Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách mua thịt lợn không có salbutamol và rau muống không tưới nhớt

Hiện nay vấn đề quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ làm từ ngọn là kiểm tra tại chợ, siêu thị còn cái gốc là nông dân, doanh nghiệp sản xuất thì hầu như bỏ ngỏ.


Người tiêu dùng nên mua thực phẩm có nguồn gốc và có hiểu biết cơ bản để nhận diện được thực phẩm có hóa chất.

Đơn cử, vừa qua, tại Củ Chi xuất hiện một số nông dân sử dụng nhớt cho rau muống, để rau xanh hơn và mướt hơn. Hay nhhư hóa chất tẩm vào những con gà tạo được màu vàng cho thịt gà. Do thói quen, thích sử dụng sản phẩm màu vàng óng, người kinh doanh đáp ứng ngay. Chất này vô cùng nguy hại.

Nguyên tắc chung: Mua thực phẩm có nguồn gốc, nơi đã được cơ quan nhà nước kiểm soát (quầy, sạp trong chợ, cửa hàng, siêu thị…). Ưu tiên sản phẩm có bao gói, nhãn mác, các địa điểm kinh doanh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh thú y (thịt gia súc treotrong các tủ mát, thịt gia cầm trong tủ bảo ôn…), có uy tín về chất lượng, có niêm yết giá theo quy định. Hạn chế các sản phẩm chế biến sẵn: tỏi xay, sả xay, rau củ đã thái sẵn, ngâm nước, thịt, cá xay nhuyễn… vì nguy cơ sử dụng chất tẩy trắng, hàn the”.

Nguyên tắc chọn thực phẩm: Ví dụ thịt lợn sạch khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến có mùi thơm, không bị ra nước. Lợn nuôi bằng thức ăn chứa hóa chất, da có độ căng, trương mỏng, ứ nước bên trong, trên da còn xuất hiện đốm đỏ.

Lợn siêu nạc có phần nạc gần sát với da, có nhiều cục nạc u lên, mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4 cm, thịt có màu đỏ như thịt bò. Thịt có tẩm ướp hàn the, muối diêm: nhìn rất tươi, cứng nhưng khô, thớ thịt săn, không dính… Khi cắt sâu vào bên trong, thịt khá nhũn, chảy dịch, có mùi, có độ đàn hồi kém.

Nhận biết thịt lợn siêu nạc:

Bó rau cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.

Về rau muống: Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

Vì vậy, bạn nên chọn những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn. Ngoài ra, rau không chứa hóa chất sẽ có vệt nhựa loãng ngắt cuống. Rau muống ngon nhất vào khoảng tháng 4, 5, 6 của năm. Trên thị trường xuất hiện dịch vụ bắt sâu bán để cho vào rau, để người tiêu dùng nghĩ đó là rau sạch.

Ngoài ra, người tiêu dùng nên lưu ý. Chọn những sản phẩm an toàn rồi, thì với các loại rau, sau khi mua về người tiêu dùng nên cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá, nhặt bỏ lá sâu. Sau đó, ngâm rau vào nước hòa muối khoảng 15 phút rồi rửa kỹ từng lá dưới vòi nước chảy vài lần trước khi đưa vào chế biến để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và cả gia đình.

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam – Chương 2/2

Những người phủ nhận Đông Sơn Lạc Việt là tổ tiên của ta có đại diện điển hình là V. Goloubew. Đó cũng là một nhà bác học thiếu tinh...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương mười: Kết luận

Thời xưa, con đường chính của triều đình tìm người tài tuấn ra làm quan là Khoa cử, hỏi về thuật trị nước của Nho đạo, lấy Ðức làm trọng...

Chuyện về hoa Mai

Hoa mai gắn liền với Tết ở các tỉnh ở phía Nam vĩ tuyến 17. Ở phía Bắc vĩ tuyến 17 dân chúng không chưng cành mai mà chưng cành...

Me Sài Gòn

Me Sài Gòn và me Sài Gòn rất khác nhau. Me Sài Gòn gây nuối nhớ là những hàng me được trồng hai bên đường trong thành phố. Me Sài...

Giao thông của người Việt Nam xưa

Đường đi lối lại và người đi trên đường là một đối tượng nghiên cứu thú vị của khoa Nhân học. Xã hội phong kiến phương Đông hay xã hội...

Văn hóa – Văn học của Sài Gòn 300 năm

300 năm, một thời gian quá ngắn với các thành phố khác, nhưng đằng sau 300 năm là mấy nghìn năm, là lịch sử, là văn hóa của toàn dân...

Vì sao người xưa cực sùng bái chim phượng hoàng?

Nhiều giai thoại, truyền thuyết cổ xưa có đề cập đến loài chim phượng hoàng. Loài chim này tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý. Theo đó, hình...

Nhớ về Saigon Departo

Trên báo Xuân Chính Luận năm 1969, bài phóng sự của H. Thủy Ba bộ mặt của Tết Sài Gòn có nêu: "Đi đến đường Tự Do mà không ghé...

Cần kiệm thành đại sự

Trong cuốn Chu Tử Gia Huấn thời Minh nói rằng: “Dù là ăn một bát cơm hay một bát cháo, hãy nghĩ tới việc có được nó không dễ; Dù...

Thói “Ăn” nếp “Ở” của vgười Việt qua cách nói

- Thói ăn: Không biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm...

Nguồn gốc của câu “Công bằng giao dịch”

Trước đây, quả cân trên cái cân của người buôn bán có khắc bốn chữ “Công bằng giao dịch”. Người hiện đại ngày nay cũng lấy “Công bằng giao dịch”...

Cuộc sống yên bình ở mảnh đất Hà Tây năm 1996

Cùng ngắm nhìn bức tranh bình dị về vùng quê Mỹ Đức, Hà Tây năm 1996 được ghi lại qua ống kính du khách quốc tế. Trên cây cầu ở...

Exit mobile version