Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những con số ám ảnh khắp thế giới

Ngoài những con số 13, 666 mà nhiều người biết tượng trưng cho xui xẻo, chết chóc, ma quỷ thì còn 7 con số khác cũng gây ám ảnh đáng sợ khắp thế giới.

1. 39 là con số đáng sợ ở Afghanistan


Số 39 – Con số ám ảnh người dân Afghanistan

Người dân Afghanistan rất sợ sự hiện diện của số 39 nên số phòng khách sạn, hay số điện thoại di động và điện thoại nhà, thậm chí cả địa chỉ nhà riêng đều không có số 39.

Nếu một người dân của thủ đô Kabul, không may trong số điện thoại có số 39, một là họ đổi số điện thoại, hai là khi gọi cho người khác phải dùng chức năng ẩn số, nếu không sẽ chẳng có ai dám bắt máy khi họ gọi. Còn nếu biển số xe của họ có số 39, họ sẽ tìm cách sửa số 39 thành 38.

Thậm chí, những người 39 tuổi, không bao giờ nói tuổi thật của mình. Khi có ai hỏi bao nhiêu tuổi, họ sẽ trả lời “tôi gần 40“, “tôi qua 38 tuổi”…

2. Ở Bungari, 0888888888 là số điện thoại của cái chết


Ở Bungari, 0888888888 được coi là chiếc sim tử thần

Chủ nhân đầu tiên của số điện thoại này là ông Vladimir Grashnov, cựu giám đốc điều hành Mobitel, nơi phát hành số 0888 888 888. Ông Grashnov đã qua đời vì căn bệnh ung thư hồi năm 2001 ở tuổi 48, nhưng có tin đồn rằng ông bị đối thủ đầu độc bằng chất phóng xạ.

Người thứ hai sở hữu số điện thoại 0888 888 888 là Konstantin Dimitrov, một trùm ma túy người Bulgaria với giá trị hợp đồng viễn thông không được tiết lộ. Năm 2003 Dimitrov bị ám sát ở tuổi 31, trong lúc đi ăn tại một nhà hàng ở Amsterdam (Hà Lan). Các băng nhóm mafia Nga được cho là đã đứng sau vụ ám sát.

Người chủ thứ ba của số điện thoại chết người này là doanh nhân Konstantin Dishliev, một nhà quản lý bất động sản cũng dính líu tới các hoạt động buôn bán ma tuý. Năm 2005, Dishliev bị bắn chết khi đang đứng gần một nhà hàng chuyên món Ấn Độ ở thủ đô Sofia (Bulgaria).

Đã 6 năm đã trôi qua kể từ ngày nhà mạng Mobitel chấm dứt hoạt động của số điện thoại 0888888888, vẫn chưa có ai trở thành chủ nhân mới của “chiếc SIM tử thần”.

3. Số 11


Số 11 trở thành con số đáng sợ nhất của người Mĩ.

Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới đứng gần nhau giống như số 11 khổng lồ. Chiếc máy bay được điều khiển bởi những kẻ khủng bố đâm vào tòa tháp đôi vào ngày 11 tháng 9. Chưa hết, 11 tháng 9 – là ngày thứ 254 của năm và nếu cộng các số 2, 5 và 4, kết quả cũng là 11. Chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp, là chuyến bay số 11. Trong đó số lượng phi hành đoàn là 11 và 92 khách (9 + 2 = 11). Thậm chí, NEW YORK CITY có 11 chữ cái, AFGHANISTAN có 11 chữ cái, RAMSIN YUSEB (khủng bố đe dọa phá hủy tòa Tháp Đôi năm 1993) có 11 chữ cái, GEORGE W. BUSH có 11 chữ cái.

4. Số 17 đáng sợ với người Ý


17 – con số không may mắn đối với người Ý

Với người Ý số 17 là không may mắn. Theo họ, đó tượng trưng cho cái chết, khi viết dưới dạng số La Mã là XVII. Nó cũng có thể biến đổi thành VIXI, trong tiếng Latinh nó được dịch là “Tôi đã sống“, ở thì hiện tại nó lại ám chỉ “Cuộc đời tôi đã kết thúc“.

Vì thế trên máy bay ở ý không bao giờ có số 17. Số 17 thường được khắc nổi trên những ngôi mộ của người La Mã cổ đại. Ngoài ra, số 17 được coi là không may mắn bởi vì đó vào ngày 17 – ngày đầu của trận lụt (đây là một trong những sự kiện hiếm hoi trong Kinh Thánh mà được ghi chính xác ngày).

5. Số 250 của người Trung Quốc


Bạn nên cẩn thận khi mới học tiếng Trung

Đối với Trung Quốc, số 250 là thể hiện sự xúc phạm. Thực tế là trong ngôn ngữ của Trung Quốc, 250 được phát âm là “Èr bǎi wǔ” (đọc là o pái ủ) nghĩa là 250 nếu dịch nghĩa đen. Tuy nhiên, đây lại là một câu chửi bằng tiếng Trung, nghĩa là “thằng ngu“, “vô dụng” hoặc “vô tích sự“. Đây cũng là lý do khi mới học về số Tiếng Trung, bạn sẽ được nhắc sử dụng từ “Èr” cho đúng, có lúc dùng “Èr” nhưng lại có lúc dùng “Liang”.

6. Số 26 không may mắn của người Ấn Độ


Rất nhiều thảm họa ở Ấn Độ xảy ra vào ngày 26

26 là con số không may mắn, thậm chí là chết người ở Ấn Độ. Các trận động đất tàn phá Gujarat, gây ra cái chết của 20.000 người diễn ra vào ngày 26.1. 2001. Ngày 26.12. 2004 một trận sóng thần khủng khiếp đã giết chết gần 230.000 người. Vào ngày 26.5.2007 một quả bom phát nổ ở phía đông bắc của Ấn Độ khiến nhiều người chết và bị thương.

Ngày 26.7.2008 một quả bom phát nổ ở Ahmedabad cũng khiến rất nhiều người chết và bị thương. Cuối cùng, chính xác vào ngày 26.11.2008, ở Ấn Độ xảy một loạt các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu.

Với việc cộng hai số: 2 và 6 thành 8. Trong số học “Tám” tượng trưng cho sự tàn phá, khó khăn, thất bại.

7. Số 7 đáng sợ trong các tai nạn máy bay năm 2014


Các vụ tai nạn máy bay trong năm 2014 đều liên quan tới số 7

Ngày 24/7, chuyến bay mang số hiệu AH5017 đang bay từ Ouagadougou (Burkina Faso) đến Algiers (Algerie) chở 116 người đã đâm xuống đất ở Niger hoặc Mali. Vụ việc đang được xác minh điều tra.

Ngày 23/7, chiếc máy bay ATR72 mang số hiệu GE222 của Đài Loan phải hạ cánh khẩn cấp tại vùng đang chịu ảnh hưởng của cơn bão Matmo thì rơi từ độ cao khoảng 28 m xuống một tòa nhà khiến 48 người thiệt mạng.

Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines trên hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đi Kuala Lumpur bị cho là trúng tên lửa, đã rơi ở miền đông Ukraine khiến 298 người thiệt mạng. MH17 của Malaysia bay chuyến đầu tiên vào ngày 17/7/1997 và tử nạn vào ngày 17/7/2014, sau đúng 17 năm.

Trước đó, chuyến bay MH370 (cũng là một chiếc Boeing 777) của Malaysia Airlines chở 239 người mất tích khỏi màn hình radar hôm 8/3, khi đang trên biển Đông. Chiến dịch tìm kiếm lớn nhất lịch sử hàng không diễn ra gần nửa năm qua chưa tìm được lời giải cho sự mất tích bí ẩn của chiếc máy bay này.

Thế nào là “Xui nguyên giục bị” ?

“Xui nguyên giục bị” có nghĩa là để chỉ hành vi xúi bẩy người này, kích động người kia, làm cho hai bên vốn đã mâu thuẫn lại càng mâu...

10 địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới Việt Nam

Với đường bờ biển dài, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những thành phố phát triển năng động, nền văn hóa đa dạng và những món ăn hấp dẫn... Việt...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 20/25 – Từ vựng bỏ túi

Vào đầu thế kỷ 17, ta di cư vào Nam thì ta học thêm danh từ của bảy dân tộc sau đây: Cao Miên, Nam Dương, Phù Nam, lưu vong...

Người thành thật thời xưa được tôn kính như thế nào?

Trong xã hội cạnh tranh hiện đại ngày nay, rất nhiều người cho rằng, càng giỏi mưu tính, càng chiếm được lợi nhiều thì càng tốt, còn người thật thà...

Ký Ức Về Truyền Hình Ngày Trước

Trong những phương tiện giải trí, tôi nhớ nhất là chiếc TV hiệu Sharp 14 inch trắng đen mà ba tôi mua hồi trước Tết Mậu Thân để anh em...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (1/7) – Phần mở đầu

Theo yêu cầu của chính quyền sở tại, Viện Pasteur Sài Gòn từ năm 1914 đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm này để đưa ra một định nghĩa khoa...

Đời sống của người An Nam đầu thế kỷ 20 qua một bộ tranh thú vị

Mặc dù là một album nhỏ chỉ với 10 bức tranh nhưng với cách tiếp cận thú vị bằng hình ảnh, bộ sưu tập đã góp phần làm phong phú,...

Bao la và yên ắng của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 – Phần 1

Xe khách chạy bằng củi, làm pháo từ sách cũ, sửa xe đạp trên đường tàu… là những hình lạ về Đà Nẵng năm 1991 – 1992 của nhiếp ảnh...

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên...

Sài Gòn – Nửa đêm ngoài phố

Buồn vào hồn không tên Thức giấc nửa đêm Nhớ chuyện xưa vào đời… Đó là ca từ một bài hát khá phổ biến vào những năm đầu thập niên...

Nhắc lại cuộc đời cố tổng thống VNCH Trần Văn Hương

“Tôi xin hứa với anh em trong quân đội là ngày nào anh em còn chiến đấu, tôi luôn luôn đứng bên cạnh anh em và ngày nào, chẳng may,...

Tại sao có Tết Hàn Thực?

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông...

Exit mobile version