cánh tả” và “cánh hữu” của Pháp đã ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới trong những năm 1800, nhưng những khái niệm này chưa trở...

Nam Phương hoàng hậu và những ngày cuối đời trên đất Pháp

Khi hay tin bà Nam Phương qua đời, vua Bảo Đại đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý giá nhất của người Pháp để an...

Danh ca Chế Linh và câu chuyện một thời ở ẩn

Chế Linh là danh ca lừng lẫy của dòng nhạc vàng Việt Nam từ trước năm 1975. Đến nay, ông là “cột trụ” cuối cùng còn lại của “Tứ trụ”...

Exit mobile version