Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bí ẩn những giấc mơ tiên tri về cái chết của những người nổi tiếng

Tiên đoán được cái chết của bản thân, điều tưởng chừng như vô lý lại xảy ra với không ít người, trong đó có một số trường hợp nổi tiếng đã dự đoán được cái chết cho bản thân mình khi còn sống như tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, hoàng đế La Mã Caligula, …

Abraham Lincoln

Tổng thống Lincoln đã có giấc mơ tiên về cái chết của mình chỉ vài ngày trước khi ông bị ám sát vào tháng 4/1865. Trong giấc mơ ông đến East Room (Phòng phía Đông) ở Nhà Trắng và thấy một thi hài được những người lính canh giữ, mọi người xung quanh đều rất buồn bã. Tổng thống hỏi một người lính là ai là người nằm trong quan tài. Anh ta trả lời rằng tổng thống đã chết. Ông tiến lại gần chiếc quan tài và nhận ra người nằm trong đó chính là mình.

Giấc mơ về cái chết của Tổng thống Lincoln đã trở thành hiện thực sau đó 1 tuần. Tổng thống đã bị ám sát và quan tài của ông được đặt tại East Room, và được những lính canh bảo vệ, canh giữ.

Caligula

Caligula là hoàng đế thứ 3 của đế chế La Mã từ năm 37 – 41. Vị hoàng đế này nổi tiếng là tàn bạo khi giết hại vô số người vô tội. Ngoài ra hoàng đế còn có lối sống trụy lạc và được cho là có mối quan hệ loạn luân với chính những người chị em gái của mình.

Hoàng đế Caligula đã có giấc mơ được cho là điềm báo xấu về số phận của mình. Ông mơ thấy bản thân xuất hiện trên sao Mộc rồi được thần của các vị thần Hy Lạp đưa trở lại trái đất. Giấc mơ tiên tri đó của hoàng đế đã trở thành sự thật. Sau 3 năm 11 tháng trị vì đất nước Caligula đã bị ám sát bởi Casius Chaerea – người bị Caligula lăng mạ trước triều đình vì tính nhu nhược.

Carl Jung

Carl Jung là nhà phân tâm học nổi tiếng người Thụy Sĩ. Bên cạnh đó Calr Jung cũng được nhiều người trên thế giới biết tới như một nhà tiên tri với những giấc mơ tiên đoán tương lai chính xác đến giật mình.

Năm 1914, Carl Jung nằm mơ thấy toàn bộ đại dương chuyển sang màu đỏ của máu, có rất nhiều thi thể trôi nổi trong những cơn sóng vàng. Sau đó, ông thấy toàn bộ quốc gia bị đóng băng bởi một làn sóng lạnh. Tất cả mọi người đều bị chết.

Theo Carl Jung, đây là một điềm báo chiến tranh. Sau đó, ông còn có nhiều giấc mơ khác về các trận lũ lụt trải dài từ dải núi Alps đến biển bắc. Theo ông, đấy chính là các chiến trường khủng khiếp trong cuộc chiến tranh mà các binh lính sẽ phải trải qua.

Một thời gian ngắn sau đó, giấc mơ tiên tri của ông đã trở thành sự thật. Vào tháng 8/1914, chiến tranh thế giới 1 bùng nổ.

Giấc mơ cuối cùng của Carl Jung được cho là điềm báo về cái chính của mình. Trước khi chết ông đã nằm mơ thấy bản thân có thể giao tiếp với những người đi theo mình và nhìn thấy một tảng đá có khắc nội dung đã sống trọn vẹn.

Thuốc lá Sài Gòn xưa

Đầu thế kỷ 20, một số loại thuốc lá điếu từ nước ngoài nhập vào Sài Gòn phục vụ nhiều tầng lớp và những người lính…,lúc này nhu cầu sử...

Đài phun nước con cóc bên hồ Gươm

Trên đỉnh đài phun nước trăm tuổi này có tiểu sành đựng di hài cùa một người Pháp. Đây cũng là nơi ghi dấu kỷ niệm của vua hề Charlie...

Ngày Tết của người Nha Trang

Từ hồi ký của một người Âu châu đã từng sống ở Nha Trang đầu thế kỷ 20, chúng ta có thể hình dung được không khí vui Tết của...

Bia La De Trái Thơm – Sự thật và truyền thuyết

Đã từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm việc tại hãng BGI (Brasseries, Glacières d’Indochine), công ty chủ nhà...

Trường học của thầy tôi trong xóm nhỏ

Ở trong một xóm cuối làng, dân cư lơ thơ, nhà ở xen với những đám ruộng thổ, một nếp nhà tranh đôi khi ở trong rừng mía rậm, ấy...

Nghiên cứu về lễ tế giao

Tế tự không chỉ là nghi thức đối với Trời, mà còn là sự đối đãi với dân. Trong bối cảnh các nước châu Á, tế tự được coi là...

Những hình ảnh quý giá về Đà Nẵng năm 1970

Vào năm 1970, Đà Nẵng là một thành phố khá đơn sơ, dù đây là đô thị lớn thứ 2 ở miền Nam Việt Nam. Hình ảnh do Steve Ferendo,...

Vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940

Khám phá nét độc đáo của vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940 qua loạt ảnh do người Pháp thực hiện. Xe bán bánh của người Hoa trên đường...

Vế đối “Vũ vô kiềm toả năng lưu khách” và số phận những người ra vế đối lại

Hai câu đối sau đây: Vũ vô kiêm toả năng lưu khách Sắc bất ba đào dị nịch nhân là của một người làm hay của một người ra và...

4 cảnh giới khó đắc nhất trong đời

Đời người có vui cũng có buồn, có niềm hạnh phúc cũng có lắm nỗi bi ai. Vậy nên, có thể giữ vững kiên cường trong nội tâm, giữ được...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 13/25 – Yếu tố Mê-na-lê trong Việt ngữ

Khi Lạc bộ Trãi di cư đến V.N. thì họ chưa biết nông nghiệp, theo tiền sử học. Nhưng theo nhơn chứng là Lạc bộ Mã (nhóm Mường) di cư...

Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc

Gần một thế kỷ xâm lược Việt Nam, người Pháp từ chỗ còn lúng túng đã xây dựng được một nền giáo dục khá hoàn thiện. Năm 1858, Pháp nổ...

Exit mobile version