Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Đói bụng, Sài Gòn ơi”

“Album vẽ tay mình thực hiện trong một ngày mưa đói cồn cào, tự nhiên nhớ những góc nhỏ Sài Gòn, nơi mà ở đó ta có thể no bụng với vỏn vẹn 20k… Đói bụng, Sài Gòn ơi!”, tác giả Nguyễn Sơn Tùng chia sẻ.

Kỷ niệm về Sài Gòn là những thùng mì tôm sẵn có để đi làm về khuya tranh thủ úp mì ăn đỡ đói.

Đây là bộ tranh của bạn Nguyễn Sơn Tùng (sinh năm 1992), hiện đang theo học nghệ thuật chuyên ngành Illustration tại Niigata (Nhật Bản). Bộ tranh với nội dung đơn giản nhưng lại chạm đến trái tim của không ít các bạn du học sinh.

“Album vẽ tay mình thực hiện trong một ngày mưa đói cồn cào, tự nhiên nhớ những góc nhỏ Sài Gòn, nơi mà ở đó ta có thể no bụng với vỏn vẹn 20k… Đói bụng, Sài Gòn ơi!”, với lý do rất đơn giản này Tùng đã cho ra đời bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”.

Vốn là một người con Sài Gòn, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất tấp nập, nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm nên những kỷ niệm quê hương luôn in sâu trong tâm trí cậu sinh viên ngành thiết kế trẻ tuổi.

Một bộ tranh với những chủ thể đơn giản như quán xôi, thùng mì tôm đã hết, gánh hàng hủ tiếu ngay đầu ngõ,… nhưng lại lột tả được gần như đầy đủ tâm trạng của một người con xa quê. Ở nơi đất khách quê người, cái người ta nhớ không phải những tòa cao ốc lộng lẫy, khu vui chơi mà đôi khi chỉ là những góc nhỏ thân quen giúp no nê lúc làm khuya về muộn.

“Mỗi khi đói mình đều nghĩ về những món ăn hồi ở Sài Gòn. Ở Nhật mức phí khá cao nên nhiều khi đói không biết ăn gì vì tiếc tiền nhưng ở Việt Nam thì khác, rẻ, ngon mà đa dạng. Đi nước ngoài rất thèm hương vị Việt Nam.

Nhớ về Sài Gòn với xe bánh mì ăn sáng, chiếc dù chỉ đủ đứng ăn tranh thủ lúc trời mưa hay nắng.

Mình còn nhớ những đêm đi làm, đi học khuya về nhất là ngành như mình việc ngủ trễ dậy muộn thậm chí thức cả đêm là bình thường. Lọ dọ ra ăn tô hủ tiếu gõ trên đường cùng em trai. Sài Gòn đồ ăn lúc nào cũng có sẵn, lúc giữa đêm hay lúc sáng sớm. Nhiều khi trong túi tiền còn vài chục thậm chí không đủ mà còn được mấy cô mấy chú bán cho thiếu lần sau ăn trả sau. Đi xa thèm cái tình đó lắm”, Tùng chia sẻ.

Vốn sống cùng bà từ khi còn nhỏ nên những kỷ niệm về người bà thân thương luôn theo đằng đẵng trong tâm trí của Tùng. Với Tùng, bà là người nóng tính, hay mắng nhưng lại là người chăm lo nhiều nhất, thương con cháu nhất.

Tùng nhớ đến bà với kỷ niệm nhiều đêm thức khuya làm việc 2, 3 giờ sáng thấy bà lọ mọ lên gác chỗ ngủ với tô cơm chiên bắt ăn cho bằng hết. Cũng chính vì những tình cảm đặc biệt này mà kết lại bộ tranh, Tùng nhớ nhất vẫn là bà, những món bà hay nấu, góc bếp bà ngồi.

Cùng ngắm nhìn bộ tranh ngộ nghĩnh của Nguyễn Sơn Tùng:

Hay xe hủ tiếu gõ với những chiếc bàn ghế nhựa, những lúc đông khách phải chờ hơi lâu một chút mới tới lượt

“Sang chảnh” hơn là hương vị của phở mà chỉ Việt Nam mới có

Thỉnh thoảng lại nhớ hương vị bánh tráng trộn của cô hàng rong ngoài ngõ

Cơm tấm góc chung cư Thạnh Mỹ Lợi. Từ cái xe, cái lò, cái bàn rồi thêm lâu lâu có cái đám đi chơi khuya về ăn

Xôi là món ăn mà không nhanh thì chẳng kịp mua, nhiều khi phải chạy với theo cô bán xôi trên đường

Những trận nắng “vỡ đầu” mà được uống cốc nước mía mát lạnh cũng đủ giải nhiệt lắm rồi

Hột vịt lộn chỉ có Sài Gòn mới có tên như vậy

Thế nhưng, dù có nhớ những món ăn Sài Gòn đến mấy thì cuối cùng đọng lại trong tâm trí vẫn là góc bếp của bà, tô cơm bà chuẩn bị chất chứa bao tâm huyết và tình cảm.

Theo dantri

Việc xử phạt gian lận thi cử thời xưa

Các triều đại xưa kia thông qua khoa cử để tìm chọn nhân tài cho đất nước. Rất nhiều các bậc danh nhân hiền tài đều xuất thân từ các...

Người Việt và thói nói một đàng, làm một nẻo

Trên bàn ăn phê bình tham nhũng, nhưng lỡ bị cảnh sát bắt vì chạy nhanh thì cười hì hì kiếm cách xì tiền cho qua chuyện… Đàn ông Việt...

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường xưa nhất Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung...

7 chiến hạm từng một thời nổi tiếng

Dưới đây là 7 chiến hạm nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới. 1. Yamato – chiến hạm được trang bị vũ trang mạnh nhất Yamato được ra...

Những ngộ nhận về Áo Dài Việt Xưa & Nay

Họa sĩ Cát Tường có phải là cha đẻ ra chiếc áo dài hiện đại? Năm 2006, sau khi đọc trong Thế Kỷ 21 (số 201 & 202) loạt bài...

Ảnh chưa từng công bố về chợ Đà Lạt thập niên 1960

Chợ Đà Lạt khánh thành năm 1960, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, chợ đã được coi...

Ngày tết nghĩ về ngũ thường trong tâm thức Việt

Một mùa xuân lại về trên đất nước ta. Chào Xuân Ất Mùi 2015. Như vậy là bốn mươi cái tết đã đến kể từ sau khi đất nước thống...

Ngôn ngữ và chữ viết

Dân tộc nào trên thế giới cũng có tiếng nói của mình dù trình độ phát triển chênh lệch nhau. Có tiếng nói không có nghĩa là có chữ viết....

Tượng Phật “lạ” – Góc nhìn và ý nghĩa

Một vị giáo sư người Đức chuyên nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng trao cho biết về bức tượng Phật “lạ” gây dư luận tại Thái Lan, Việt Nam...

Chiếc ngai vàng của hoàng đế triều Nguyễn

Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại. Chiếc ngai của hoàng đế triều Nguyễn do các nghệ nhân tài giỏi bậc nhất thời ấy thiết kế, hội...

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của vương quốc Champa

Cuộc xung đột nội bộ diễn ra liên tục nhiều thế kỷ là một nguyên nhân quan trọng đưa vương quốc Champa đến chỗ diệt vong. A – VẤN ĐỀ...

8 công trình đầu tiên của Sài Gòn xưa

Khách sạn Continental, nhà hát Thành phố, Bệnh viện Chợ Quán, Bưu điện trung tâm... là những công trình đầu tiên được xây tại vùng đất Sài Gòn Gia Định...

Exit mobile version