Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bí ẩn những vụ răng tự phát nổ trong miệng có thật trong lịch sử

Tưởng đùa nhưng việc những chiếc răng sâu tự nhiên phát nổ trong miệng dù không có bất kỳ tác động nào là có thật, và nó đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi nỗi thống khổ của việc đau răng.

Vào thế kỷ 19, WH Atkinson một bác sĩ nha khoa ở Mỹ đã chia sẻ trên tạp chí The Dental Cosmos về một số trường trường hợp bệnh nhân của ông có răng tự phát nổ.

Trường hợp đầu tiên là vào năm 1817, một giáo sĩ đến từ Springfield, Mỹ đã phải chịu những cơn đau kinh khủng từ răng nanh bên phải hoặc răng hàm trước. Khi đó, dịch vụ nha khoa chưa phát triển nên ông ta phải chịu những cơn đau răng khủng khiếp dù đã dùng mọi cách để giảm đau. Vào khoảng 9 giờ sáng ngày hôm sau, răng của ông ta đột nhiên phát nổ và sau đó ông không còn cảm thấy đau nữa.

Trường hợp tương tự như vậy xảy ra cách đó 13, bà Letitia D, người chỉ sống cách đó vài kilomet cũng bị đau răng trong thời gian dài. Nỗi đau chỉ chấm dứt khi chiếc răng phát nổ vỡ vụn.

Bệnh nhân cuối cùng là một người phụ nữ tên là Anna PA. Chiếc răng nanh trái của bà phát nổ từ trước ra sau vào năm 1855.

Theo Tạp chí Nha khoa của Anh, răng phát nổ là trường hợp kỳ lạ nhưng không hiếm gặp, các ca nổ răng với nhiều chi tiết tương tự nhau từng xảy ra.

Năm 1871, một cô gái trẻ đã bị nổ răng hàm khi đánh răng và phải tới gặp J Phelps Hibler, một bác sĩ nha khoa người Mỹ để chữa trị. Sau vụ nổ, cô còn bị điếc trong vài ngày.

Sau đó, 5-6 trường hợp nổ răng khác được ghi nhận trong thế kỷ 19 nhưng từ những năm 1920, không có vụ vỡ răng nào xảy ra.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thuyết giải thích hiện tượng răng nổ trong miệng người bệnh.

Năm 1860, Atkinson cho rằng, có thể chất calo được hình thành trong răng khiến áp lực lên tủy răng tăng và phát nổ. Giả thuyết này ngay lập tức bị bác bỏ. Atkinson còn đưa ra giả thuyết khác cho rằng sâu răng làm tăng lượng khí tích tụ trong răng khiến răng phát nổ.

Hugh Devlin, giáo sư về Phục hồi Nha khoa tại Đại học Nha khoa Manchester, Anh cho rằng hiện nay chúng ta vẫn chưa biết khí tích tụ trong răng có đủ làm răng phát nổ không vì răng có cấu trúc rất chắc chắn. Nhưng ông cho rằng, các nha sĩ thế kỷ 19 đã hiểu sai về sâu răng, họ cho rằng sâu răng đến từ bên trong nhưng thực tế chính chế độ ăn uống và lượng vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng mới là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Có lẽ, giả thuyết được nhiều người đồng ý nhất lý giải hiện tượng răng nổ trong miệng con người là do hóa chất dùng để hàn răng. Khi đó, người ta sử dụng chì, thiếc, bạc và các hợp kim khác để hàn răng.

Andrea Sella, giáo sư Hóa vô cơ tại Đại học London, Anh cho biết, nếu sử dụng hai kim loại khác nhau để hàn răng, chúng sẽ tạo ra một kiểu pin điện hóa. Và do các hỗn hợp kim loại trong miệng có thể tự phát điện nên toàn bộ miệng sẽ biến thành một bộ pin điện áp thấp. Nếu chiếc răng sâu bị hàn ẩu, không lấp kín sẽ làm tăng khả năng tích tụ khí hydro trong răng. Áp lực của khí hydro có thể làm nổ một chiếc răng yếu.

Rất tiếc giả thuyết này vẫn chưa thực sự thuyết phục bởi chưa có một ghi chép nào chỉ ra rằng những nạn nhân từng bị nổ răng đã từng hàn răng. Cho nên, bí ẩn của các vụ nổ răng vẫn chưa thể giải mã.

Những hình ảnh khó quên về lễ hội chùa Hương năm 1927

Bầu không khí nhộn nhịp ở bến Đục, cảnh đẹp như tranh thủy mặc trên suối Yến, nét trầm mặc của chùa Thiên Trù… là loạt ảnh hiếm có về...

Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn…

Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà...

Xôi ngộ – xôi trẻ

Ăn chơi hay ăn thiệt, ăn nhanh hoặc chậm, vò xôi đều tiện lợi.Và thật bất công khi những vụn thịt gà công nghiệp nhạt phèo, choàng chiếc áo hào...

Cây dừa ba ngọn ở Hà Tiên

Nếu là dân gốc Hà Tiên hay những người đã từng sống tại Hà Tiên vào những năm 1950 – 1970, ai cũng đều biết cây dừa ba ngọn ở...

Cái ôtô và bệnh sĩ của người Việt

Tôi không dám đánh đồng khẳng định, không dám “vơ đũa cả nắm”, nhưng phần đông người Việt ta trước nay vẫn hay mang cái tính sĩ diện trong người....

Chuyện ăn Tết của vua chúa Việt xưa

Qua những tư liệu lịch sử, Tết của vua chúa xưa thường không nặng về hưởng thụ vật chất mà luôn hướng tới lễ nghi và truyền thống văn hóa...

Cảnh sắc của đầm Ô Loan ở Phú Yên

Được thiên nhiên ban tặng cho một vẻ đẹp khoáng đạt, đầm Ô Loan gắn liền với truyền thuyết về nàng tiên tên Loan và chim Ô thước đã được...

Giải thích ý nghĩa câu “Chó cắn áo rách”

Chó cắn áo rách nghĩa là người nghèo khó (áo rách). Còn bị xui rủi (bị chó cắn) - tương tự như câu đã nghèo còn gặp cái eo vậy...

Giới thiệu về hát Xẩm

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, hát Xẩm luôn có vai trò và tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền âm nhạc Việt Nam nói riêng...

Gương vỡ lại lành – Phá kính trùng viên là gì

Thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, vị vua cuối cùng của nước Trần là Trần Hậu Chủ có một người em gái rất xinh đẹp là công chúa Lạc...

Những Chiếc Xe Mì Của Quá Khứ

Sài gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó không chỉ là nơi hội tụ của...

Nam Kỳ Lục Tỉnh: Đất Nước Và Con Người

Trong lúc luận bàn và tìm hiểu văn hóa và con người trong vùng đất mới, đôi lúc tôi có đế cập đến con người và văn hóa vùng đất...

Exit mobile version