Chạy từ chân lên đỉnh núi ở độ cao 2.072m, Pilatus ở Thụy Sĩ là tuyến đường sắt dốc nhất hành tinh – 48%, chạy trên đường ray đã 120 năm tuổi.


Tuyến đường sắt Pilatus
dài hơn 4,6km, kết nối trạm Alpnachstad ở hồ Lucerne với một trạm trên núi Pilatus ở độ cao 2.072m. (Ảnh: Mercury Press and Media Ltd).


Tuyến này được kỹ sư Eduard Locher đề xuất xây dựng vào năm 1873, nhưng khi đó kế hoạch này không được thực thi.


Đến năm 1886, sau khi hệ thống đường sắt và bánh răng mới được phát minh giúp ngăn được tình trạng lật tàu, dự án này mới được bắt đầu, với khoảng 750 công nhân Thụy Sĩ và Italy cùng nhau làm việc. (Ảnh: Roland Zumbuhl/Wikipedia).


Ngày 4/6/1889, tuyến đường sắt Pilatus được đưa vào hoạt động, ban đầu sử dụng lực kéo hơi nước và tháng 3/1937, sử dụng động cơ điện.


Kỹ sư Eduard Locher thiết kế hệ thống phanh tự động, ngăn tàu chạy quá nhanh khi xuống dốc, đảm bảo được sự an toàn cho các hành khách. (Ảnh: Audriusa/Wikipedia).


Ngày nay, tuyến đường sắt hoạt động từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, với 10 chiếc xe. Mỗi chiếc chở được 40 người, mỗi năm đón khoảng 300.000 lượt khách. Có nhiều cách để lên núi, nhưng nhiều du khách vẫn chọn đi theo tuyến đường sắt này như là một sự trải nghiệm tuyệt vời nhất. (Ảnh: Alain Gavillet/Wikipedia).


Trước đó, mỗi xe phải mất 30 phút đi lên, 40 phút đi xuống, di chuyển với một tốc độ khoảng 9km/h thì nay thời gian chỉ còn một nửa. (Ảnh: Flickr/jeaneeem).


Một trong hai chiếc xe đầu tiên hiện được trưng bày tại Bảo tàng Deutsches ở Munich, Đức, bảo tàng lớn nhất thế giới về khoa học và công nghệ. (Ảnh: Henning Scholottmann/Wikipedia).