Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện về nữ bá tước ‘khát máu’: Tra tấn và sát hại hàng trăm phụ nữ trẻ vì sự ghen tuông mù quáng

Từ một người phụ nữ ngoan đạo, nữ bá tước đã trở thành một trong những kẻ giết người hàng loạt độc ác nhất mọi thời đại trong lịch sử của nước Nga.

Theo một số ghi chép lịch sử còn lưu lại, nữ bá tước người Nga Darya Saltykova được cho là người phụ nữ độc ác nhất mọi thời đại. Người phụ nữ này đã tra tấn và giết hại 138 người chỉ để thỏa mãn sự ‘khát máu’ và thú vui của mình.

Sinh vào năm 1730, Darya là một cô gái cực kì ngoan đạo. Trưởng thành, cô kết hôn với Gleb Saltykova, một bá tước giàu có và quyền thế tại Nga. Tuy nhiên, Darya sớm trở thành góa bụa khi chồng cô chết vào năm 1755. Lúc đó, cô mới chỉ 25 tuổi.

Chỉ còn lại một mình với khối tài sản kếch xù cùng những vùng đất rộng lớn và 600 nông nô, Darya trở thành góa phụ giàu có nhất ở Moscow. Trong khi chồng bà ta còn sống, không ai nhận thấy bất cứ điều gì đặc biệt về nữ bá tước. Người ta chỉ thấy bà ta thường xuyên đi nhà thờ và quyên góp rất nhiều tiền cho các tu viện.

Một ngày nọ, Darya tình cờ gặp Nicholay Tyutchev, một quý ông trẻ trung và điển trai. Hai người có một mối quan hệ ‘ngoài luồng’, tuy nhiên, một ngày nọ bất ngờ quý ông này kết hôn với một người phụ nữ trẻ và xinh đẹp.

Darya thất vọng vì tình yêu của mình bị phản bội, bà ta trở nên ghen tuông và giận dữ một cách điên cuồng. Darya ngay sau đó ra lệnh cho người của mình đánh bom giết Nicholay và vợ mới cưới của ông ta. Được báo trước, Nicholay và vợ mới cưới đã cao chạy xa bay.

Trong cơn ghen tuông mù quáng, Darya đã trả thù người đàn ông mình yêu bằng cách hành hạ và tra tấn những cô gái trẻ. Bà ta thể hiện sự thất vọng của mình thông qua sự ‘khát máu’ khi liên tục giết hại nhiều cô gái trẻ.

Ban đầu, Darya ném những khúc gỗ lên người những cô hầu gái trong nhà chỉ vì bà ta không thích cách họ dọn dẹp nhà cửa. Sau đó, bà ta bắt đầu đánh đập, quất roi, tra tấn các cô gái trẻ và phụ nữ đến khi họ ‘sống dở chết dở’.

Bà ta liên tục dùng đến những phương pháp độc ác nhất để hành hạ tầng lớp nông nô. Trong nhiều năm, những cô gái trẻ cứ lần lượt biến mất hoặc chết một cách bí ẩn. Những lời tố cáo đã tới tai các quan chức nhưng họ quyết định ‘làm lơ’ những hành vi tội ác của Darya. Thay vào đó, những người tố cáo còn bị trừng phạt và đánh đòn, đó là bởi Darya có một mối quan hệ thân tình với các quan chức địa phương.

Những nạn nhân của Darya đều thuộc tầng lớp nông nô. Phương pháp tra tấn và vũ khí dùng để hành hạ nạn nhân của bà ta vô cùng đa dạng. Có lần, Darya đã đổ nước sôi vào người nạn nhân, dùng những khúc gỗ để đánh các cô gái trẻ đến chết, đốt lửa trên da của họ hoặc đẩy họ xuống cầu thang chỉ vì vi phạm những luật lệ. Thậm chí, có người còn nói lại rằng Darya đã trói các cô gái trẻ lại và để họ không một mảnh vải che thân trong những ngày giá lạnh nhất.

Năm 1762, ‘triều đại đẫm máu’ của nữ bá tước Darya Saltykova cuối cùng cũng chấm dứt. Mùa hè năm đó, hai người nông nô Sakhvely Martynov và Ermolay Ilyin đã trốn khỏi nhà của nữ bá tước Darya và tìm đến Hoàng hậu Catherine II để tố cáo những việc làm độc ác của chủ nhân mình. Sakhvely nói rằng Darya Saltykova không chỉ giết một mà cả ba người vợ của anh ta trong cùng một khoảng thời gian.

Ngay lập tức, Nữ hoàng Catherine II đã ra lệnh cho Bộ Tư pháp tiến hành một cuộc điều tra về những vụ tra tấn, hành hạ của Darya. Bà ta bị bắt vào năm 1762 và bị giam giữ 6 năm trong khi chính quyền tiến hành thu thập thêm bằng chứng rõ ràng.

Theo các thám tử pháp y, Darya Daltykova đã sát hại các nạn nhân bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hầu hết các nạn nhân của bà ta đều là phụ nữ, chỉ có 3 nạn nhân là đàn ông. Các quan chức cũng tìm thấy có 138 cái chết đáng ngờ, trong đó phần lớn đều là các cô gái có độ tuổi từ 10 đến 12.

Sau khi Darya bị bắt, hàng trăm nông nô đã đứng ra làm chứng cho những hành động tra tấn và giết người của Darya và bà ta bị buộc tội giết 138 nông nô của mình. Darya phải đối mặt với việc bị trục xuất đến Siberia. Trước tòa án, Darya không hề tỏ ra mình bị tâm thần hay bệnh tật, thậm chí bà ta còn không cảm thấy ăn năn tội lỗi vì những hành vi của mình. Các linh mục nhà thờ cũng không thể khiến bà ta thú nhận những tội lỗi của mình. Hơn nữa, Darya còn tin rằng mình sẽ thoát khỏi việc bị trừng phạt.

Ngày 2/10/1768, Saltykova cuối cùng phải chịu một bản án tù chung thân thay cho hình phạt tử hình. Tại Quảng trường Đỏ, bà ta bị xích trên bục trong một giờ đồng hồ trước sự chứng kiến của dân chúng. Sau đó, Darya bị dẫn đến một ngục tối trong tu viện, phải chịu sự xiềng xích và sống trong bóng tối.

Đó là một căn phòng làm bằng gỗ và không có cửa sổ được xây dựng dành riêng cho bà ta. Mỗi ngày, một nữ tu sẽ mang thức ăn và nến đến. Sau bữa ăn, nến sẽ được lấy đi.

Sau 11 năm, vào năm 1779, Saltykova được chuyển đến một phòng biệt giam khác. Phòng giam mới này của bà ta có một cửa sổ và cửa chớp.

Darya Saltykova qua đời vào năm 1801 tại phòng giam, sau 33 năm bị cô lập và xiềng xích.

(Theo allthatsinteresting, russiapedia)

Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện

Buôn tàu là buôn bán phải dùng tàu thuỷ chở hàng, tức là buôn to. Buôn bè là buôn gỗ, chở thành từng bè, cũng tức là buôn to. Dè...

Đám ma to

Trang Tử sắp chết. Học trò bàn nhau muốn làm ma rõ to. Trang Tử thấy vậy bảo: “Ta lấy trời đất làm quan quách, mặt trời, mặt trăng làm...

Mỹ thuật thời cổ của người Việt

Những bức tranh hang động cổ xưa nhất của người ViệtTrước khi biết dựng lều và xây nhà thì người nguyên thủy từng “đành phải” sống trong hang động (bởi...

Chốn cũ đường xưa

Hồi trước, ở Sài gòn, cánh đây lâu lắm, tròm trèm nửa thế kỷ lận nhen. Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo”...

Pilatus – tuyến đường sắt dốc nhất thế giới

Chạy từ chân lên đỉnh núi ở độ cao 2.072m, Pilatus ở Thụy Sĩ là tuyến đường sắt dốc nhất hành tinh - 48%, chạy trên đường ray đã 120...

Bình Phước năm 1963 qua ống kính người Mỹ

Cùng xem những hình ảnh quý giá về tỉnh Bình Phước năm 1963, khi đó là hai tỉnh Bình Long và Phước Long, do bác sĩ quân đội Mỹ Marv...

Người có tiền đồ là người có đại khí

Tiền đồ, sự nghiệp và hoàn cảnh tương lai của một người là có thể nhìn ra được. Vậy làm thế nào để xem xét tiền đồ tương lai của...

Nghề xà ích ngày xưa

Cho đến giờ, tôi vẫn còn nhớ như in người đánh xe ngựa ở Mỹ Tho là ông Bảy Tốt, người ta thường ông ‘Xà Tốt’, bởi ‘tài’ xe ngựa...

Hai chiếc vé về lại một thời hảo ngọt

Một buổi chiều cuối năm, khi mọi việc có vẻ tạm ngớt, chúng tôi hay thèm cái khí quyển của một thị trấn yên yên tĩnh tĩnh. Ở Sài Gòn,...

Cách dùng họ và tên của các dân tộc Việt Nam

Nguyễn Khôi cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên , Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội - 2006...

Thuyền nan hay thuyền lan mới đúng đây?

Trong quá trình nhập văn bản các nhân viên đánh máy đã tự ý sửa hai chữ “thuyền lan” trong sách gốc thành “thuyền nan”, vì cho rằng sách in...

Đồng Tập Trận (Mả Ngụy)

Đồng Tập Trận hay còn được gọi là Mô Súng, là Mả Ngụy (hay Mả Biền Tru) là một cánh đồng nổi tiếng, gồm hàng ngàn hecta, từng là nơi...

Exit mobile version