Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tam đình bình ổn, nhất sinh y thực vô khuy

TAM ĐÌNH

Tam đình cân đối: chiều ngang khuôn mặt bằng 2/3 chiều dài.

Thượng đình ứng với tuổi từ 1-25.

Trung đình ứng với tuổi từ 25-50.

Hạ đình ứng với tuổi từ 50 – trở về sau.

SỰ TƯƠNG QUAN CỦA CƠ THỂ NGƯỜI TRÊN KHUÔN MẶT

THƯỢNG ĐÌNH (Thiên vị) 4-25 tuổi. (Sơ vận), bẩm sinh, trí tuệ, cảm súc, tinh thần, nghệ thuật, hiếu học, sức khỏe.

Chủ yếu là trán: đầy đặn, cao, rộng, nảy nở, sắc tươi nhuận, không có loạn văn hay sẹo. Nhật Nguyệt giác (góc trán) rộng, cân đối, Kim tinh (tai trái) và Mộc tinh (tai phải) phải củng chầu Hỏa tinh (trán). Trán nên dài mà nảy nở hoặc vuông mà rộng.

Biểu trưng: tuổi từ 1 – 25 tuổi, xuất thân, sơ vận, bẩm sinh, trí tuệ, cảm súc, tinh thần, nghệ thuật, hiếu học, sức khỏe,

Ý nghĩa sự phát triển các bộ vị của Trán:

– Thượng vị: não phát triển tốt, có khả năng phân tích tổng hợp, lý giải các dữ kiện tốt, kiến thức sâu rộng.

– Trung vị: trí nhớ tốt, kiến văn quảng bác.

– Hạ vị: có trực giác và khả năng thực hành tốt thành đạt sớm.

TRUNG ĐÌNH (Nhân vị): 25- 50 tuổi. (Trung vận), tuổi thọ, ý chí, sự quyết đoán, năng lực,  xã hội, hôn nhân, tài chánh, địa vị, sức khỏe, hoạt động cơ bắp, cột sống, chi trên, các hệ tiêu hóa, bài tiết, hô hấp, tuần hoàn.

Chủ yếu là mũi: rộng, dài, thẳng, tròn trịa, cân xứng không có loạn văn, sẹo.

Biểu trưng: tuổi từ 25 – 50 tuổi, trung vận, tuổi thọ, ý chí, sự quyết đoán, năng lực, khả năng thích ứng với xã hội, hôn nhân, tài chánh, địa vị, sức khỏe, hoạt động cơ bắp, cột sống, chi trên, các hệ tiêu hóa, bài tiết, hô hấp, tuần hoàn.

– Lông mày: nên cong và dài quá mắt, cao và sáng, sợi đều nhau, nên dài dần về cuối chân mày, mọc cùng hướng với nhau, chiều mọc hướng lên.

– Mắt: tròng đen trắng phân minh, ánh mắt có thần thái.

– Mũi: cao nhưng không lộ khổng, sống mũi thẳng, không xiêu vẹo, chuẩn đầu nảy nở, tròn sắc sáng, da láng, sáng đẹp, Gián đài – Đình úy nảy nở, thịt dày, chắc, sắc sáng.

– Lưỡng quyền: tròn trịa, đầy đặn, nhưng không lộ cốt, cân xứng, độ rộng phải tỷ lệ nghịch với chiều cao của mũi.

– Sơn căn: nảy nở, không sẹo, không khuyết hãm, sắc sáng.

HẠ ĐÌNH (Địa vị): 50-75 tuổi (Hậu vận), hệ bài tiết, chi dưới, hệ sinh dục, cách đối nhân xử thế, tuổi thọ, tử tôn, thành đạt.

Chủ yếu là cằm: bằng phẳng, đầy đặn, ngay ngắn, vuông vức, không có loạn văn, sẹo.

Biểu trưng: tuổi từ 50 tuổi trở đi, hậu vận, hệ bài tiết, chi dưới, hệ sinh dục, cách đối nhân xử thế, tuổi thọ, tử tôn, thành đạt.

– Nhân trung: sâu, dài, thẳng, trên hẹp, dưới rộng.

– Pháp lệnh: tròn, rõ, sâu, cân đối, không đứt đoạn, không chạy vào miệng.

– Miệng: có lăng giác rõ ràng, chiều rộng cân đối với chiều ngang cánh mũi, khi mở thì to, khi ngậm thì hẹp, Hải giác hướng thượng.

– Môi: dày cân đối, màu sắc phải tươi nhuận.

– Thừa tương: lõm vào, nhưng không khuyết hãm, không bị sẹo, không có nốt ruồi xấu.

– Địa các: rộng, dày, ngay ngắn, mang tai nảy nở, vuông vức, không lộ cốt, không khuyết hãm tự nhiên.

LUẬN VỀ TAM ĐÌNH:

Tam đình bình ổn, nhất sinh y thực vô khuy.

Tam đình cần nhất là bình ổn, không được có sự sai biệt quá đáng. Thượng đình có thể nảy nở hơn, dài hơn, đẹp hơn Hạ đình và Trung đình đôi phần.

* Thượng đình nhọn hẹp hoặc khuyết hãm thì hay bị tai họa, khắc cha mẹ, tánh nết ti tiện.

* Trung đình ngắn, lệch, khuyết hãm thường là kẻ bất nhân bất nghĩa, kiến thức nông cạn, hẹp hòi, đoản thọ.

* Hạ đình dài nhưng hẹp, nhọn, thiếu bề dày thì hậu vận cơ cực, cô quả, điền trạch khiếm khuyết, người có ước vọng vật chất nhưng không bao giờ đạt được.

Tư Duy Trong Thơ Nguyễn Khuyến

Hơn nửa thế kỷ vừa qua, trong chính sách văn hóa, chính quyền toàn trị đã thuyên chuyển Nguyễn Khuyến vào ngạch văn công yêu nước, thơ Nguyễn Khuyến trở...

Vài Nét Tương Đồng Thú Vị Về Tục Ngữ Việt Nam Và Tục Ngữ Thế Giới

Mọi ngôn ngữ đều có những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng những nhận xét sắc bén và cảnh giác khôn ngoan về kinh nghiệm sống. Tên của những...

Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày tết?

Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem...

Hàm Nghi – Từ vị vua bị lưu đày trở thành nghệ sĩ

Năm 1926, để kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Bảo tàng Auguste Rodin (1840-1917) Hotel Biron 79 rue de Varenne. Paris 7è, năm 1916. Rodin nhà điêu khắc vĩ...

Giải mã trọn bộ các hình tượng trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Các hình khắc trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn được coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật tuyệt vời, mang tính biểu tượng cho sự giàu đẹp...

Công cụ di chuyển của người Việt ngày trước

Bắt đầu từ thời phong kiến triều Nguyễn (1802-1945) vua chúa mỗi lần xuất cung đều dùng kiệu để đi lại. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, do...

Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới

Đáng lẽ mừng đám cưới như tục lệ trói buộc thành ra lo đám cưới. Tục cũ đã truyền nhiễm lâu không dễ một mai đổi ngay được. Vậy phải...

Sự cách biệt văn hoá Đông – Tây

Hai cõi người cách biệt Đông phương là đâu Tây phương là đâu Từ cái khác bên ngoài Đến cái khác bên trong Đến cái nhìn vũ trụ Đến cái...

Cuộc đời của Vua ngân hàng thời xưa

Không học hành, không bằng cấp, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông Nguyễn Tấn Đời đã làm chao đảo giới ngân hàng ngày xưa. Từ người buôn...

Nghiên cứu về lễ tế giao

Tế tự không chỉ là nghi thức đối với Trời, mà còn là sự đối đãi với dân. Trong bối cảnh các nước châu Á, tế tự được coi là...

Tại sao Dân Saigon Xưa gọi người Ấn độ là anh Bảy Chà ?

Chữ “Bay” trong tiếng Hindu có nghĩa là Chào Sir phát âm nghe như Bảy , Dân Saigon nghe mấy ông “Chà và” chào nhau ….Bay ! bèn bắt chước...

Lại chuyện cụ Gành và cu Ghềnh

Nhân chuyện “Gành - Ghềnh” trên Năng lượng Mới số 508, tôi xin hỏi bổ sung ý của ông An Chi về /anh/-/inh/-/ênh/, một hiện tượng khá thú vị về...

Exit mobile version