Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hương của làng

Mùa xuân ở quê đúng là “cả một mùa xanh”.

Đám lúa đương thì con gái đã xanh hơn sau mấy ngày Tết. Ra Giêng đi dọc đường làng, mùi lúa non thơm ngát cả cánh đồng. Những người sinh ra và lớn lên từ ruộng đồng thưởng thức hương vị quê nhà theo cách rất riêng mà khách tha hương sẽ không thể nào cảm nhận được. Tôi cũng vậy. Tôi thấy mình giữa nồng nàn mùa xuân, dù xung quanh bước chân tôi chỉ là những đám ruộng bậc thang tuổi thơ in dấu, dù xung quanh tôi chỉ là những đám ruộng nhỏ giữa thung. Ngôi làng tôi là một thung lũng với những đồi núi thấp bao quanh. Có lẽ nhờ thế mà hương đồng lưu giữ lâu hơn, đậm hơn. Cứ hồn nhiên thả đôi chân trần dọc theo các bờ đám Trang, đám Xối…, nghe cỏ mát mềm dưới chân, nghe hương lúa non lao xao trong màu xanh mơn mởn là như chạm vào cả một trời bình yên. Khi tình yêu đất, yêu quê trở thành máu thịt, thì mùi bùn ngai ngái cũng nên thơ. Huống chi là hương của sóng lúa xanh rờn, mơn man, mơn man… Và viền theo những đám ruộng nhỏ ấy là những bờ cỏ non tơ, biếc rờn. Điểm xuyết trong màu xanh của lúa, của cỏ là những đóa hoa xuyến chi li ti, li ti trắng tinh, mùi thơm nhẹ như cơn gió. Mấy năm gần đây, loài hoa này tự thơ ca hay phương trời nào đã phiêu lưu đến các miền quê xứ Quảng. Cũng là thêm một nét duyên xuân, thêm một thoáng hương xuân. Tôi cứ quẩn quanh mãi với làng. Những vẻ đẹp bình dị tưởng như không có gì đặc sắc lại nhưng có sức mạnh vô hình níu giữ hồn tôi, nâng niu yêu thương. Mỗi lần trở về làng, cảm giác vừa thân quen, vừa mới mẻ và thú vị cứ làm tôi mê mẩn. Màu áo của làng, mỗi năm mỗi mùa đều đặn “thay đi” rồi trở lại trong dòng chảy miên viễn của thời gian. Chỉ có tình yêu của tôi mỗi ngày càng nhân lên. Và cái nhìn của tôi về làng mình, về mùi hương tháng Giêng ngày càng ngọt ngào hơn, nên thơ hơn một chút. Đời rất quen hay đời rất lạ khi con người được trở về chốn quê nhà?

Mà hương của làng đâu chỉ là hương lúa! Trong mấy ngày du xuân, tôi phát hiện ra một bầu trời đầy sao và thơm lừng. Tôi ngỡ mấy mẹ con mình ở dưới vòm trời những sao và sao thật. Thì ra, tôi đang ở dưới mấy gốc bưởi. Hoa bưởi nở về đêm, tỏa hương dạt dào. Chỉ cần một luồng sáng nơi gốc, nhìn lên cây là sẽ thấy “những vì sao hoa” như vòm trời mùa hạ sau cơn mưa rào. Hoa cứ từng chùm, từng chùm bung nở. Trắng ngần và thấp thoáng trong vòm lá đã xanh già đến mốc meo xen lẫn màu xanh non. Bên cạnh hoa mai, bưởi cũng là loại hoa đặc trưng của mùa xuân. Cơ mà hương bưởi đậm hơn, lan tỏa rộng hơn, mênh mang hơn. Đêm xuân, thẩn thơ dưới gốc bưởi đầu hè để ngắm “hoa sao”, hay bẻ nhánh về nhà mà hít hà. Những đóa hoa bốn cánh cứng cỏi, mạnh mẽ nhưng mùi hương dịu dàng, đằm thắm như cô thôn nữ tỏa khắp phòng, bên tách trà nóng, bánh mứt và hạt dưa và những câu chuyện ngày sum họp gia đình có lẽ cũng là niềm hạnh phúc đậm đà ý vị xuân.

Mùa xuân xanh non, mùa xuân trắng ngần hay là cả một mùa thơm…

Đến từ đâu thì cũng là Phở Việt

Theo chữ Nôm, từ phở gồm có chữ Mễ (lúa) + chữ Ngôn (lời nói) + chữ Phổ (phổ biến). Từ đó có thể hiểu nôm na phở là món...

Tân nhạc gọi là tiền chiến

Mấy năm nay nhiều thính giả tìm nghe lại những bài tiền chiến, những bài tân nhạc từ khởi đầu phong trào cho đến thời bắt đầu tranh thủ độc...

Khó mà biết “đọc vị” là gì

Đọc vị bất kỳ ai là tên một quyển sách do Quỳnh Lê dịch từ quyển You can read anyone của David J. Lieberman,  được Trần Vũ Nhân hiệu đính...

Quy trình đúc tiền của người Việt xưa

Trong hàng nghìn năm, tiền xu là phương tiện vận hành nền kinh tế của nước Việt. Cùng khám quy trình đúc tiền được giới thiệu qua những hình ảnh...

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa?

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa? [caption id="" align="alignnone" width="640"] Alexander Synaptic[/caption] Những người châu  u đầu tiên phát hiện ra đảo...

Lễ xin dâu có những ý nghĩa gì? và thủ tục tiến hành.

Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu,...

Chợ Hà Nội xưa

Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng...

Ông quan thanh bạch

Làm quan như ông Dương Chấn đối với người đã đề bạt không cần ơn, đối với dân mình cai trị không ăn lễ, lúc đêm khuya, tấm lòng cũng...

Công trường xây dựng lăng Khải Định một thế kỷ trước

Lăng Khải Định được khởi công từ năm 1920 và 11 năm sau mới hoàn tất. Vua Khải Định mất năm 1925, khi nơi an nghỉ của ông còn dang...

Những bức ảnh hiếm hoi về Sài Gòn năm 1972

Chợ Phú Nhuận, hội quán Quảng Triệu, tượng đài An Dương Vương… là những địa danh xuất hiện trong loạt ảnh Sài Gòn năm 1972 của cựu binh Mỹ Dick...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Hóc Môn, Bà Điểm Với 18 Thôn Vườn Trầu

Địa danh Hóc Môn, cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến giải nghĩa khác nhau. Theo cách hiểu thông thường, người ta nói: ”Hóc là chỗ xa xôi vắng vẻ...

Thời bao cấp: ‘Thảm họa’ mang tên nhà vệ sinh

Nói về thời bao cấp, có một thứ ấn tượng và ám ảnh đến nỗi người ta ‘đến kiếp sau cũng không quên’, đó là chuyện nhà vệ sinh. Ảnh...

Exit mobile version