Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mưa Huế

Mỗi lần Hà Nội đổ mưa, chị lại nhớ về Huế. Mưa Hà Nội khác mưa Huế lắm. Mưa Huế là thứ mưa thất thường, mưa dầm dề, mưa không còn biết gì tới chừng mực, lúc thì thủ thỉ, lúc lại như tiếng ai oán thê lương…

Sinh ra trong một gia đình khá giả, chị được bố mẹ thương yêu từ bé. Lớn lên chị học trường chuyên, học nhạc lý, mê đàn. Rồi chị lựa chọn đi theo con đường âm nhạc.

Tuổi thơ chị qua đi trong lòng xứ Huế mộng mơ, lặng nghe những cơn mưa Huế rả rích thì thầm, vậy nên âm nhạc của chị cũng có gì đó man mác buồn như lời hát “khi mô anh về thăm Huế xưa, nhớ gói dùm em một chút mưa, gói thêm mớ lạnh từ chân tóc, buốt thấu buồng tim vẫn chưa bưa”. Những hoài niệm mong manh ấy, từ âm nhạc lại thấm ngược vào cuộc đời chị, để rồi cái vận nó cũng vấn theo. Người ta gọi đó là nợ đời…

Mưa Huế. (Ảnh qua youtube.com)

Học xong trường âm nhạc Huế, chị được giữ lại giảng dạy. Rồi chị yêu. Ngày chị gặp anh không phải là ngày mưa rơi, mà là một ngày nắng cháy. Anh là người giản dị, hay nói, thật thà. Nó bổ khuyết phần nào cho cái trầm lắng của chị.

Kết hôn rồi, chị mới nhận ra rằng anh khác chị nhiều quá. Chị hay mộng mơ, thích được quan tâm, anh thì lại thực tế và không hiểu ý chị. Anh với chị như hai cái bóng ai biết việc của người đấy.

Anh muốn ly hôn, muốn giải thoát cho cả anh và chị. Anh bảo anh đã quen một cô gái khác, là người anh cần trong cuộc đời này, hơn chị. Quay người, anh bước đi, bỏ lại chị bơ vơ…

Chị biết không thể níu kéo được, bởi vì chị và anh như hai nốt nhạc không thể đồng điệu. Vậy thì tại sao chị lại không để những nốt nhạc trong anh được hòa vào bản nhạc của một người con gái khác?

Chị thôi dạy. Mưa sao buồn. Chị muốn đi thật xa, chạy khỏi Huế…

Tìm được một căn phòng nhỏ ở Hà Nội, chị quyết tâm làm lại từ đầu. Bạn bè giúp chị mở lớp dạy đàn, thu nhập cũng đủ sống.

Rồi chị gặp anh. Tại sao trong vạn người ở cái thành phố này, chị lại vô tình tìm được một nốt nhạc đồng điệu? Có lẽ đó là thứ duyên đã khiến chị rời Huế. Anh làm việc ở Úc, chơi Ghita rất giỏi. Anh chị định kết hôn sau khi anh về nước, rồi họ sẽ mở trung tâm dạy nhạc. Chị làm việc nhiều hơn cho ước mơ của cả hai.

Nhưng một ngày kia, chị bỗng kiệt sức bất tỉnh. Vào bệnh viện, bác sĩ thông báo rằng chị bị ung thư…

Hà Nội đêm, gió rít, chớp xé toạc bầu trời, mưa. Chị chẳng còn gì để khóc. Chị muốn đàn một bản cùng đất trời, để những nỗi đau đang chảy trong chị tan ra theo từng nốt nhạc…

Khi mô anh về thăm Huế xưa
Nhớ gởi dùm em một chút mưa
Gởi thêm mớ lạnh từ chân tóc
Buốt thấu buồng tim vẫn chưa bưa

Ngoài nớ chừ đang giữa mùa mưa
Em về áo mỏng có ai đưa
Qua sông nước ngập ngăn bờ đá
Gót nhỏ chắc em lạnh suốt mùa

Thuở ấy em còn rất ngây thơ
Có anh che áo những lúc mưa
Qua sông thuyền nhỏ anh ôm lái
Ấm áp tình em buổi dại khờ

Rồi một chiều thu em xa quê
Ðể ai đứng đợi bước chân về
Mưa giăng đỉnh Ngự se lòng nhớ
Gió buốt dòng Hương lạnh tái tê.

Từ ấy mưa về không có em
Buồn hiu quán nhỏ phố lên đèn
Mưa thơ rét mướt lòng ly khách
Nỗi nhớ bồng bềnh lay ngõ tim

Hẹn Huế mùa sau sẽ về thăm
Thăm từng cái lạnh dấu trong chăn
Nghe mưa rả rích trong đêm vắng
Ðể nhớ vô cùng những tháng năm.

Hẹn Huế mùa sau sẽ về thăm… Khi cơn mưa qua đi, bình minh lại đến, mang những tia nắng về với căn phòng nhỏ. Chị nhận ra bản giao hưởng cuộc đời chị đâu chỉ là những nốt trầm. Bình yên sao, khi đối diện với tử thần, chị lại tìm thấy niềm tự tại…

Thanh Vân

Học lại chữ Tàu

Câu chuyện dưới đây, tôi đã nghe gần mười cụ kể lại, nhưng vẫn cứ nghi ngờ. Vì nghi ngờ nên phải kiểm soát, và nhờ kiểm soát, nên sự...

Vùng núi Kiệt Đặc – Phượng Hoàng linh thiêng trong các thư tịch cổ

Tại đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng còn lại 3 tấm bia đá cổ. Tấm cổ nhất là “Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ”, được...

Gánh xiếc đầu tiên của xứ Nam Kỳ

Nhìn lại lịch sử của ngành xiếc Việt Nam, có thể thấy gánh xiếc Cirque Jeune Annam (Tân Nam Việt) của ông Andre Thận ở Sa Đéc là một trong...

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Sai Dùng Lâu Thành Đúng?

Lời vào bài: Nói chuyện chữ nghĩa là nói đến kho tàng văn học, mà văn học thì chỉ có khởi điểm, không thể có kết thúc. Do đó, người viết...

Lăng Ông và Mả Ngụy

Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù...

Tuổi thơ vùng Tân Định – Đám lau nhau xóm Mayer

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Đôi nét về nghệ thuật tranh lụa của Việt Nam

Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình, tranh lụa thường được nhắc đến ở một số nước ở phương Đông có nghề trồng dâu nuôi tằm như...

Nhìn nhận xung quanh việc “trả đất” và quỳ gối” của Mạc Thái Tổ

Mạc Đăng Dung chào sứ thần triều Minh tại trấn Nam Quan năm 1540 (tranh trong cuốn An Nam lai uy đồ sách) Nói về vương triều Mạc, một vương...

Tìm lại tác giả phù điêu chợ Bến Thành

Nằm ở trung tâm Sài Gòn, chợ Bến Thành đã trở nên quá quen thuộc với mỗi người dân Sài Gòn, cũng như đối với du khách trong và ngoài...

Chân Chính là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Làm Người

1. Làm người, tiền bạc ít một chút cũng được, nhưng đừng để ý chí nghèo hèn, đừng vì thiếu tiền mà tầm nhìn hạn hẹp. Dù không thể đạt...

Exit mobile version