Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những cô gái nơi “Đất võ, Trời văn”

Xưa nay, người ta thường trìu mến gọi tên một vùng đất theo phong cảnh, danh nhân hay nét đặc trưng về lịch sử, văn hóa của vùng đất ấy. Với Bình Định, chúng ta quen gọi là vùng đất võ bởi ở đó có bao anh hùng dân tộc, bao nhân tài của đất nước như người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, hay nữ tướng Bùi Thị Xuân. Nhưng Bình Định cũng là vùng đất in đậm những dấu ấn văn hóa, những trị giá văn học với các nhà thơ lớn như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Đào Tấn. Ở vùng đất Bình Định, hai định nghĩa văn và võ thật sự hòa quyện vào nhau. Thuật ngữ “Đất võ, Trời văn” cũng vì thế mà ra đời để miêu tả cái xứ văn võ song toàn này.

Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền

Câu thơ đã nói lên tinh thần thượng võ của người Bình Định. Hình ảnh cô gái Bình Định rất độc đáo đầy chất thơ, chất tình và mang một sức sống mãnh liệt. Có thể nói rằng, tinh thần thượng võ hào hùng và tình sâu nghĩa nặng là hai nhân tố cơ bản quyện vào nhau trong cốt cách truyền thống của người phụ nữ nơi đây.

Nét đẹp của người phụ nữ xứ Nẫu tưởng chừng như mâu thuẫn với “nữ tính dịu dàng, đằm thắm, chịu khó, chịu thương” của người phụ nữ truyền thống Việt Nam. Nhưng không, họ lại chân chất thật thà mang nét hồn nhiên của những cô gái nông thôn lớn lên từ bờ ao ruộng lúa, và mang theo vẻ mặn mà đằm thắm của người dân xứ biển. Họ là hiện thân của dòng sông Thị Nại hiền hòa. Họ mang cả vị ngọt ngào của những hàng dừa xanh mát và phóng khoáng như làn gió biển, huyền bí như những bãi cát trắng quanh năm sóng vỗ trải dài suốt cả một vùng duyên hải. Để rồi ai gặp cũng nhớ mong.
Nhiều sản phẩm nổi tiếng ở Bình Định, khi thăm viếng chúng ta thường mua làm quà để tặng cho nhau, những đặc sản đẹp, cổ truyền, biểu tượng tấm lòng chung thủy của người con gái:

Nón ngựa Gò Găng
Bún Song Thần An Thái
Lụa đậu tư Nhơn Ngãi
Xoài Tượng chín Hưng Long
Mặc ai mơ táo ước hồng
Tình quê em giữ một lòng trước sau

Hay:

Anh về Bình Định chi lâu
Bỏ em ở lại hái dâu một mình
Thương chi cho uổng công tình
Nẫu về xứ nẫu bỏ mình bơ vơ

Đó chính là cái đẹp thuần Việt của cô gái Bình Định xưa, đã từng là niềm tự hào của phái đẹp và làm bao “đấng mày râu” phải xiêu lòng là cái duyên rất riêng của người phụ nữ Bình Định. Con gái đất võ, mà vẫn ngọt ngào và mềm mại dịu dàng, ý tứ:

Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài bối rối dạ anh.

Cái nết na, duyên dáng của cô gái đất võ trời văn là vậy đó, thủy chung, son sắt một lòng. Con gái Bình Định khỏe mạnh, trượng nghĩa, trọng công bằng và có sức sống mãnh liệt. Chính vì thế khi đến Bình Định, không ít chàng trai lo ngại con gái học võ là khô khan không thùy mị nết na. Nhưng trái lại, con gái Bình Định tuy mạnh mẽ, giỏi võ nhưng hết mực nhẹ nhàng với chồng con, và còn thu hút người khác ở nụ cười duyên và thân hình cân đối.

Con gái Bình Định xưa ít khi thề thốt khi hò hẹn yêu đương. Họ thẳng thắn thật thà như lúa ngô khoai sắn. Họ chịu khó bươn chải kiếm sống trên những vùng đất nghèo khó nhọc nhằn nơi họ sinh ra. Họ đều sống chân thành với mọi người. Khi đã yêu ai thì chung thủy một lòng. Tình yêu của họ không nở rộ tưng bừng mà âm thầm, sâu lắng. Họ không đòi hỏi nhiều ở người mình yêu nhưng lại hy vọng rất nhiều. Đó là cái chất, cái tình, cái duyên của những người phụ nữ nơi “Đất võ, Trời văn”.

Giải mã diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời...

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc Phủ Hải vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc Á đông kết hợp châu Âu với các vật liệu gỗ quý, đá cẩm thạch. Nhà Đốc phủ sử...

Tại sao lại gọi là “Đêm năm canh, ngày sáu khắc”?

Năm “Canh” sáu “Khắc”, cộng lại mới chỉ mười một ?! Theo tính toán của người xưa, để tính thời gian trong một ngày và một đêm, người ta chia...

Tống Thị Quyên – Một Bi Kịch Chốn Vương Triều Nhà Nguyễn

I - Mở đầu bi kịch Nguyễn Phúc Cảnh (NPC), 4 tuổi phải rời mẹ cha, rời quê hương, theo Giám mục Bá-đa-lộc sang Pháp. Rồi Cảnh ăn ở chung...

Nhìn lại những nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng đã vắng bóng trong…

Thời kỳ trước năm 1975, nền nhạc vàng của miền Nam rất phát triển với đông đảo số lượng các ca sĩ cả nam lẫn nữ. Trong số các nữ...

Sài Gòn của tôi

Sài Gòn vẫn rất dễ thương/ Cái tên dù lạ con đường vẫn quen. Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 5/10 – Giang hồ trong khám Chí Hòa

Sài Gòn, những năm cuối thập niên 1960, đầu 1970. Lúc này, trong trại giam Chí Hoà nhốt một dọc những tay giang hồ nổi tiếng vào thời gian ấy....

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler -...

Vua Hùng của người Việt có phải vua nước Sở không?

Trong tâm thức của người Việt, thì các vua Hùng luôn là những vị Tổ của dân tộc Việt, là nguồn cội, là những vị vua dựng nên quốc gia...

Đều như vắt tranh là gì?

Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh". Nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được. Nguồn gốc...

Vẻ đẹp của cung An Định ở Cố đô Huế

Có quy mô đồ sộ cùng cách thức trang trí hết sức hoa mỹ, cung An Định được xem là một đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc...

Đặc điểm của người đàn ông có năng lực

Trong tác phẩm “Hàn thi ngoại truyện” của danh sĩ Hàn Anh thời Tây Hán viết: “Mỹ ngọc thực sự dù bị chôn giấu dưới đất sâu chín nhận cũng không thể che...

Exit mobile version