Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

18 năm sống chung với kẻ giết hại bố mẹ ruột và bắt cóc mình

Vụ án nhiều uẩn khúc vẫn đang được cảnh sát Trung Quốc điều tra làm rõ, tuy nhiên người đau khổ nhất chắc chắn là cậu thiếu niên khi người bố nuôi của mình chính là nghi phạm giết bố mẹ ruột.

Năm 2001, một cặp đôi họ Chen bị đánh đến chết trong căn nhà đá của họ thuộc làng Shangfengshan gần thị trấn Tín Dương, tỉnh Hà Nam.

Khi đến hiện trường, cảnh sát phát hiện hai vợ chồng đã tử vong, chảy nhiều máu nhưng không thấy con trai 1 tuổi của cặp đôi ở đâu. “Chúng tôi đến căn nhà khi trời đã tối, dù vậy, tôi vẫn nhớ là thấy máu ở khắp nơi” – cảnh sát Chen Congjun nhớ lại.

Vì không có dấu hiệu dùng vũ lực để đột nhập nên cảnh sát cho rằng hung thủ là người quen với gia đình và đứa con trai có thể bị bắt cóc. Suốt 17 năm sau đó, không ai biết tung tích về đứa trẻ; vụ án mạng cũng đi vào ngõ cụt.

Bố nuôi họ Zhang trở thành nghi phạm giết người, cậu con nuôi biết được bố mẹ ruột nhưng họ đã qua đời 17 năm trước (Ảnh: Weibo)

Mãi đến năm 2018, nhờ vào hồ sơ xét nghiệm ADN, cảnh sát mới phát hiện 1 người thân của đôi vợ chồng đã thiệt mạng có mối quan hệ bà con với 1 cậu thiếu niên sinh sống tại thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam.

Thông tin nhân khẩu cho thấy cậu bé này cũng là con nuôi, bố mẹ ruột không rõ. Cảnh sát nghi ngờ đây chính là đứa trẻ mất tích trong vụ án năm 2001. Các cuộc thẩm vấn và xét nghiệm ADN công phu đã được tiến hành, càng củng cố cho giả thiết này.

Hướng điều tra nhanh chóng nhắm vào người bố nuôi của cậu thiếu niên – một bác sĩ họ Zhang đi nhiều nơi để chữa bệnh ở vùng nông thôn. Vào thời điểm xảy ra án mạng, ông Zhang cũng có mặt tại làng Shangfengshan. Khẩu cung từ các nhân chứng trong làng đã khiến ông ta trở thành nghi phạm chính.

Vụ án có tiến triển nhờ các mẫu xét nghiệm ADN sau 17 năm (Ảnh: Weibo)

Ông Zhang sau đó đầu thú mọi chuyện với cảnh sát, theo đài CCTV đưa tin. Hiện Zhang vẫn còn bị giam giữ và sẽ sớm trình tòa trong thời gian tới.

Cậu thiếu niên sau khi phát hiện chân tướng mọi việc đã chuyển về sống với mộ người họ hàng.

Những năm gần đây, hồ sơ mẫu ADN thu thập trên diện rộng đã giúp phá giải nhiều vụ án bí ẩn hàng chục năm trời ở Trung Quốc.

(Theo SCMP, CCTV)

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: 3 đại gia …

Lịch sử Chợ Lớn gắn liền với thương mại và cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 xuất hiện các nhân vật đặc biệt, để lại dấu ấn ít...

Chim phóng sinh, rồi sẽ sinh hay tử?

Tục phóng sinh chim không còn là điều xa lạ đối với người Việt, nhưng liệu chúng ta có thắc mắc sau khi thả ra thì chim sẽ đi về...

Tên gọi Hồng Hà (Sông Hồng) có từ đâu?

Một ông bạn của tôi có thắc mắc không biết tại sao thư tịch xưa (bằng chữ Hán) không ở đâu có nói đến tên Hồng Hà mà chỉ ghi có tên Nhị...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 25/Hết

Những người bạn thân nhứt của chúng tôi, có theo dõi công cuộc nghiên cứu của chúng tôi để viết quyển sử, và để viết quyển sách nầy. Các bạn...

Hai chiếc vé về lại một thời hảo ngọt

Một buổi chiều cuối năm, khi mọi việc có vẻ tạm ngớt, chúng tôi hay thèm cái khí quyển của một thị trấn yên yên tĩnh tĩnh. Ở Sài Gòn,...

Tên cướp ngụy trang khét tiếng nước Mỹ

Sau 15 năm gây án ở 28 ngân hàng, bộ đôi 'Những tên cướp mặc áo khoác dài' sa lưới vì một lần chạy quá tốc độ. Ngày 13/11/1991, hai...

Ai…hột vịt lộn hôn…

Cách nay khoảng chục năm, khi đi công tác ở Manila, tôi được đồng nghiệp, (mà chắc cũng là đồng bọn) ở đây rủ đi bia bọt ở một quán...

Giải thích ý nghĩa câu “Chó cắn áo rách”

Chó cắn áo rách nghĩa là người nghèo khó (áo rách). Còn bị xui rủi (bị chó cắn) - tương tự như câu đã nghèo còn gặp cái eo vậy...

Ca Sĩ Họa Mi kể về lần cuối gặp Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vào năm 2001. Trước thời gian đó khoảng 4 năm, danh ca Họa Mi –  học trò cũ của ông đã có dịp gặp...

Nguồn gốc lịch sử tên gọi Phù Tang của đất nước Nhật Bản

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta...

Người ăn xin đi gặp Phật Tổ và thay đổi số mệnh

Trước đây có một người ngày nào cũng ra ngoài đi ăn xin, anh ta rất muốn sống một cuộc sống bình thường, thế nên anh ta luôn xin lương...

Tâm trạng hoài hương trong Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy

Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗi buồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội(Hoàng Dương), Quê mẹ (Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)… thì Thuyền viễn...

Exit mobile version