Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mùi cỏ dại

Tôi trở về tìm trong hương cỏ
Dịu dàng một chút bình yên
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

“Bốn mùa như gió, bốn mùa như mây”… Trong bản tình ca bất tận của đồng ruộng và núi đồi, cỏ là một ảnh hình của sức sống bền bỉ, mạnh mẽ. Ai đã từng có tuổi thơ chăn bò, vơ củi, từng hái hoa, bắt bướm, sẽ thấm thía tình yêu vời vợi với giai điệu xanh này.

Cỏ hồn nhiên. Không yêu ghét. Vươn lên theo nắng mưa. Xanh tươi suốt bốn mùa. Với đám trẻ nhà quê, tình yêu cỏ ban đầu rất … thực dụng. Cỏ tốt, là lũ trâu bò nhanh no, là có chuồng khô và ấm. Mùi của cỏ được cảm nhận rõ nét nhất là lúc nghe tiếng gặm rào rào mà sắc ngọt. Những chú trâu bò căng bụng khiến lũ trẻ sướng mê ly: “ai bảo chăn trâu là khổ?”… Thơm ngòn ngọt, nồng nàn. Hương của cỏ quyện hòa trong hương đất, hương ruộng đồng, tạo nên mùi quê hương. Sau này khi đã xa rồi tuổi thơ, tôi mới biết tấm thảm xanh mềm mại ấy, tiếng dế ri ri dưới “ngôi nhà cỏ” ấy là phần đất đã hóa tâm hồn, là tình yêu không thể phôi phai. Thương lắm cỏ mềm.

Cỏ hiện hình trong những giấc mơ dịu dàng. Nhớ biết bao những lúc lên đồi, ngồi trên cỏ, nhìn mây trắng mà tưởng tượng vô số dạng hình thù thú vị, nhìn bóng chiều trôi mà viển vông ước mơ đẹp như cổ tích. Tôi đã từng mơ được sống trong một ngôi nhà gỗ trên thảo nguyên bao la, giữa bạt ngàn cỏ dại và hương hoa. Sáng sớm, khi bình minh chớp mi, làn sương mỏng còn choàng lên thảm cỏ. Sương lung linh. Mỗi ngọn cỏ đều lấp lánh một ánh mặt trời. Đến khi đọc “Những vì sao” của A. Daudet, tôi lại ước mình là nàng Stéphanette. Nơi thảo nguyên Provence, một đêm sao sáng gần như có thể với tay lên trời mà hái được, ngồi bên chàng chăn cừu, nghe chàng kể về bí ẩn và hành trình các vì sao. Và cô chủ nhỏ đáng yêu đã ngả vào vai người mục đồng với hơi thở dìu dịu, đều đều. Chưa bao giờ tôi dám lên đồi cỏ quê mình vào ban đêm. Chỉ đơn giản là… sợ ma. Nên không thể gặp chàng mục đồng như Stéphanette. Nhưng câu chuyện tình lãng mạn gắn với miền đất tím ngát màu oải hương ở Pháp đã đồng hành cùng tâm hồn bay bổng của tôi suốt quãng đời thơ ấu. Quả là: “Mùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳm/Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa” (Bằng Việt)

Cỏ còn đượm mùi…triết lý. Miên man với cỏ, con người dễ ngẫm về được mất, thịnh suy. Phận người mong manh, ngắn ngủi như cái chớp mắt của vũ trụ, như giọt sương treo đầu ngọn cỏ. Sao không bớt sân si để an nhiên sống? Mà cỏ cũng hay, yếu mềm vậy nhưng lại gợi nhắc thái độ ứng xử: “ Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm thật đẹp”. Khác chi phận người? Giữa nghịch cảnh, cần biết chấp nhận và vượt qua thử thách, để sống, để “nở hoa”. Con người cần ít nhất là “ một phút huy hoàng” rồi theo về với cỏ cây, như loài chim chỉ hót một lần trong đời bằng trái tim nồng nàn dâng hiến. Vậy đó, bình dị, vô danh, nhỏ nhoi nhưng lại giàu ý nghĩa. Mỗi cây cỏ mang một sứ mệnh. Cái li ti của ngọn cỏ, lại chính là mối tương giao diệu kỳ giữa con người và vũ trụ. Triết lý mong manh, tự nhiên nhưng kiên cường của cỏ thật đáng để yêu, để suy ngẫm…

Đời người, có những lúc cuộc sống làm ta dễ bi quan mà quỵ ngã, có những khổ đau khiến ta tìm đến cái chết, có những cám dỗ làm ta lạc lối. Có khi nào bạn nghĩ, tìm về với những thuần khiết của tự nhiên là giải pháp hữu hiệu để chữa trị vết thương tâm hồn? Về chốn quê nhà, áp mặt xuống cỏ, nghe ngai ngái hương đất, nghe dịu êm mùi hăng nồng mà ngọt ngào của cỏ, nghe vô biên tâm hồn. Cái lao xao ngoài kia chợt tan biến trong hương cỏ dại, trong mùi hương của tình yêu và nỗi nhớ thẳm xa. Và lúc ấy, bạn sẽ an nhiên với bản tình ca không hồi kết của hoa lá cỏ cây: “đời ta có khi tựa lá cỏ…” ( TCS)

Tại sao nút nguồn các thiết bị điện tử đều là biểu tượng này?

Nút nguồn của các thiết bị điện tử đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nút nguồn lại là...

Nhạc sĩ Phạm Duy “Biết ái tình ở dòng sông Hương”

Nhạc sĩ Phạm Duy sinh trưởng ở Hà Nội (5.10.1921), một thời gian dài sinh sống ở miền Nam và nước ngoài, tác phẩm của ông gắn bó với nhiều...

Ga Hàng Cỏ – một mảnh ký ức về Hà Nội xưa

Ga Hà Nội trước đây gọi là ga Hàng Cỏ. Người Hà Nội rất thích cái tên thân thuộc nôm na này. Có lẽ đây là một tên do nhân...

Bà chằn nghĩa là gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới con chằn (Thạch Sanh chém chằn tinh). Có lẽ vì “chằn” gần âm với “trăn” nên người ta cho rằng chằn thuộc...

Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng qua khảo cổ, qua hệ thống đền thờ ở Trung Quốc… Trong bài này xin được...

Hồ Biểu Chánh và chút tình Nam Kỳ Lục Tỉnh

Đất Lục Tỉnh ta là cái nôi xuất hiện đầu tiên của chữ Quốc Ngữ, của các thể loại thơ, tiểu thuyết, văn chương và báo chí Quốc Ngữ đầu...

Trung Quốc: Từ quốc gia sao chép bị khinh thường đến siêu cường công nghệ

Quá trình chuyển đổi từ một công xưởng sản xuất hàng giá rẻ toàn cầu thành một siêu cường công nghệ cao hoàn toàn không phải sự tình cờ. David...

Lì xì là gì? vì sao hay gọi tiền là hầu bao?

Hầu bao nghĩa là gì? Hầu bao là túi nhỏ đeo ở thắt lưng được gọi là hóngbāo trong tiếng Phổ thông Lì xì là một trong những tập tục...

Tên gọi Hồng Hà (Sông Hồng) có từ đâu?

Một ông bạn của tôi có thắc mắc không biết tại sao thư tịch xưa (bằng chữ Hán) không ở đâu có nói đến tên Hồng Hà mà chỉ ghi có tên Nhị...

Xe khách ‘siêu tải trọng’ ở Việt Nam đầu thập niên 1990

Những chiếc xe khách với “núi” hàng hóa ngồn ngộn trên nóc là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Việt Nam đầu thập niên 1990. Cùng ôn...

Tản mạn về Xí Quách

Xí quách là gì?  Đơn giản xí quách là trư cốt, là xương heo đọc theo âm Quảng Đông. Hồi đầu mới du nhập Việt Nam, xí quách chỉ là...

Ảnh về Mỹ Tho những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Mỹ Tho là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất của khu vực Nam Bộ. Cùng xem những hình...

Exit mobile version