Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hà Nội và những gánh hoa rong

– Cô ơi, hoa cúc bao nhiêu một bó ạ?

– Hai mươi lăm nghìn con ơi!

– Vậy cô gói cho con một bó nhé!

Cô bán hàng nhẹ nhàng lấy cho tôi một gói hoa. Trên chiếc xe đạp cũ đã tróc gần hết lớp sơn kia, bao nhiêu loài hoa vẫn tươi tắn trong cái nắng vàng như rót mật. Có cúc họa mi nhỏ nhắn tinh khôi, có cúc bi vàng tươi, có hoa bách nhật, và thạch thảo yêu kiều quyến rũ. Người đàn bà bán hoa trông trạc tuổi mẹ tôi, nhưng có lẽ vì thấm đẫm nắng gió của cuộc mưu sinh mà tóc đã điểm ít nhiều sợi bạc. Những nét chân chim vương trên đôi mắt và cả những chấm tàn nhang cũng vô tình khiến mắt người đàn bà buồn hơn. Chiếc xe đạp đã cũ ấy cùng trải qua bao nhọc nhằn, nắng cũng như mưa, ngày nào cũng kiên trì chở cả hoa và người rong ruổi khắp những nẻo đường Hà Nội.

Thật ra, mùa nào cũng vậy, cứ đến Hà Nội, bao giờ tôi cũng bắt gặp những gánh hoa rong. Thủ đô bây giờ có lẽ không còn đậm nét cổ kính. Nhưng bằng cách nào đó, những gánh hàng rong luôn nhắc nhớ người yêu Hà Nội về những ký ức đã qua. Hàng rong ở Hà Nội nhiều lắm. Thu sang có cốm xanh, đông về có chén tàu hủ nóng. Rồi có lần trong đêm muộn, tôi còn nghe thấy tiếng rao: “Ai khoai nóng, bánh dày, bánh giò đi… i… i…”.Nhưng có lẽ với tôi, chỉ với tôi thôi, những chuyến xe chở đầy hương sắc mới thật sự có thể níu giữ tâm hồn lơ đãng thích mơ màng về đại tiệc phồn hoa.

Những chiếc xe đạp vẫn miệt mài dọc theo những tuyến phố, bỏ mặc cái xô bồ của dòng người chen chúc. Hà Nội mùa này chẳng những có màu vàng rực nắng, thành phố thi thoảng vẫn đắm chìm trong vài ba cơn mưa rào hối hả. Người ta hay than phiền vì thời tiết khó chiều của phố thị, giống như mấy cô gái trong độ xuân thì muốn làm kiêu. Nhưng rồi cái điều khiến người tình không dễ dàng buông bỏ là bởi lẽ cô nàng biết xoa dịu, nũng nịu với tình nhân. Ừ thì, Hà thành rạo rực giờ này nhận lấy tâm chân tình của lác đác mưa rào thoáng qua, nhưng vậy thôi cũng đủ làm lòng người nhẹ bớt. Có phải là sau một ngày toàn nắng, ta luôn đợi một cơn mưa?! Cơ mà, có những người họ không muốn mưa đâu, vì mưa rồi làm sao mà bán hàng, mưa rồi hoa ướt, hoa gãy thì làm sao? Thật vậy đó, có những mong ước của người này đôi khi lại chẳng phải là chờ mong của người khác. Những người mưu sinh nhờ cái nghề mua bán, lại còn là bán hoa rong, họ chỉ muốn hôm nay được bán hết hoa, có dư chút đỉnh để đóng tiền học cho con, để tối nay mua con cá, bó rau về làm cơm cho cả gia đình no ấm. Mẹ tôi cũng từng như thế, cũng từng khom lưng đi chở hàng lúc tối mịt để kịp hàng bán cho sáng mai. Cũng từng theo sau những chuyến hàng của mẹ, tôi mới thấy cuộc đời mẹ khó nhọc như thế nào, cuộc đời của những con người sống vì lo toan miếng cơm manh áo hằng ngày. Họ đâu có thời gian để nghĩ về mưa, về nắng, về những thứ phù phiếm bay bổng như chúng ta đâu. Lâu lâu, khi đi ngang qua những gánh hàng rong, tôi thường ghé vào mua cho người ta chút ít, âu cũng vì thấy bóng dáng của những con người lao động sao mà thương quá! Tôi luôn trân trọng cái đẹp từ trong tâm, nhưng có lẽ người bán hoa rong không phải cố tình mà làm đẹp cả vẻ bề ngoài, vẻ bề ngoài của một Thủ đô ngàn năm văn hiến!

Giấc mộng phục hưng Văn minh Đông Sơn

Đã có hàng ngàn cuốn sách, công trình chuyên khảo về nền văn minh Đông Sơn, và hàng trăm ngàn hiện vật thời Đông Sơn được khai quật, trưng bày,...

“Đại Cồ Việt” là quốc hiệu có thật

Trên Trang Việt Hán Nôm (fanzung.tk), tác giả Phan Anh Dũng có bài “Góp thêm một ý về quốc hiệu Đại Cù Việt”, cho rằng “Cù Việt" cũng có thể...

Giả đò là gì?

Đò dọc là đò chạy dọc theo sông, từ địa phương này tới địa phương khác. Đò ngang là đò chở khách từ bờ bên này qua bờ bên kia sông....

Miền Bắc Việt Nam năm 1998 qua 65 bức ảnh

Khám phá cuộc sống ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc năm 1998 qua loạt ảnh tuyệt vời du một du khách Đức thực hiện. Đền...

Cuộc cải cách để bành trướng toàn cầu của quân đội Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu cải cách cùng với cả đất nước này từ cuối thập niên 1970. Động cơ khác thúc đẩy cải cách quân đội là...

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 2: Bàn tay phù phép giấy lộn thành tiền tỷ

Những chiêu trò trên thị trường tài chính đã giúp các tài phiệt Nga thâu tóm được lượng tài sản với tốc độ nhanh chưa từng có. Cái gọi là...

Bàn về nghệ thuật chửi của người Việt xưa

Nói đến chửi, người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng vô văn hóa, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những lời chửi “rỉa...

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

Nhạc sĩ Thanh Bình qua đời năm 2014 khi không có vợ con bên cạnh, chỉ có những ca khúc do ông viết thay lời đưa tiễn ông, nhất là...

“Cứu khổ” và “cứu khổn”

Báo Tuổi trẻ ngày 8/10/2012 có bài viết nhan đề “Khát vọng cứu khổ phò nguy” của Hồng Hạnh. Sau đó, trên Tuổi trẻ ngày 15/10/2012, bạn đọc Vạn Lý...

Thục Phán: người Việt hay hoàng tộc nước Thục?

Vấn đề nguồn gốc của Thục Phán đã gây tranh cãi trong nhiều năm qua, nguồn sử liệu cho rằng Thục Phán là vương tử nước Thục chạy xuống mà...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 6/10 – Dân chơi tại khu chuồng cọp Côn Đảo

Chuồng cọp trại 7 Côn Đảo thuộc dạng “chuồng cọp kiểu Mỹ”, mới xây sau năm Mậu Thân (cűng với trại 6). “Chuồng cọp kiểu Mỹ” được xây quãng cuối...

Hồi ức một thời về Vũng Tàu – Cap Saint Jacques

Vũng Tàu – Cap Saint Jacques, nơi từng là biên giới xứ Chân Lạp, được các chúa Nguyễn lấy về trong quá trình mở mang bờ cõi, rồi phát triển...

Exit mobile version