Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nắng thủ đô

Có cô bạn người Hà Nội của tôi kể: “Hà Nội mùa này nóng lắm!”

Ừ thì, Hà Thành mùa này không phải là mùa đẹp nhất, nhưng vẫn có những nét đẹp riêng. Hà Nội phố của những ngày rực nắng tháng năm lơ đãng vài nhành phượng vĩ. Phượng bắt đầu chớm nở vài bông hoa… Mùa hạ tới thật rồi đấy sao? Đâu còn những giọt nắng ấm áp của mùa xuân, phố thị dường như đang thay màu áo mới. Những đợt nắng gió lê thê khiến bao người chán ngán. Người ta có vẻ ngại ra đường đi bộ dạo quanh, chỉ có lác đác vài anh chị thanh niên đèo nhau đi hẹn hò những buổi chiều nắng dịu. Hà Thành rạo rực nắng vàng như thế, nhưng không thể làm cản lòng thị dân nơi đây.
Quen rồi! Người Hà Nội ở đây lâu năm xem thời tiết này như chuyện thường. Nhưng thỉnh thoảng, thời tiết thay đổi đột ngột như đang giận dỗi ai đó, làm thị dân cũng bó tay, huống chi là với sinh viên tỉnh lẻ mới đến thành phố thủ đô lần đầu như tôi, thật khó để nhanh chóng làm quen với thời tiết khó chiều như thế. Những ngày oi nóng thế này, chẳng ai muốn ra đường cả, đương nhiên là không ngoại trừ tôi. Nhưng đường hoàng là một sinh viên báo chí với bao nhiêu bài báo cáo cần hoàn thành, tôi bất đắc dĩ mò mẫm hết tất thảy mấy con đường ở Hà Nội.

Đi loanh quanh thành phố, bạn có biết tôi tìm thấy điều gì không?

Trên chuyến xe buýt lác đác vài người, tôi có thể dễ dàng quan sát thành phố mình yêu. Xe đi ngang qua phố Hoàng Diệu với hàng xà cừ mát rượi. Dù có là mùa nào đi chăng nữa, khi đi ngang qua con đường này, người ta lại ngậm ngùi, một phần vì dấu ấn lịch sử vẻ vang, và phần vì sức sống tràn đầy của những hàng cây xanh mát. Con đường Hoàng Diệu trong lòng Thủ đô mang một nét cổ kính, chút hoài niệm đan xen, lòng người tự dưng cảm thấy tự hào, lại có chút bình yên.

Xe dừng lại, tôi dạo bộ trên phố, rồi tìm thấy hàng kem Tràng Tiền. Kem rẻ lắm, có đâu năm bảy ngàn một cây, nhưng mà mát rượi. Cái vị ngọt thanh của nó làm tôi ăn liền ba cây. Đi một mình thôi, ngắm nhìn Hà Nội phố một mình thôi, nhưng mà thú vị lắm. Một mình với chiếc máy ảnh trên tay, tôi liền tay thu lại mấy chục tấm ảnh. Có chung cư cũ mộc mạc đơn sơ. Có những chiếc xe đạp cũ chở trên mình những gánh hoa tươi mà người ta hay gọi với cái tên thân thuộc – “gánh hoa rong”. Có câu chuyện tâm tình của cô lao công và chú bảo vệ. Tất cả đều là những điều giản đơn nhỏ bé. Không cần phải bon chen, xô đẩy như thực tại, Hà Nội chỉ vậy cũng đủ làm nao lòng người. Tâm hồn của người yêu Hà thành có cái gì đó lâng lâng. Tôi không phải người gốc Hà Nội, nhưng hình như vẻ đẹp của phố thị đặc biệt quá, thân thương quá, níu chân người, đến rồi không muốn đi. Có người nói mùa thu Hà Nội là đẹp nhất. Nhưng không phải chỉ có mùa thu Hà Nội mới đẹp, Hà Nội mùa nào cũng đẹp. Thành phố đẹp không chỉ ở vẻ ngoài của nó. Thành phố đẹp còn vì tâm hồn con người nơi đây. Với tôi, Hà Nội phố còn đẹp qua những bước dạo chân!

Diện mạo thành Vinh một thế kỷ trước

Có lịch sử lâu đời, nhưng vì chiến tranh, thiên tai, thành phố Vinh hầu như không còn mấy di tích cũ. Qua nhiều nghiên cứu, ông Phạm Xuân Cần...

Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử

1. Từ họ Lý ra họ Nguyễn Đầu năm 1226 (tháng 12 năm Ất Dậu), Trần Thủ Độ tổ chức đảo chánh lật đổ nhà Lý, đưa Trần Cảnh lên...

Cán dao đúc hình rắn và hổ nuốt chân voi trong nghệ thuật Việt

Cách đây gần 80 năm, phi công anh hùng người Pháp Saint-Exupery cho ra đời cuốn sách Le Petit Prince (Hoàng tử bé) mà sau này đã trở thành kiệt...

Thầy Lang Phách

Ở lối bên Đan Phượng, có thầy thuốc Nam tên là Phách. Thầy nổi tiếng chẩn đoán bệnh chính xác, ra thuốc chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Ở Hà...

Có hay không Vòng luân hồi?

Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại... Từ hàng nghìn năm nay,...

Thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố một thời

Đi tìm bắt các loài côn trùng là thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố một thời, nay dần bị lãng quên vì nhiều lý do. Các loài...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P7, 8, 9)

CHƯƠNG VII. THIÊN NHIÊN THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC Địa bàn phân bố của các trống đồng Đông Sơn cùng tất cả các tài liệu khác: tài liệu khảo cổ học,...

Hàm Nghi – Từ vị vua bị lưu đày trở thành nghệ sĩ

Năm 1926, để kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Bảo tàng Auguste Rodin (1840-1917) Hotel Biron 79 rue de Varenne. Paris 7è, năm 1916. Rodin nhà điêu khắc vĩ...

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực...

Lăng mộ tuyệt đẹp của Bá hộ Xường trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa

Cả hai ngôi mộ của ông Lý Tường Quan và bà Nguyễn Thị Lâu đều là di sản quý giá về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc...

Rơm rạ quê nhà

Mùa đã gặt xong, còn lại cánh đồng chơ vơ gốc rạ. Chiều chiều, vài con trâu bò lác đác trong thời công nghiệp hóa thong thả gặm nỗi niềm...

Hà Nội giai đoạn 1920 – 1930 qua ảnh

Xe điện phố Hàng Đào, rồng ‘lội nước’ hồ Gươm, quan thầy Pháp ngồi xe kéo… là loạt ảnh đặc sắc về Hà Nội những năm 1920-1930 do nhiếp ảnh...

Exit mobile version