Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tự ‘phẫu thuật thẩm mỹ’ để thay đổi gương mặt

Nhiều người cho rằng tên hung thủ quả thật có ‘sao may mắn’ chiếu mạng nên hắn mới có trốn thoát khỏi cuộc truy nã gắt gao của cảnh sát trong suốt hơn 2 năm trời.

Tháng 3 năm 2007, cảnh sát quận Chiba, Nhật Bản nhận được yêu cầu điều tra về vụ mất tích bí ẩn của nữ giáo viên 22 tuổi người Anh, Lindsay Ann Hawker.

Theo những thông tin thu thập được, họ tìm đến căn hộ của Tatsuya Ichihashi, gần trạm Gyotoku kiểm tra theo thông lệ vì hắn là một trong những học trò của Lindsay.

Có tật giật mình, tên Tatsuya vừa nhìn thấy cảnh sát thì đã nhanh chân bỏ chạy thục mạng.

                                                                        Tên Tatsuya trước khi phẫu thuật thẩm mỹ.

Nghi ngờ có điều bất thường, đội cảnh sát được phát đến kiểm tra căn hộ của Tatsuya thì bất ngờ phát hiện ra một khung cảnh kinh hoàng.

Thi thể đang trong tình trạng phân hủy của Lindsay bị trói chặt tay chân, đầu bị cạo sạch tóc và bị chôn vùi trong chiếc bồn tắm đổ ngập đất cát đặt ở ngoài ban công căn hộ.

Theo khám nghiệm pháp y, trên cơ thể của Lindsay có dấu hiệu bị xâm hại tình dục và nguyên nhân tử vong là do bị ngạt thở.

Bắt đầu từ lúc ấy, tên hung thủ 28 tuổi bắt đầu cuộc hành trình trốn chạy đầy may mắn của mình trong suốt 2 năm rưỡi mặc cho cảnh sát mở rộng lệnh truy nã trên quy mô cả nước.

                                                    Lindsay chỉ vừa đến Nhật được 1 năm thì đã gặp phải tai họa sát thân.

Có tin nói rằng rất có thể Tatsuya đã trốn sang nước ngoài, cũng có người cho rằng vì quá sợ tội, hắn đã tự sát nên trải qua hàng tháng rồi đến hàng năm trời, cảnh sát cũng không thể lần ra tung tích của hắn.

Gia đình Hawker từ Anh đã nhiều lần đến Nhật Bản yêu cầu chính phủ và cảnh sát Nhật cần phải đưa ra được một kết luận thỏa đáng về cái chết tức tưởi của con gái họ cũng như trả lời câu hỏi vì sao cuộc truy nã được xem là lớn nhất chưa từng có tại Nhật cũng không thể tìm ra được một tên tội phạm như vậy.

Mức tiền thưởng cho bất kỳ ai có được manh mối giúp cảnh sát bắt được tên Tatsuya cũng được nâng lên đến 10 triệu yên nhưng đáng tiếc, tên hung thủ vẫn gần như mất tích không dấu vết.

                                              Cuộc truy nã đối với tên Tatsuya được xem là gắt gao và quy mô lớn nhất Nhật Bản.

Cảnh sát Nhật lúc này cũng rơi vào tâm điểm chỉ trích của dư luận, cho rằng ngay từ đầu nếu như họ chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch khám nhà Tatsuya và không để cho hắn chạy trốn thì mọi việc đã không kéo dài đến thế này.

Đến tháng 10 năm 2009, cảnh sát nhận được thông báo từ một viện thẩm mỹ tại Nagoya, cho biết họ nghi ngờ một thanh niên vừa đến làm phẫu thuật nâng mũi chính là tên Tatsuya mà cảnh sát đang tìm kiếm.

Cùng với hình ảnh mới nhất của tên Tatsuya do bệnh viện cung cấp, cảnh sát cuối cùng đã có thể phục kích, bắt gọn tên hung thủ giết người khi hắn đang có ý định leo lên phà chạy trốn đến đảo Okinawa.

Ngày 23/12 cùng năm, luật sư của Tatsuya cho biết hắn thật sự có liên quan đến cái chết của Lindsay nhưng không hề có âm mưu giết chết nạn nhân ngay từ đầu mà chỉ là một tai nạn ngoài ý muốn.

                                                              Hình ảnh về tên Tatsuya được ghi lại sau ghi hắn giết nạn nhân.

Trong phiên tòa xét xử, tên Tatsuya thừa nhận hắn chủ động làm quen Lindsay trên tàu điện ngầm 4 ngày trước khi nạn nhân chết. Khi biết Lindsay là một giáo viên dạy tiếng Anh, Tatsuya đã nài nỉ xin cô dạy cho hắn. Tên hung thủ sau đó theo Lindsay về tận nhà để xin một cốc nước. Thấy hắn có vẻ chân thành, Lindsay cũng mời hắn vào nhà đồng thời giới thiệu với hai người bạn khác đang ở cùng nhà.

Lúc này, Tatsuya lấy giấy bút vẽ một bức ký họa chân dung của Lindsay và tặng cho cô gái trẻ, ký tên kèm theo sốđiện thoại, email. Cuối cùng, Lindsay đã đồng ý hẹn gặp Tatsuya để bắt đầu dạy tiếng Anh cho hắn.

                                           Bức tranh định mệnh khiến Lindsay xiêu lòng, đồng ý dạy tiếng Anh cho Tatsuya.

Đến buổi hẹn, Lindsay và Tatsuya gặp nhau ở quán cà phê sau đó cùng bắt xe về nhà hắn cách đó không xa. Tại đây, tên Tatsuya đã cưỡng hiếp nạn nhân nhưng vì cô la hét chống cự quá lớn tiếng, hắn đã dùng tay bịt miệng cô lại, không ngờ lại khiến cho cô tử vong vì nghẹt thở.

Tháng 7 năm 2011, tòa án quận Chiba phán tên Tatsuya án tù chung thân vì hành vi cưỡng bức, giết người. Bố mẹ của nạn nhân vô cùng bức xúc trước bản án này, họ yêu cầu tên hung thủ phải trả giá bằng cái chết mới xứng đáng. Tuy vậy theo quan điểm của tòa án, tên Tatsuya chưa từng có tiền án tiền sự và ở độ tuổi 32, hắn vẫn có cơ hội để sửa sai, làm lại cuộc đời.

Gia đình nạn nhân bất bình khi bản án cho tên sát nhân quá nhẹ nhàng. Họ cầu mong hắn phải lĩnh án tử hình mới xứng đáng.

Trong cuốn tự truyện xuất bản năm 2011 mang tên Cho Đến Khi Tôi Bị Bắt, do chính tên Tatsuya chấp bút, hắn cho biết suốt thời gian chạy trốn cảnh sát truy nã, hắn đã sống trốn chui trốn nhủi đầu đường xó chợ, sử dụng tên giả để xin làm công việc thời vụ kiếm tiền sinh hoạt. Ban đầu hắn còn dùng kéo tự cắt môi thậm chí là dùng dao rọc giấy để cạo đi nốt ruồi trên mặt để thay đổi hình dạng.

                                                        Gương mặt của tên Tatsuya sau 2 năm đã có quá nhiều thay đổi.

Cùng với số tiền để dành sau nhiều tháng làm việc, hắn đã nhờ đến thẩm mỹ viện để chỉnh sửa gương mặt để tránh bị cảnh sát phát giác. Không ngờ cũng vì điều này mà tên Tatsuya đã để lại manh mối cho cảnh sát dẫn đến cuộc vây bắt hắn vào năm 2009.

                                    Cũng vì đi phẫu thuật thẩm mỹ mà tên Tatsuya đã để lại manh mối và sa lưới pháp luật.

Để bày tỏ sự ăn năn, Tatsuya còn đề nghị tặng hết số tiền bán sách cho gia đình Hawker xem như một phần bồi thường nhưng đã bị người nhà nạn nhân từ chối thẳng thừng.

Năm 2013, một bộ phim điện ảnh dựa trên hồi ký của Tatsuya có tên I Am Ichihashi: Journal Of A Murderer cũng được ra mắt khán giả.

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P13, 14, 15)

CHƯƠNG XIII. THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT ANH HÙNG VIỆT CỔ Trong tư duy buổi đầu của con người nguyên thuỷ chưa có sự phân biệt những hiện tượng vũ trụ....

Trong những giờ phút thân nhân hấp hối, người nhà cần làm gì?

- Dời người sắp mất sang phòng chính tẩm, đầu hướng về phía Đông. - Hỏi xem có dặn dò trối trăng gì không - Đặt thuỵ hiệu (tức tên...

Bảng đối chiếu tên đường phố Sài Gòn thời Pháp thuộc, VNCH và hiện tại

Sau năm 1975, khoảng gần 1/3 tên đường của Sài Gòn cũ đã được thay đổi… Stt Thời thuộc Pháp  Thời VNCH Hiện tại 1. Boulevard Bonard Lê Lợi Lê...

Thiền là gì?

Trở lại với đề tài Truyền thống sinh động của Thiền tập trong đạo Bụt, chúng ta hãy tự hỏi Thiền là gì? Thiền, nói cho đầy đủ là Thiền...

Đình làng Nam Bộ

Đình làng hay đình thần, là nơi thờ thần Thành hoàng, vị thần chủ tể trên cõi thiêng của thôn làng. Nhìn chung ở Nam Bộ (Việt Nam), sau khi...

Ngày Tết, thử bàn về một tấm tranh Tết

Những ai thích tranh Tết Việt Nam chắc đều biết hai tấm Đám cưới chuột và Trạng chuột vinh quy. Hai tấm tranh cùng mô tả một đám rước có đủ cả cờ...

Chúa Chổm có thực sự nợ đến ngập đầu?

Người Việt có câu “nợ như Chúa Chổm” để nói về ai đó mắc nợ quá nhiều, câu chuyện về Chúa Chổm cũng chỉ được truyền miệng trong dân gian,...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 11/25 – Một ngàn danh từ Phù Nam trong Việt ngữ miền Nam

Miền Nam có những danh từ, từ ngữ mà Trung Bắc không có, và xem lại thì đó là danh từ của Nam Dương. Hời hợt, có thể cho rằng...

Nghề luyện kim đúc đồng trong văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ thứ 8 – 7 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 1 – 2 sau Công Nguyên) là một nền văn...

Những căn cứ ngầm bí ẩn nhất hành tinh

Trên thế giới tồn tại những căn cứ ngầm bí mật ẩn sâu dưới lòng đất và được bảo vệ nghiêm ngặt. Hầu hết chúng ta không biết tới sự...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Xe lam, Xe của kỷ niệm

Khoảng những năm 1966-1967, chính phủ đã tiến hành một chương trình mang tên “Hữu sản hóa” nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những...

Exit mobile version