Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bánh bèo bì

Nếu có dịp về Lái Thiêu (Bình Dương) chơi, du khách thường nghe nói đến một món ăn đã có hơn 100 năm ở vùng đất mà người Sài Gòn hay đi đổi gió, đó là bánh bèo bì – đặc sản lâu đời của Bình Dương

Tên bánh là “bèo” nghe giản đơn, dân dã nhưng chế biến rất công phu. Người làm bánh phải chọn loại gạo thật ngon, vo thật kĩ, xay bằng cối đá, dằn chút muối khi ngâm bột trong 6 tiếng, rồi lóng bột chắt nước lấy bột đặc; nấu nước thiệt sôi pha với bột vừa lóng, vừa pha nước vừa nhanh tay quậy bột cho đều không để bột vón cục.

Phải pha cho khéo để bột không quá đặc bánh sẽ khô, bột quá nhão bánh sẽ nát. Được thứ bột trắng trong ấy rồi thì đổ vào khuôn và hấp cách thủy cho chín.

Đó mới chỉ là khâu chế biến nhưng để có dĩa bánh bèo thơm ngon trước mặt bạn thì còn qua nhiều công đoạn nữa. Bánh bèo bì tất nhiên phải có bì. Bì là hỗn hợp thịt heo đùi có bì bao quanh và bì heo ram vàng với nước dừa, thêm một chút thính. Thịt và bì phải xắt mỏng, độ mỏng ấy có được khi dao sắc như bay trên miếng thịt ram vàng.

Rau ăn kèm ở đây rất đặc biệt và ngon. Đó là dưa leo bằm sợi, rau thơm cắt rối, cà rốt củ cải trắng ngâm chua. Nước mắm bì gồm hỗn hợp nước mắm ngon pha loãng với nước ấm, đường, củ kiệu thấu chua, cà rốt sợi thấu chua, tương ớt, bột ngọt (ít nhiều tùy người). Quết thêm chút hành phi lên bánh và đậu phộng rang giòn, ớt cay tươi nữa là có dĩa bánh bèo bì hoàn hảo.

Cho dù địa danh chợ Búng dẫu có ít nhiều phai nhạt thì tiệm bánh bèo bì vẫn còn là chứng nhân để người ta nhớ, người ta thương, người ta tìm về mỗi khi tới Bình Dương.

Hoàn cảnh ra đời bài hát “Đêm Thánh Vô Cùng” – bài hát quen thuộc đêm Giáng Sinh được dịch ra 140 ngôn ngữ

200 năm qua, cứ vào mỗi đêm Giáng sinh, giai điệu bài thánh ca kinh điển Silent Night – vốn quen thuộc với người Việt Nam với cái tên Đêm...

Con Nghê – Linh vật thuần tính Việt

Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim Hạc và con Nghê, thế nhưng trong khoảng hai trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và...

Nhớ về thời bao cấp: Chuyện ăn cắp xăng dầu

Hầu như ai lớn lên trong thời bao cấp đều chứng kiến cảnh ăn trộm xăng dầu. Nhưng phần lớn những câu chuyện “chôm chỉa” xăng dầu thời đó rất...

Tìm hiểu vài tên gọi ở Sài Gòn

Sài Gòn nhập tịch Việt Nam vào năm 1698. Trong quá trình phát triển Sài Gòn mang nhiều ấn dấu của văn hóa Trung Hoa hơn là văn hóa Khmer...

Bánh tét Trà Cuôn – Đệ nhất bánh tét ở miền Tây

Có thể nói bánh tét lá bồ ngót ở Trà Cuôn là đệ nhất bánh tét miền Tây do một tay chị Hai Lý dựng lên và sáng tạo thành...

Lại bàn về {Nhạc Vàng}

Cách đây vài năm trong nước bỗng dậy lên cuộc tranh luận về 'nhạc sến' mà có thời còn được gọi là 'nhạc vàng', 'nhạc mùi', 'nhạc phản động' vv......

Chiếc máy tính điện tử đầu tiên trông thế nào, và nó làm được gì?

Ít người biết rằng, chiếc máy tính điện tử đầu tiên sinh ra để thực hiện “nhiệm vụ thử nghiệm”, xây dựng mô hình toán học của một vụ nổ...

Nguồn gốc của từ “Cù Lao”

“Cù lao” là một khái niệm địa lý dùng để chỉ phần đất nổi lên ở giữa sông, rất quen thuộc với người dân vùng sông nước. Vậy từ này...

Bỏ quên con sinh

Họ Công Sách(1) sắp tế. Trong các lễ vật bỏ quên không đặt con sinh(2), Khổng Tử nghe thấy chuyện, nói rằng: - Trong hai năm nữa, họ Công Sách...

Lễ hội Phủ Giày ở Nam Định thập niên 1920

Lễ hội Phủ Dày là một lễ hội lớn, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm ở xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam...

Đi tìm An Dương vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ

LỜI NÓI ĐẦU Thuyết-truyền vua An-dương, Mị-châu, Trọng-thủy – với những hình-tượng Loa thành, Rùa vàng, nỏ thần, áo lông ngỗng, ngọc trai giếng nước – là một truyện cổ...

Ngày Xuân – Nói chuyện áo dài

Tôi có cô bạn người Pháp, Monique Alia, rất yêu quý đất nước và văn hóa Việt Nam. Festival Huế tôi mời cô sang Huế chơi. Ngay khi đến Huế,...

Exit mobile version