Làng cổ Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, gần với thời gian mở mang bờ cõi về phương Nam của Đại Việt.

Huế: Làng cổ Phước Tích còn mãi với thời gian
(Ảnh theo huetravel.com.vn)

Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang với mong muốn rằng đây sẽ là một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng. Qua đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu.

Huế: Làng cổ Phước Tích còn mãi với thời gian
(Ảnh theo len lendang.vn)

Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã tiếp nối truyền thống, xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa cổ kính, như cảnh quan kiến trúc của làng mang đậm triết lí phương Đông, như văn hóa làng nghề, dòng họ, xóm và đặc biệt là hệ thống đình, chùa, đền, miếu, nhà rường cổ.

Huế: Làng cổ Phước Tích còn mãi với thời gian
(Ảnh qua kienthuc.net)
Huế: Làng cổ Phước Tích còn mãi với thời gian
(Ảnh qua kienthuc.net)

Làng Phước Tích đến nay vẫn còn lưu giữ những di sản vật thể vô giá vừa cổ kính, vừa đồ sộ. Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có giá trị đặc biệt.

Huế: Làng cổ Phước Tích còn mãi với thời gian
(Ảnh qua kienthuc.net)
Huế: Làng cổ Phước Tích còn mãi với thời gian
(Ảnh qua kienthuc.net)

Cùng với việc lập làng, những lưu dân phía Bắc vào đây mang theo nghề gốm và qua thời gian đã làm nên tên tuổi hàng gốm Phước Tích. Cả làng có 12 lò suốt ngày đêm đỏ lửa nung gốm. Hàng ra lò được vận chuyển bằng thuyền từ bến sông Ô Lâu đưa đi bán ở các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và xa hơn nữa…

Huế: Làng cổ Phước Tích còn mãi với thời gian
(Ảnh qua kienthuc.net)
Huế: Làng cổ Phước Tích còn mãi với thời gian
(Ảnh qua kienthuc.net)

Sản phẩm gốm Phước Tích hiện vẫn được nhiều người già trong làng lưu lại như trách, chậu, om, niêu, âm, tộ, cối tiêu, bình vôi, chum, ghè… Nhiều vật dụng trong hoàng cung triều Nguyễn hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế có gốc gác từ làng gốm Phước Tích.

Lê Nguyên tổng hợp