Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nạn bắt cóc trẻ em – Vì sao trẻ lại dễ dàng đi theo người lạ ?

Nạn bắt cóc trẻ em – Những điều cần biết

Bắt cóc trẻ em luôn là vấn nạn nhức nhối trong suốt nhiều thập kỷ trên thế giới. Ngay cả khi bố mẹ tự tin rằng đã trang bị đầy đủ kỹ năng sống cho con, nhiều vụ bắt cóc vẫn diễn ra trót lọt. Đâu là nguyên nhân cho sự việc này ?

Mùa hè năm 2019, nhóm tình nguyện “Lisa Alert” đã thực hiện một thí nghiệm ở Nga (được sự đồng ý của phụ huynh): những người lạ mặt tiếp cận và cố gắng dụ dỗ các đứa bé trong độ tuổi từ 3 đến 12 đi theo họ. Điều đáng ngạc nhiên là có đến 15 trong số 17 trẻ em trong cuộc thí nghiệm đồng ý đi theo người lạ và chỉ có 2 đứa trẻ 6 tuổi là hoàn toàn không chịu rời khỏi sân chơi.

Trẻ em bị bắt cóc tại sân chơi đông người như thế nào ?

Một trong những điểm đáng sợ nhất được ghi nhận trong cuộc thí nghiệm, nơi trẻ em bị dụ dỗ đi cùng người lạ, đó là sự thờ ơ của mọi người xung quanh. Theo các tình nguyện viên của tổ chức Lisa, họ đã tiếp cận nhiều trẻ em từ các sân chơi khác nhau và mặc dù có đông người ở đó nhưng không một người lớn nào chú ý đến sự việc hay cố gắng tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra. Những kẻ bắt cóc hay sử dụng các câu nói rất phổ biến mà bất kỳ người lớn nào cũng dễ dàng nhận ra điều bất thường nếu tình cờ nghe được như:

Ngoài ra, một số phương pháp hiệu quả nhất là nhờ trẻ giúp đỡ các chú mèo con hoặc chó con. Có những trường hợp tội phạm còn đóng giả làm cảnh sát, bác sĩ hoặc lính cứu hỏa để tạo niềm tin ở trẻ. Động cơ của những kẻ bắt cóc luôn khác nhau, có thể là bắt cóc để làm hại, bắt làm nô lệ, đem bán cho gia đình muốn nhận con nuôi hoặc vấn nạn gần đây nhất là buôn bán nội tạng để cấy ghép.

Vì sao ngay cả trẻ lớn cũng đi theo người lạ?

Khả năng khiến một đứa trẻ đồng ý đi theo người lạ sẽ tăng lên đáng kể nếu kẻ bắt cóc là một phụ nữ hoặc thiếu niên. Bởi lẽ, đàn ông sẽ dễ khiến trẻ liên tưởng đến hình ảnh cao lớn và hung bạo của tội phạm, nhưng phụ nữ và thiếu niên thì không. Vì vậy, chúng ta nên giải thích cho con cái rằng ngay cả bà lão hay một cô gái trẻ cũng có thể là kẻ xấu.

Những đứa trẻ tham gia trong cuộc khảo sát trên khi được hỏi “Tại sao con lại đồng ý đi?” đã đưa ra các câu trả lời khác nhau:

Nhiều trẻ thậm chí biết rõ những hậu quả có thể xảy ra khi đi theo người lạ và đã được hướng dẫn, dạy kỹ năng sống rất nhiều nhưng các hướng dẫn này vẫn có vẻ không thực sự hữu dụng. Trẻ em cần được giải thích rõ ràng về lý do tại sao người lạ là mối nguy hiểm với chúng. Bởi nhân viên trong cửa hàng, hàng xóm và các bà mẹ khác trên sân chơi cũng là những người xa lạ. Vì vậy, quy tắc “không được nói chuyện với người lạ” khó có thể áp dụng triệt để trong mọi tình huống. 

Cách giải quyết vấn đề này là tổ chức một hội phụ huynh. Các bố mẹ sẽ thay nhau trông chừng các bé. Bên cạnh đó, còn một cách cũng rất hữu ích là thường xuyên kiểm tra phản ứng của trẻ bằng việc đưa ra những tình huống cụ thể và hỏi chúng sẽ làm gì trong tình huống đó. Bạn sẽ không tưởng tượng nổi những việc này sẽ cứu mạng con cái bạn như thế nào đâu.

Vì sao trẻ không chạy đi khi bị người lạ dụ dỗ ?

Một thông tin đáng lo ngại nữa là ngay cả khi trẻ nhận ra mình đang bị lừa, chúng cũng không cố gắng chạy trốn. Khi được hỏi “Vì sao con không chạy đi ?” những đứa trẻ này chỉ trả lời rất mơ hồ như chúng cảm thấy xấu hổ khi la hét hoặc cầu cứu người khác. 

Hướng dẫn “hét to kêu cứu khi gặp nguy hiểm” có vẻ quá mơ hồ với trẻ. Chúng không biết phải hét cái gì, to đến đâu, làm gì nếu không ai nghe thấy mình kêu cứu, làm gì nếu mọi người nghe thấy nhưng vẫn không giúp đỡ ? Vì vậy, hãy dạy trẻ hét lớn với nội dung cụ thể như “Cứu cháu với! Cháu không biết chú này! Chú đi ra đi!” và luyện tập điều này thường xuyên để trẻ không còn xấu hổ nữa.

Ngoài ra, trẻ cũng thường sợ mình sẽ trông ngớ ngẩn. Nhiều trẻ nghĩ rằng: “Nếu họ không có ý xấu gì mà mình lại hét lên thì sao? Mình sẽ thành trò cười cho tất cả mọi người.” Bên cạnh đó, còn một điều nguy hiểm khác nữa là trẻ sẽ có xu hướng nghe theo lời người lớn vì chúng ta vẫn thường dạy con phải biết vâng lời và không được nghi ngờ những gì người lớn nói.

Một số khuyến nghị từ các chuyên gia Mỹ trong việc phòng chống nạn bắt cóc trẻ em

Mỹ thuật thời cổ của người Việt

Những bức tranh hang động cổ xưa nhất của người ViệtTrước khi biết dựng lều và xây nhà thì người nguyên thủy từng “đành phải” sống trong hang động (bởi...

Một góc ấu thơ

Những ngày cuối thu, lá cuốn xào xạc theo chiếc xích lô lững thững trên con phố nhỏ ngả nắng vàng hoe. Đôi tai lỡ bắt chút thanh âm văng...

Nguồn gốc của Âm Lịch và Tử vi

Hầu như dân ở các nước Việt, Hàn, Nhật, và Trung quốc nơi khai sinh ra khoa lịch số, đều biết nhiều hay nghe nói về âm lịch, dù có...

Tại sao lại gọi là Ngã tư Ga? Ngã tư Ga ở đâu?

Ngã tư Ga là 1 cái tên được người dân địa phương đặt cho có từ trước 1975,vì trước đây khu vực này có 1 đường ray xe lửa chạy...

Ý nghĩa và tục lệ Tết Nguyên Đán

I. Ý Nghĩa Tết Nguyên Đán  Đã từng có nhiều định nghĩa về Tết Nguyên Đán của Việt Nam, tìm hiểu từ nguyên nghĩa xem Tết là gì. Nguyên là...

Cách ăn vận của người Sài Gòn xưa

Tôi tự hỏi, người Sài Gòn là như thế nào? Vài người lớn tuổi cho rằng làm gì có người Sài Gòn tuy thành phố trải qua hơn 300 năm...

Tục đưa, rước ông bà ngày tết ở Miền Nam

Đối với người Việt Nam, chữ hiếu được xem là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu, là thước đo phẩm chất của con người. Và một trong...

Tổng quan về các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng

Dàn nhạc cổ điển là sự kết hợp giữa nhiều loại nhạc cụ để tạo ra một tổ hợp âm thanh. Các loại nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển được chia thành 4...

Lai lịch của “Tam Hoàng Ngũ Đế” thời thượng cổ

Giai đoạn đầu của lịch sử Trung Hoa được gọi là thời kỳ Tiên Tần, được chia thành bốn thời đại là Hoàng, Đế, Vương, Bá. Người thống trị cao nhất ban đầu được xưng...

Chú Hỷ Ông vua ngành logistics đường thủy ở Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và những bài thơ vịnh cảnh sắc vùng Thuận – Quảng trên đồ sứ ký kiểu

Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Thái và vương phi Tống Thị Lĩnh. Ông được đình thần tôn lên kế vị Nguyễn...

Tiếng Việt có tự bao giờ!?

Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hội giữa con người cùng dòng giống xứ sở. Có con người là có...

Exit mobile version