Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Harry Roberts và vụ án mạng chấn động Anh

Robert lúc đó 30 tuổi cùng với bạn bè trong thế giới ngầm gồm Jack Witney 36 tuổi và John Duddy 37 tuổi đã lảng vảng cả ngày quanh khu vực phía tây London trong chiếc xe Vanguard Estate đời 1954. Chúng định tìm một ô tô để ăn cắp rồi dùng để đi cướp. Ba tên có nhiều biển số xe giả ở sau xe cùng với một cái túi đựng ba khẩu súng đã nạp đạn của Roberts.

Cuộc tìm kiếm chiếc xe kết thúc khi bọn chúng rẽ vào phố Braybrook gần khu vực Shepherd’s Bush. Tại đây, chúng bị cảnh sát mặc thường phục lái ô tô không phù hiệu phát hiện. Ba viên cảnh sát Christopher Head 30 tuổi, David Wombwell 25 tuổi và Geoffrey Fox 41 tuổi lúc đó chuẩn bị đi đón một đồng nghiệp từ tòa án. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, có lẽ vì trông chiếc Vanguard quá cũ kỹ để lưu thông trên đường phố, ba cảnh sát yêu cầu chiếc xe táp vào lề đường.

Tên sát nhân Harry Roberts.

Wombwell tới gần chiếc xe và nói chuyện với Witney lúc đó đang lái xe. Anh phát hiện chiếc ô tô chưa được nộp thuế và giấy tờ bảo hiểm mà Witney trình đã quá hạn. Wombwell đã nói qua tình hình với Head – người sau đó tới phía cửa xe chỗ Roberts ngồi và đề nghị xem chiếc túi.

Lúc này, Roberts chợt nghĩ tới mấy lời cảnh báo của bạn. Đã quá muộn để giấu vũ khí và do đã ngồi tù vì tội cướp có vũ trang nên hắn đã thề sẽ không bao giờ quay lại tù nữa. Trong vài giây suy nghĩ, dường như chỉ có một lựa chọn với Roberts. Vớ lấy khẩu súng ngắn Luger bán tự động cỡ 9mm, hắn nghiêng người về chỗ lái xe và nhằm vào mắt trái Wombwell, giết chết nạn nhân ngay lập tức. Viên cảnh sát ngã vật xuống đất, tay vẫn cầm chiếc bút chì.

Viên cảnh sát Head vội chạy lùi về phía xe cảnh sát nhưng Roberts và đồng bọn giờ không còn đường lùi. Trước mắt một lũ trẻ đang chơi trên phố, Roberts nhảy ra khỏi xe và bắn vào lưng Head. Viên cảnh sát đổ gục xuống, máu chảy lênh láng. Roberts đứng lên trên Head, chĩa súng vào mặt và bóp cò. Tuy nhiên, súng bị kẹt. Fox lúc đó đang nỗ lực cứu đồng nghiệp, cho ô tô chạy lùi thẳng vào Roberts. Hắn hét lên với Witney và Duddy:  “Nhanh nào. Bắt tên lái xe”.

Thông báo truy nã Harry Roberts.

Duddy vồ lấy khẩu súng Enfield, ra khỏi xe và bắn ba phát vào xe cảnh sát. Viên cuối cùng trúng thái dương của Fox khiến anh tử vong, gục xuống ghế ngồi. Fox nhấn mạnh chân ga, khiến chiếc xe chồm lên và cán qua người Head. Cả ba viên cảnh sát đã chết thảm.

Trả giá

Một cuộc truy tìm thủ phạm được cảnh sát Anh tổ chức với quy mô lớn chưa từng có. Witney bị lần ra dấu vết chỉ vài tiếng sau khi một nhân chứng nhớ được biển số đăng ký của chiếc Vanguard. Duddy bị bắt vài ngày sau đó ở Glasgow nhờ tin báo từ anh trai hắn.

Tuy nhiên, Roberts biến mất. Hắn vận dụng kỹ năng thời quân ngũ để ẩn mình trong lều tạm bợ ở rừng Epping suốt vài tuần lễ, sống bằng đồ ăn thừa tìm được và ăn cắp. Hàng trăm cảnh sát tham gia truy tìm Roberts. Mẹ và bạn gái Roberts đã xuất hiện trên truyền hình đều cầu xin hắn ra đầu thú. Ban đầu, cảnh sát treo thưởng 1.000 bảng cho ai cung cấp bất kỳ thông tin nào giúp bắt được Roberts.

Ba cảnh sát bị sát hại.

Vụ giết người xuất hiện trên trang nhất các báo hàng tuần liền. 16.000 thông báo truy nã in hình Roberts đã được phát đi khắp nơi. Cảnh báo ở các khu vực biên giới cũng được phát tới 95 quốc gia. Trong thời gian đó, cảnh sát tiếp nhận 5.000 cuộc điện thoại từ người dân. Cuối cùng, ngày 15/11, ba tháng sau vụ giết cảnh sát, Roberts đã bị bắt khi đang ngủ trong một kho thóc gần Bishops Stortford ở Hertfordshire.

Ba tên tội phạm bị đưa ra xét xử tháng sau. Sau 6 ngày bên công tố trình bày bằng chứng, bồi thẩm đoàn chỉ mất 30 phút để kết án chúng tội giết người. Quan tòa Glyn-Jones đề xuất án tù ít nhất 30 năm rồi mới cho phép chúng được bảo lãnh. Ông cho rằng vụ giết ba cảnh sát là tội ác dã man nhất tại nước Anh trong suốt một thế hệ qua.

Bản án được đưa ra chỉ 8 tháng sau khi nước Anh ngừng án tử hình. Dư luận tức giận đến mức đòi khôi phục án tử hình để xử tử Roberts. Thời điểm gây án đã giúp ba tên sát nhân ở Shepherd’s Bush thoát tội chết. Chúng dành phần lớn thời gian sau song sắt. Duddy chết trong nhà tù Parkhurst năm 1981 vì nguyên nhân tự nhiên lúc 52 tuổi. Witney, được phóng thích năm 1991 sau 25 năm tù, nhưng bị người sống cùng nhà đang lên cơn nghiện dùng búa đánh chết năm 1999, thọ 69 tuổi. Roberts thì có một loạt đơn xin ân xá nhưng đều bị bác. Tháng 11/2014, hắn được phóng thích ở tuổi 78 sau khi ngồi tù 48 năm. Vụ phóng thích này cũng gây tranh cãi.

Sau khi ba cảnh sát bị sát hại, người ta lập một quỹ quyên góp cho gia đình ba cảnh sát. Quỹ này từ đó đã chi 47 triệu bảng cho gần 7.000 đối tượng thụ hưởng.

Nửa thế kỷ sau, người ta vẫn khó hiểu về động cơ gây ra vụ giết người máu lạnh năm đó. Việc Roberts mang theo súng có thể là do hắn muốn làm ra vẻ cho oai, muốn mình khác với những tội phạm vặt. Hắn và đồng bọn thực ra chỉ là những tên tội phạm vặt, không phải găngxtơ. Tuy nhiên, hắn vốn là kẻ máu lạnh. Hai lần hắn đã bị tù vì phạm tội bạo lực, trong đó một lần hắn đã cướp của một ông già, trói nạn nhân và đánh bằng bình thủy tinh. Trong khi trả lời thẩm vấn cảnh sát, Roberts không tỏ ra hối hận vì đã giết người. Hắn thậm chí còn đùa: “Đó là ngày đầu tiên trong mùa bắn súng”.

Giải thích cho hành động của Roberts, người bạn từng cảnh báo hắn là sẽ bị ngồi tù nếu bị cảnh sát bắt gặp mang súng cảm thấy có trách nhiệm. Người này nói: “Nhiều lần liền tôi nói với mấy người đó là họ sẽ ngồi tù 15 năm nếu bị bắt gặp mang súng. Điều này hẳn đã xuất hiện trong tâm trí họ khi bị cảnh sát chặn lại. Đó chỉ là cơn hoảng loạn”.

Cây xăng ngày xưa

Từ những năm 1920, vận tải ô tô trong tất cả các xứ thuộc Liên bang được phát triển đáng kể. Do đó, để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu,...

Tháp Bình Lâm – tòa tháp Chăm có vị trí đặc biệt ở Bình Định

Tháp Bình Lâm được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, nằm trong kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời...

Dễ thương, dễ sợ

Hồi những năm 1970 – 1980 ở Sài Gòn thịnh hành câu nói cửa miệng: dễ thương, dễ sợ… nhất là trong giới trẻ học sinh, sinh viên. Không hay ca...

Sài Gòn trước 1975 qua ống kính của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch

Loạt ảnh tư liệu quý về Sài Gòn trước 1975 của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ...

Chùm ảnh: Cầu đá Trung Thành – cây cầu đá cổ hiếm có ở miền Trung

Cầu đá Trung Thành có từ thế kỷ 19, vừa là một công trình giao thông quan trọng, vừa là điểm nhấn làm nên nét đẹp của làng quê xứ...

Ngọc Cẩm  và Nguyễn Hữu Thiết – cặp nghệ sĩ tài năng

Phong trào tân nhạc tại miền Nam vào thập niên 50 - 60 ở thế kỷ trước có hiện tượng khá đặc biệt. Đó là sự xuất hiện của nhiều...

Sài Gòn ân tình

Sài Gòn, vào đầu thập niên 70, lứa thiếu niên "choai choai" chúng tôi rất mê các "thần tượng" điện ảnh Mỹ, Pháp, Tàu.. có thể kể vanh vách tên tuổi các tài tử...

Ly kỳ quanh  Khúc Thụy Du

Nhà thơ, nhà văn, nhà báo Du Tử Lê (1941-2019)  có hàng trăm bài thơ đã được phổ thành ca khúc, nổi trội nhất là bài hát Khúc Thụy Dudo...

Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc

Bản đồ Đông Dương thuộc Pháp Tại miền Nam trước 1975, nền giáo dục phổ thông dựa trên bộ Việt Nam Sử Lược (1920) của Trần Trọng Kim. Đào sâu...

Người đặt tên cho đường phố Saigon trước 1975

Từ lâu, tôi đã khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Saigon và vẫn đinh ninh rằng đó là một công trình có sự đóng góp trí tuệ...

Bạc Liêu: Vọng mãi khúc “Dạ cổ hoài lang”

“Bên nước ngọt, biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi; dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu…”, câu hát về xứ Bạc Liêu trong bài...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 19/25 – Nghi vấn về tiếng roi

Hồi tiền chiến, miền Nam có một bài tân nhạc rất thịnh hành, trong đó có một câu ca như thế nầy: Muôn năm xưa còn roi dấu Đã bảo...

Exit mobile version