Mỗi quốc gia có luật pháp, truyền thống, quy tắc riêng, đôi khi chúng gây sốc cho người dân của các nền văn hóa khác.
Phụ nữ ở Ấn Độ kết hôn với cây
Phong tục kỳ lạ này xuất phát từ việc nhiều người tin rằng những phụ nữ được sinh ra dưới chòm sao Hỏa có thể không có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, thậm chí có thể làm xấu đi sức khỏe của chồng. Đó là lý do tại sao những người phụ nữ này phải kết hôn với cây trước khi lấy chồng để lời nguyền của sao Hỏa sẽ truyền lại cho cây. Sau buổi lễ, cây bị chặt, đốt và người phụ nữ sau đó được phép kết hôn với một người đàn ông.
Người Sundan ở Indonesia sử dụng lá chuối thay đĩa
Một số vùng của Indonesia một lá chuối được sử dụng như một đĩa to cho nhiều người cùng một lúc. Việc nhiều người sử dụng chung đĩa bằng lá này được gọi là botram, có nghĩa đen là ăn cùng nhau.
Những người từ các vị trí xã hội hoàn toàn khác nhau có thể ăn trên cùng một chiếc lá: tài xế taxi, thống đốc, người thất nghiệp, giáo viên, thị trưởng thành phố… Người ta tin rằng botram hợp nhất tất cả mọi người bất kể nguồn gốc của họ. Dao, nĩa cũng không được sử dụng trong bữa ăn này, thức ăn được bốc bằng tay.
Giáo phái của các bé gái tại Nepal
Người dân ở Nepal tin rằng nữ thần Ấn Độ Taleju hiện thân trong những bé gái. Quá trình tìm kiếm Kumari (nữ thần sống) được thực hiện bởi các nhà chiêm tinh và tu sĩ, họ tìm kiếm Kumari thuộc các đẳng cấp Shakya trong cộng đồng Newari.
Có một số Kumari trong nước, nhưng người nổi tiếng nhất là Hoàng gia Kumari sống ở Kathmandu. Quá trình tuyển chọn bao gồm một số nghi thức nghiêm ngặt, sau đó người được chọn định cư trong cung điện nơi cô bé tiếp khách và tặng những món quà cho người dân với hy vọng rằng, nữ thần sống sẽ gửi cho họ phước lành, sức khỏe, cũng như giải pháp cho mọi vấn đề của họ.
Người dân Israel xây nhà tạm để sống trong lễ kỷ niệm Sukkot
Người Indonesia có phong tục xây dựng nơi trú ẩn tạm thời được gọi là sukkahs trong sân hoặc trên ban công. Chúng được xây dựng để tưởng nhớ những cuộc lang thang của người Do Thái ở sa mạc Sinai trước khi lễ kỷ niệm Sukkot bắt đầu. Nó được coi là một nghĩa vụ thiêng liêng. Người ta dành nhiều thời gian nhất có thể để ở trong sukkah suốt tuần lễ kỷ niệm, ăn uống, nghỉ ngơi và cầu nguyện ở đó.
Trẻ sơ sinh ở Hàn Quốc được coi là 1 tuổi ngay từ khi mới ra đời
Trẻ em ở Hàn Quốc và ở một số quốc gia khác đã được coi là 1 tuổi khi vừa mới sinh ra. Ngoài ra, người dân các quốc gia này cũng tính tuổi mới vào ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán chứ không phải vào sinh nhật (mặc dù họ vẫn tổ chức sinh nhật).
Vì vậy, nếu một đứa trẻ được sinh ra vào ngày 29/12 theo âm lịch, điều đó có nghĩa là nó sẽ tròn 2 tuổi vào ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán, mặc dù trên thực tế bé mới chỉ vài ngày tuổi.
Tàu điện ngầm đi thông qua tòa nhà ở Trung Quốc
Có một giải pháp kiến trúc cực kỳ lạ mà bạn có thể thấy ở thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc – nhà ga xe lửa monorail Liziba nằm bên trong một tòa nhà dân cư. Các đoàn tàu đi qua nó trên tầng 6 và điều này đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau cho người dân, từ ngưỡng mộ đến phẫn nộ.
Cả một gia đình có thể ngồi vừa trên một chiếc xe máy ở Pakistan
Tình trạng này không đảm bảo an toàn và cũng không thoải mái, nhưng có thể thấy khá thường xuyên ở Pakistan và nhiều quốc gia khác. Những bức ảnh này thường xuất hiện trên internet, chúng khiến nhiều người buồn cười nhưng cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ. Đôi khi nghèo đói không cho người ta có nhiều sự lựa chọn ngoài làm những điều kỳ lạ và thường nguy hiểm.
Người Ai Cập có một khái niệm hoàn toàn khác về quy tắc giao thông
Bạn có thể lái xe theo bất kỳ cách nào bạn muốn ở Ai Cập và điều đó không khiến giấy phép lái xe của bạn bị thu hồi. Tất nhiên, kiểu lái xe này là nguyên nhân chính tạo ra ùn tắc giao thông, tình huống khẩn cấp và nhiều nguy hiểm khác cho người đi xe đạp hoặc đi bộ. Các quy tắc giao thông ở Ai Cập cũng giống như các nước khác trên thế giới, nhưng thực tế là cảnh sát ở đó không quan tâm đến những vi phạm này.
Ném cam ở Ý
Hằng năm, vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3, lễ hội ném cam truyền thống lại được tổ chức ở Ý. Mọi người ném cam vào nhau như những quả bóng tuyết và theo một số nhà sử học, trận chiến này là biểu tượng của một cuộc nổi dậy trong lịch sử.
Các nữ đô vật ở Bolivia
Ý tưởng tuyển dụng một số phụ nữ Bolivia tham gia các cuộc thi đấu vật thuộc về Juan Mamani, người quản lý một đội đấu vật, khi doanh thu của các trận đấu vật bị giảm mạnh vào năm 2001. Ông đã nảy ra một ý tưởng và đã đăng một quảng cáo trên tờ báo địa phương về việc tuyển các nữ đô vật và thật ngạc nhiên, dường như có nhiều người đẹp sẵn sàng kiếm tiền bằng những nắm đấm.
Không giống như các đô vật nam chiến đấu trong trang phục thoải mái, thể thao, những người phụ nữ này phải chiến đấu trong trang phục dân tộc của họ với váy áo rực rỡ cùng giày và mũ Bowler. Ngoài ra, không có vận động viên chuyên nghiệp trong số các nữ đô vật, họ thường phải kết hợp chiến đấu trên võ đài với việc chăm sóc nhà cửa và các trách nhiệm khác.