Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tuổi thơ tôi

Tuổi thơ tôi là ống phóc, nõ giun
Trưa vang xóm, tóc vàng hoe khét nắng
Là đánh đùng hai bên giàn trận
Còn nửa chiếc quần gửi lại với cành tre.

Tuổi thơ tôi là những buổi trưa hè
Con diều giấy xé mất vài quyển vở
Là ra ngõ dứng trông mẹ đi chợ
Bụng vắt veo ước chiếc bánh đa vừng.

Tuổi thơ tôi hằn roi mót sau lưng
Không bụi cây xóm làng nào mà không biết
Là những trận đấu bóng với xóm trên oanh liệt
(Bóng bện thôi và dép đứt làm khung thành).

Tuổi thơ tôi là chim sáo, chim manh…
Lo chăm bẵm mơ một ngày tập nói
Là bữa tiệc chuột đồng còn thơm mùi khói
Mặc kệ lũ trâu nghếch mõm đứng nhìn.

Tuổi thơ tôi ngồ ngộ những cái tên
Hân cục, Kiên lù, Triều him, Hòa điệng…
Toàn lũ nít ranh mà cứ mơ ngày nổi tiếng
Làm giám đốc công ty, hay lên sao Hỏa, Mặt Trăng.\

Cho tôi xin một vé về tuổi thơ

Tuổi thơ tôi – thời chọi gụ, đánh khăng
Là bứt cỏ gà thi nhau sát phạt
Là “Cô Tấm ở hiền, thằng Lý Thông ở ác”
Cổ tích sinh ra từ miệng móm mém nhai trầu.

Tuổi thơ tôi – ôi cái tuổi trẻ trâu
Cởi trần tắm mưa, tập vùng ao, đập
Là ngó sen, búp sông… đưa đi học
Đổi chác nhau vụng trộm dưới hộc bàn.

Xa lắc rồi miên viễn bóng thời gian
Ta quá ngọ, người xứ Người ở trọ
Vơ vẩn ước đời như con gọng vó
Mỗi hoàng hôn ngồi kéo tuổi thơ mình

(Cho mình và ước cho con trong thời công nghệ)

Mấy lần thất thủ Kinh Đô

Tròn hai hoa giáp xoay vòng, 120 năm chẵn, một trăm hai mươi năm không phải chỉ một lần mất Huế. Mỗi lần như thế, đều lưu lại một dấu...

Thiên Thần – Địa Thần – Thủy Thần và hệ thống thần linh các vùng miền

Ngày nay, các nghi lễ trong hệ thống thờ Mẫu Tam phủ đã hội họp cả nghi lễ trong hệ thống Tam phủ thờ ba vị nam thần: Thiên Thần...

Sài Gòn xưa và mốt thời trang vượt thời gian

Hai trang phục xưa cũ và giản dị nhất là chiếc áo bà ba truyền thống và áo dài chiết eo trứ danh. Áo bà ba xuất hiện không nhiều...

Phân biệt tục ngữ, thành ngữ và ca dao

Tục ngữ, thành ngữ, ca dao… là những yếu tố rất quan trọng của nền văn học dân gian Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác...

Ngày xưa nước mía ép tay

Nước mía là thứ nước giải khát ngon, bổ rẻ và được ép nguyên chất từ mía tươi. Ngày xưa mấy xe nước mía thường dùng tay để ép mía,...

Cái váy cai quần của các bà

Thuở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, được học bài Hai bà Trưng: Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên ... Hồng...

Tản mạn về bánh Màn Thầu

Chuyện kể rằng vào thời Xuân Thu, cổ nhân đã bắt đầu chưng hấp bột mỳ sau khi lên men mà ăn. Tới thời nhà Hán, thức ăn chế biến...

Chùm ảnh: Khác biệt “nhìn tận mắt” về đám cưới xưa và nay

Nhìn lại có thể bạn sẽ giật mình vì sự khác biệt rất đỗi rõ nét ở đám cưới xưa và nay… “Thiệp hồng” Giai đoạn 1960 – 1970, người...

Người Bách Việt và cuộc tìm kiếm nguồn gốc loài người

Các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới đang cùng góp sức hoàn thành kế hoạch lớn lao tìm nguồn gốc của nhân loại, hy vọng thông qua...

Nhớ đèn “ết đa” (măng-xông) thời đã xa

Quê tôi xưa chỉ thắp đèn dầu, bây giờ nhà nhà sáng điện. Điện khí hóa đưa ánh sáng đèn điện về quê, ánh sáng văn minh từ thuở cha...

Mình ên nghĩa là gì?

Ca dao có câu: “Cút cụt đuôi ai nuôi mày lớn Dạ thưa bà, con lớn mình ên” Nguồn: https://ca-dao.com Theo “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của tác giả Huỳnh...

Ma cô, mụ giầu là đầu… tệ nạn

Nhiều người cho rằng tiếng Việt dễ nói, dễ học, dễ viết. Có đúng như vậy không? Khó trả lời. So với nhiều tiếng khác thì văn phạm tiếng Việt...

Exit mobile version