Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một góc ấu thơ

Những ngày cuối thu, lá cuốn xào xạc theo chiếc xích lô lững thững trên con phố nhỏ ngả nắng vàng hoe. Đôi tai lỡ bắt chút thanh âm văng vẳng đâu đó trên con dốc nhỏ trở vào làng, lòng lại da diết thấy nhớ thật nhiều một lũ trẻ con bắt cá đâu về sau mùa mưa ngập lối. Chợt giật mình ngỡ ngàng đến tâm can, hoá ra đã xa lắm rồi, một thời ngô nghê nay chỉ còn là góc nhỏ trong tâm hồn. Lũ trẻ miền ấy đã lớn lên, bắt chuyến tàu đời mà loanh quanh muôn lối, để lại ở đấy một khoảng trời mênh mang đầy ắp tiếng cười lánh lót, hồn nhiên như chưa từng biết khóc là gì.

Tháng bảy mưa ngâu, đất cằn đón cho mình giọt nước tự nhiên mát lành, ve vuốt quê hương sau mùa đổ lửa. Tháng bảy ghé về và tuổi thơ tôi ngập nước với màu bùn nâu úa bạc trên những đôi chân trần, trên cả những gánh cỏ non hăng nồng bà gánh cho trâu. Chúng tôi theo chân con bò vàng chậm chạp giữa đồng sâu mênh mông nước, chạy theo con lươn, con chạch, ngóng mắt trông con cua đồng nghênh ngang giữa lối mòn và nghe tiếng tôm tép không dứt buổi kì kèo cãi cọ, đành đạch giãy mình như bực mình cáu kỉnh chuyện nước non. Sắc nâu vương trên mái tóc, những vết bùn tròn tròn như những hạt mưa li ti nhỏ bé mà lấp lánh tuyệt đẹp. Vết tròn chấm đầy trên tóc mẹ bạc mờ, trên gò má bố đang dần sâu theo mùa mưa giăng lối và vết tròn loang lổ một góc chân dung tuổi tôi úa vàng như sắc tàn phai của hoài niệm.

Mùa nước dần qua, tôi hong tim mình bằng những ngày mặt trời thả nắng rong chơi, nắng vàng ấm áp nhưng chẳng kém phần can trường thắp cháy một trời phượng đỏ rực say cả huyết mạch. Mùa phượng, là mùa đuổi theo cánh ve sầu. Lũ trẻ nghe ve kêu chẳng bao giờ thấy đầu váng vất, đinh tai vì với chúng, tiếng ve là tiếng gọi mùa bay nhảy, dẹp gọn sách vở. Chúng đón ve về bằng niềm hăng say, phấn khởi tột cùng.

Tháng năm ấy đã hằn in cả sắc xanh của những mảnh vườn, những mảnh vườn chưa lúc nào hết màu cỏ xanh vì thức cỏ hoang dại ấy mạnh mẽ hơn so với những gì chúng tôi biết tới. Sắc cỏ xanh non còn là nỗi lòng của những đứa trẻ ngày rời tiếng trống, là những hi vọng mong manh, những âu lo chập chờn của tuổi mới lớn. Và dưới những mảnh vườn bé tí, dưới tán me ngày hè đón gió, dưới cả từng khoảnh khắc thời gian âm thầm bỏ trốn, lũ trẻ con đã lặng lẽ giấu cho riêng lòng những chân thành, mong ước và rung động đầu tiên rất thật.

Cổ tích miền tôi dừng lại khi ve ngưng cất tiếng gọi hè sang, hoa giấy hoa cau cũng tàn, đã thôi ươm sắc tím và nắng mới cũng đã nhạt vàng. Tán xanh rồi cũng hoá mùa tàn lá, trơ trọi mình để đợi ngày xuân ghé.

Tháng năm miên viễn, tiểu thuyết đời tôi vẫn cất giấu một chương chưa viết, có phải vì hồn nhiên đứt quãng hay mơ mộng nào rồi cũng phải hoá thực tại khốc tàn? Tôi nào biết được rõ thế vì thực tâm tinh khôi để đấy, như cố giữ lấy một mảnh tâm hồn chẳng ám mùi khói, hơi sương, mực nhám. Và tôi sẽ ước mong nhiều hơn, rằng ngày giáp mặt nhau giữa phố xá đường xa lạ lẫm, lũ trẻ con cũng sẽ chẳng vì thế mà tự biến nhau thành những điều lạ lẫm, bình thường xung quanh. Hay có cơ hội bắt kịp con tàu về lại thuở bé, đôi mắt sẽ chẳng vì hoài niệm, nhung nhớ mà nhạt nhoà, để sâu bên trong vẫn cố tin chính mình còn vẹn nguyên một vạt lòng trong trắng, một trái tim có biết đâu tổn thương là gì.

Tôi sẽ chấp nhận là một kẻ giả dối, gạt lừa bản thân, câu dối lời gạt sẽ chẳng làm ai đau, giả dối để được là một đứa trẻ vô tư giữa đời, chẳng thiết nghĩ chuyện nhân thế vẩn đục, vui thì cười, buồn thì khóc và mệt mỏi sẽ trèo lên lòng mẹ mà nhắm mắt say ngủ, rồi muộn phiền sẽ tan đi theo nắng gió chờ ngày mưa lại ghé. Tuổi bé đẹp đẽ phần nào là vì dẫu có buồn thì cũng là nỗi buồn trong tích tắc, trong khoảnh khắc mà thôi.

Hoá thân làm trẻ nhỏ để đem lòng mình rong ruổi chẳng mệt trên những chuyến tàu bao thuở từng qua, để giữ cho một góc hồn tôi mãi thế – là chuỗi hồn nhiên không dứt như giấc chiêm bao mà người nằm mơ chẳng tỉnh, ắp đầy, vĩnh cửu, bao la.

Số phận của nước Việt thời Xuân Thu – Chiến Quốc

Nhà nước Việt vụt hiện thành một quầng sáng trong huyền sử Trung Hoa vào cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc dưới triều đại của vị chủ tể truyền...

Hà Nội thời bao cấp

Trong cuốn sách ảnh "Hà Nội một thời" sắp phát hành, tác giả John Ramsden ghi lại những khoảnh khắc quý giá về thủ đô những năm 1980. John Ramsden...

Cuộc đời thăng trầm và cuối đời nghèo khó của những nhạc sĩ nhạc vàng

Những nhạc sĩ góp phần làm nên nhiều tác phẩm ấn tượng của dòng nhạc này, không hiếm người phải trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của cuộc đời....

Giữ Gìn Tiếng Việt Truyền Thống

Năm học lớp nhì trường làng, tức lớp hai trường tỉnh, vừa học thông mặt chữ, ê a đọc Quốc Văn Giáo Khoa Thư: “Công cha như núi Thái Sơn...

Dòng triết lý truyền thống Tộc Việt

I – Cổ thư Bách việt tiên hiền chí.1. đôi dòng sử sách Bách Việt tiên hiền chí là tập sách quý trích trong đại bộ Lĩnh Nam di thư...

Sự hy sinh anh dũng của Trung quân Đoàn Thọ (…1870)

Trong một đêm, tháng mười, năm Canh Ngọ (1870), ở thành Lạng Sơn, Tổng thống quân vụ Bắc kỳ, Trung quân Đoàn Thọ đã bị quân Tàu xâm lăng hại....

Văn hóa – Văn học của Sài Gòn 300 năm

300 năm, một thời gian quá ngắn với các thành phố khác, nhưng đằng sau 300 năm là mấy nghìn năm, là lịch sử, là văn hóa của toàn dân...

Ngắm nhan sắc Hoàng hậu Nam Phương qua ảnh

Hoàng hậu Nam Phương (1914 – 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh...

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những vay mượn từ người Tàu

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa...

Xe khách ‘siêu tải trọng’ ở Việt Nam đầu thập niên 1990

Những chiếc xe khách với “núi” hàng hóa ngồn ngộn trên nóc là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Việt Nam đầu thập niên 1990. Cùng ôn...

Ngày chưa có Internet

Bộ ảnh minh họa mang tên Kitab al-Hayya (Nghĩa tiếng Việt: Cuộc Sống) của tác giả người Iran, tên Ali Mir. Không qua trường lớp chuyên nghiệp, họa sĩ Ali...

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của tỉnh Châu Đốc

Vùng đất Châu Đốc nguyên là đất thuộc Chân Lạp, gọi là Tầm Phong Long (Kompong Long). Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn (Ang Ton) nhượng đất này...

Exit mobile version