Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Càng già càng nhớ Mẹ

Mẹ ơi! Khi viết những dòng chữ hư ảo này gửi vào thinh không, con đã tám mươi tuổi rồi và xa mẹ đã ba mươi năm hơn. Ba mươi năm mất mẹ, dù đã lớn, con vẫn là một kẻ mồ côi.

Mồ côi tội lắm ai ơi
Đói cơm khát nước ai người chăm lo!

Cho dù không đói cơm khát nước, nhưng con thèm xiết bao được nghe hai tiếng con ơi từ miệng mẹ gọi.

Con ơi, ăn miếng bánh mẹ mới mua nè!
Con ơi, mặc thử cái áo mẹ mới may nè!
Con ơi!
Con ơi!

Ba mươi năm rồi, con chỉ nghe cha ơi, ông ơi, chứ không còn nghe con ơi nữa, buồn biết mấy!

Chẳng những thèm được nghe mẹ gọi mà con còn thèm được mẹ hôn, cho dù lúc nhỏ con thường tìm cách tránh né vì răng mẹ đen, miệng mẹ đỏ vì ăn trầu.

Cũng cái miệng ấy mẹ đã nhai và mớm cơm cho con, miếng cơm đầu đời dù có màu hồng vẫn cay cay và bị chê là mất vệ sinh, giờ con nhận ra rằng đó là mùi vị ngọt bùi và cay đắng của cuộc đời, mẹ đã tập cho con nếm trước để mai sau bước vào đời không bất ngờ và tuyệt vọng.

Đến tuổi đi học, mẹ  vào giường lay con dậy, rửa mặt, thay áo mới dẫn con đi tới trường. Nhà mình nghèo, cả mẹ và con đều đi chân không, mẹ thường nhấc bổng con lên qua những chỗ đầy bùn và phân trâu bò trên đường làng. Khi tới lớp chân con vẫn trắng trẻo sạch sẽ, chân mẹ thì bùn đất lấm lem, đến nỗi mẹ xấu hổ không dám nhìn thẳng vào mặt thầy giáo.

Khi con cảm sốt, mẹ ra vườn hái đủ thứ lá nấu nước xông, sợ rằng con có thể ngã mẹ đã ngồi ôm con vào lòng cùng xông cho đến khi mình mẩy con và mẹ ướt dầm. Rồi cháo hành cho mau hạ sốt, rồi mật ong và cháo nếp cho mau lại sức… và nhiều thứ khác nữa, ngay cả khi con đã lớn sồ sinh con đẻ cháu cho mẹ.

Mẹ là như vậy, là miếng cơm nhai cho con dễ nuốt, là chiếc chiếu khô cho con nằm ấm áp, là chỗ đất sạch cho con đặt chân lên, là nồi lá xông thơm lừng cho con khỏi bệnh, là chén mật ong vàng óng cho con tẩm bổ.

Me giản dị như thế, quê mùa như thế, nhưng mẹ là mẹ của con.

Mẹ rất tầm thường nhưng với con thì Mẹ thật phi thường.

Vậy nên. Mẹ ơi, càng già con càng thương mẹ và nhớ mẹ xiết bao!

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 5)

Phần 5: Hóc Môn, Bà Điểm Với 18 Thôn Vườn Trầu Địa danh Hóc Môn, cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến giải nghĩa khác nhau.Theo cách hiểu thông thường, người...

Đồng dao và trò chơi trẻ con

Đồng dao, đồng diêu : câu hát chơi, con nít hay hát.  Đó là định nghĩa đơn giản nhất của Huình Tịnh Paulus Của, trong đại Nam Quấc Âm Tự...

Công dụng của “Mũi heo” trên balo mà ít người biết đến

Không ít người sẽ ngã ngửa khi biết tiện ích của mẩu vải nhỏ bé tưởng thừa thãi đáng "vứt đi" này. Ai trong chúng ta cũng từng sở hữu...

Nhảy lên khi thang máy rơi liệu có sống sót?

Theo thống kê, tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu, với tỉ lệ xảy ra tai nạn khi đi thang máy chỉ ở mức 0,00000015%. Nhưng chẳng may,...

Những hình ảnh quý giá về tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho

Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương ngày nay chỉ còn tồn tại trong ký ức… Đường sắt Sài Gòn – Mỹ...

“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”?

“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” là một câu nói vô cùng quen thuộc, mà đôi khi chúng ta thậm chí đã quên mất xuất xứ của nó....

Văn Hóa Ngọng

Lời giới thiệu: Ngôn ngữ là một món quà quý báu mà thượng đế đã ban cho con người. Ngôn ngữ với một số ràng buộc khá phức tạp về...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Chuyện 1 cô lưu lạc

Chuyện một cô lưu lạc (nhan nầy do bà V.A. chọn như vậy). Nếu tôi cứ ăn ở theo sách, cứ lấy chồng trong làng, cứ an phận tuỳ duyên,...

Âm gian cai quản nhân gian, làm việc gì cũng nên thận trọng

Mọi việc chúng ta làm đều có trời đất chứng giám. Cho dù bạn không thấy được hậu quả của những việc mình làm, thì vẫn có Thần đang giám...

Đòn bánh tét của má

Ngày trước má thường nói, giá mà ba còn sống để gói lấy chiếc bánh tét đầy đặn mà đặt trên bàn thờ ông bà ba ngày tết. Thế nhưng...

Tết Nguyên Đán Việt Nam, Ý Nghĩa Và Phong Tục

Hầu hết các Quốc gia trên Thế giới đều có tục lệ tổ chức lễ lạt trọng thể, hội hè tưng bừng và tiệc tùng linh đình vào ngày Mồng...

Cuộc sống ở nước Nga năm 1992 qua ảnh của Martin Parr

Sự xuất hiện của các siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh, hàng hóa phương Tây… là thay đổi dễ nhận ra ở nước Nga năm 1992, khi Liên Xô...

Exit mobile version