Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hòn đảo xinh đẹp chỉ có phụ nữ và trẻ em sinh sống, đàn ông không dám bén mảng

Là một hòn đảo vô cùng xinh đẹp và trong lành nhưng vì lý do đặc biệt, nơi đây chỉ có phụ nữ và trẻ em sinh sống, không hề có bóng dáng của bất cứ người đàn ông nào.

Đào Koh Rong nằm cách thủ đô Phnom Penh của Campuchia khoảng hơn 30 km về phía nam, được biết đến như một “tây vương nữ quốc” khi chỉ có phụ nữ và trẻ em sinh sống, không có bóng dáng của bất cứ người đàn ông nào. Hòn đảo xinh đẹp rộng 7 ha này được coi là thiên đường của phụ nữ. Mặc dù không có đàn ông trưởng thành, những người phụ nữ trên đảo này vẫn sinh sống bình thường cùng con cái của họ. Nơi đây hiện có khoảng 40 phụ nữ và 107 trẻ em, tập trung sống thành một làng.

Hòn đảo Koh Rong xinh đẹp của Campuchia.

Nguồn gốc của hòn đảo dành riêng cho phụ nữ

Tất cả những người phụ nữ sống trên đảo Koh Rong đều là góa phụ, những người phụ nữ bị chồng bỏ rơi. Một số người trong đó từng là nạn nhân xâm hại tình dục, một số chồng qua đời, một số từng bị bắt cóc nhiều lần. Tựu chung lại, tất cả những người phụ nữ này đều có hoàn cảnh vô cùng khó khăn và nghèo khổ. Họ không có nơi ăn chốn ở tử tế, chỉ biết ăn xin và nhặt rác trên đường phố một cách bất lực.

Sau đó, một tổ chức phi chính phủ tại Phnom Penh đã đề xuất một kế hoạch để giúp đỡ những người phụ nữ này cùng con cái của họ, nhận được sự đồng ý của chính phủ. Kể từ đó, một nhóm phụ nữ cùng trẻ em lang thang cơ nhỡ đã di chuyển tới đảo Koh Rong để xây dựng cuộc sống mới, làm lại cuộc đời.

Những người phụ nữ trên đảo đều từng có quá khứ khó khăn.

Cuộc sống cô lập, không cần đàn ông

Nhờ sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước, những người phụ nữ tại đây có nhà cửa để sinh sống và phải sống cuộc sống tự lập, tự cung tự cấp. Theo thời gian, họ đã có khả năng tự sản xuấ và chi trả mọi thứ cho cuộc sống sinh hoạt của mình. Những người phụ nữ trên đảo Koh Rong có thể tự làm nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản, dệt may hay làm thủ công mỹ nghệ mà không hề có bàn tay giúp đỡ của người đàn ông.

Mặc dù hầu hết các công việc thể chất đều do phụ nữ tự tay làm hết nhưng đôi khi, với những việc vận chuyển hàng hóa nặng nhọc và vất vả, phụ nữ trên đảo có thể thuê những người đàn ông bên ngoài đảo tới giúp đỡ rồi tar tiền.

Một ngôi nhà trên đảo.

Trên đảo Koh Rong, hầu như không có bất cứ thiết bị hiện đại nào như TV, điện thoại… Người dân nơi đây cập nhật thông tin về thế giới bên ngoài thông qua đài radio. Trẻ em tại đây lớn lên một cách tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên và hoàn toàn ngây thơ, trong sáng.

Không chỉ sản xuất vật phẩm phục vụ cho cuộc sống của người dân trên đảo, phụ nữ nơi đây còn trao đổi và buôn bán cho những vùng khác của Campuchia, thậm chí là xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài để có thêm thu nhập. Họ mở hẳn một xưởng sản xuất quần áo có quy mô. Những sản phẩm quần áo này được bày bán tại nhiều khu chợ lớn ở Campuchia.

Tại sao đàn ông không dám đến đảo?

Koh Rong là một hòn đảo rất xinh đẹp và đang ngày một phát triển du lịch. Rất nhiều du khách nước ngoài tới đây mỗi năm để tận hưởng cuộc sống bình dị, không khí trong lành của biển cả, thế nhưng gần như không có bất cứ người đàn ông Campuchia nào đặt chân lên đảo. Chính vì vậy, nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao?

Thực chất, tất cả những người phụ nữ sống trên đảo Koh Rong đều là nạn nhân, từng bị đàn ông làm tổn thương và đẩy đến con đường cùng cực. Do đó, khi đã tới đây và làm lại cuộc đời, hầu hết họ đều mang tâm lý không cần tìm một người đàn ông làm bạn đồng hành trong đời nữa.

Trẻ em trên đảo Koh Rong vô cùng hồn nhiên và trong sáng.

Mặt khác, những người đàn ông Campuchia cũng cảm thấy có lỗi khi đặt chân lên đảo Koh Rong. Dù không phải người trực tiếp gây ra những hoàn cảnh đáng thương cho phụ nữ nơi đây, đàn ông cũng sẽ không tránh khỏi cảm giác áy náy và xấu hổ. Vì vậy, họ chọn cách không đặt chân lên đảo.

Những người phụ nữ sống trên đảo Koh Rong khẳng định rằng họ không hề cấm đàn ông đặt chân đến đảo, chỉ là cảm thấy cuộc sống không có đàn ông vẫn sẽ tốt đẹp. Tại đây, họ có một cuộc sống lành mạnh, yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau, cùng chia sẻ hoàn cảnh và tạo nên những tình bạn tốt, cùng nhau chăm sóc những đứa con khôn lớn và trưởng thành, dần quên đi nỗi đau quá khứ để tập trung vào tương lai.

Việt Nam 1931 trong bộ ảnh L’Indochine

Thiếu nữ Huế, tiệm tạp hóa của người Hoa ở Chợ Lớn… là những bức ảnh khó quên về Việt Nam năm 1931 được in trong sách ảnh “L’Indochine” của...

Lăng Ông Bà Chiểu trong tâm linh người Hoa

Ngày Tết, ngày Xuân, Lăng Ông Bà Chiểu rất đông người viếng. Có người Nam Kỳ, Bắc Kỳ và cả người Tàu (bà xẩm) đi viếng, cúng tế thành tâm...

Tại sao có tục kiêng không để cha mẹ đưa tang con?

Tử biệt sinh ly, ai không thương xót, nhưng theo quy luật tự nhiên, cha mẹ già yếu từ trần, con báo hiếu cha, mẹ, đưa tang bố mẹ là...

Đường Lê Văn Duyệt – Sau 45 năm “Châu về hợp phố”

Con đường này hình thành từ bao giờ? Lần đầu tiên con đường được vinh dự mang tên “Lê Văn Duyệt” vào năm nào? Tại sao năm 1975 con đường...

Giải mã điềm báo Ù tai trái, Ù tai phải theo giờ

Cơ thể con người có khả năng phát sinh ra những dự báo về tương lai thông qua thần khí, tướng mạo bên ngoài. Trong số đó, ù tai là...

Tìm hiểu nguồn gốc chữ “Hỷ” trong hôn lễ

Chữ "Hỷ" được sử dụng vô cùng rộng rãi trong hôn lễ của người Việt Nam, cũng như người Trung Quốc. Từ ngàn năm trước, việc dán chữ "Hỷ" trong...

Ngâm đủ thứ rượu – Trào lưu mù quáng và bệnh hoạn

Các gia đình Việt thường có thói quen dùng rượu ngâm với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể. Do kiến thức hạn...

Âm nhạc tới từ đâu? – Nguồn gốc thực sự của âm nhạc

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục cuộc tranh luận kéo dài hàng trăm năm về nguồn gốc thực sự của âm nhạc. Dù đang ở bất cứ đâu,...

Louis Pasteur và niềm tin vào Đấng Sáng Thế

Nhà khoa học nào đóng góp nhiều nhất vào việc cứu sống hàng triệu con người? Ai được ca ngợi là nhà sinh học vĩ đại nhất của mọi thời...

Đời ca hát của bà Năm Sa Đéc

Từ cuối năm 1965, Đài Truyền Hình Số 9 được mở ra tạo đất dụng võ cho giới điện ảnh – kịch nghệ. Trong số những diễn viên xuất hiện...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Chuyện xưa – Dân sợ cai trị hà khắc còn hơn sợ hổ dữ

Cổ nhân có câu: “Đắc dân tâm giả đắc thiên hạ”, người được lòng dân thì được cả thiên hạ hay “muốn yên được thiên hạ thì phải có được...

Exit mobile version