Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hướng dẫn cách chơi Cờ Gánh ( Cờ chém)

Tuổi thơ trong tâm trí nhiều người là một bầu trời hương sắc và ngập tràn tiếng cười của những trò chơi thơ ngây. Trò chơi Cờ Gánh hay Cờ Chém cũng từng một thời là đam mê của biết bao đứa trẻ miền quê Quảng Nam. Ngày nay, trò chơi này ngày một trở nên nổng tiếng hơn ở mọi miền trên đất nước Việt Nam.

Giới thiệu về trò chơi Cờ gánh ( Cờ chém)

Trò chơi Cờ gánh hay còn gọi là Cờ chém, là một trò chơi chiến thuật, dành cho hai người chơi, có xuất xứ từ Quảng Nam, Việt Nam. Có nhiều giả thiết khác nhau về sự hình thành của loại cờ đơn giản, độc đáo này nhưng tựu chung lại, nó là một nét văn hóa đặc sắc của con người nơi đây sáng tạo nên.

Người dân bản địa ban đầu chỉ sử dụng các vật dụng khá đơn giản để làm bàn cờ và quân cờ như vẽ bàn cờ lên nền gạch, sử dụng vỏ nghêu, vỏ sò, viên sỏi…

Dạo gần đây, trò chơi này bắt đầu được thị trường ưu chuộng và được thiết kế các mẫu bàn chơi riêng, được bày bán nhiều tại các nhà sách, cửa hàng văn phòng phẩm.

Bàn cờ và quân Cờ gánh

Bàn Cờ Gánh có hình vuông, được chia làm 16 ô và được kẻ các đường ngang dọc, chéo như hình, nhằm thể hiện các đường di chuyển được phép đi của các quân cờ. Bàn cờ có 25 giao điểm là 25 điểm đặt quân.

Quân cờ gánh bao gồm 16 quân, chia thành 2 màu ( hoặc 2 loại). Khi bắt đầu trò chơi, các quân cờ được đặt như sau:

– 5 quân cờ của một bên được đặt ở 5 giao điểm hàng cuối cùng của bàn cờ phía mình

– 2 quân cờ được đặt tại 2 mép ngoài cùng của hàng thứ 2.

– 1 quân cờ được đặt ở hàng thứ 3, ngoài cùng bên trái.

Trong quá trình trò chơi, xuất hiện việc phải  đổi màu (hoặc đổi đặc điểm nhận dạng) quân cờ trên bàn cờ, do đó quân cờ Cờ gánh thường có hai mặt có hai màu (hoặc đặc điểm nhận dạng) khác nhau. Việc đổi màu (hoặc đặc điểm nhận dạng) khi đó chỉ cần thực hiện bằng cách lật mặt quân cờ. Vì vậy có nhiều người chơi sử dụng vỏ sò để làm các quân cờ.

Cách chơi trò chơi Cờ gánh

Bắt đầu trò chơi: mỗi người chơi được chia 8 quân cờ, có màu sắc ( hoặc nhận dạng) khác với quân cờ của đối phương. Người chơi sắp xếp quân cờ như thiết lập bàn cờ ở trên.

Khi chơi: lần lượt mỗi bên người chơi di chuyển quân bất kì của mình đến một giao điểm trống lân cận trên lưới ô vuông, theo chiều ngang, chiều dọc hoặc chéo tùy ý, miễn sao chưa có quân nào tại ô đó và theo đúng đường lưới ô.

Mục tiêu của trò chơi: đó là người đổi hết màu (hoặc nhận dạng ) của các quân cờ của đối thủ thành màu và nhận dạng quân cờ của mình, khiến một người chơi không còn quân cờ nào để đi.

Trong quá trình chơi, chúng ta sẽ gặp các trường hợp như sau

1. Gánh

Khi một quân cờ của phe này đi qua giữa hai quân cờ của phe kia ( tức là lúc này, hai quân cờ của đối phương ở hai bên, 3 quân cờ liên tiếp nhau thành một đường thẳng), thì hai quân cờ lân cận của đối phương bị coi là bị “Gánh” và bị đổi màu ( hoặc nhận dạng) để trờ thành quân cờ của ở giữa.

Người chơi chỉ gánh được khi chủ động đi quân cờ của mình vào giữa hai quân đối phương, chứ không thể gánh khi đối phương đi quân.

Ví dụ: Trong Hình 1a, quân cờ xanh H di chuyển theo mũi tên màu xanh vào giữa hai quân  đỏ N và Q. Khi đó quân đỏ N và Q sẽ bị đổi màu thành màu xanh.

Trong nước đi để “gánh” quân của đối phương, có thể cùng một lúc gánh được 4 quân hoặc 6 quân đối phương. Nước đi này còn được gọi là “chầu” 4 hay “chầu” 6.

2. Vây / Chẹt

Khi quân cờ của một người chơi nằm xung quanh quân cờ của đối phương khiến cho nó không thể di chuyển được, lúc này quân cờ này bị coi là bị “ Vây” hay “ Chẹt” ( giống kiểu chơi của cờ vây). Khi đó quân cờ bị vây sẽ bị đổi màu.

Ví dụ: Trong hình 2a, quân đỏ B di chuyển theo mũi tên xanh sẽ làm quân xanh A và C bị vào thế kẹt. Quân A và C sẽ bị đổi màu thành màu đỏ như hình 2b.

3. Bẫy thế cờ Mở

Trong một số trường hợp, người chơi có thể chủ động tạo ra thế cờ cho quân đối phương đi vào giữa để “gánh” quân mình. Mục tiêu có thể là sau đó người chơi sẽ gánh lại quân đối phương chầu 4 hoặc chầu 6, hoặc tạo đường đi cho các nước cờ xa hơn. Nước đi như vậy được gọi là nước “Mở”.

Khi người chơi chủ động tạo thế “mở” cho đối phương gánh, thì đến lượt đối phương, đối phương bắt buộc “phải gánh”. Đó là chiến thuật của người chơi. Thế cờ này không chỉ dùng để đổi màu nhiều quân cờ của đối phương nhưng cũng dùng để thoát ra khỏi một thế cờ bí.

Ví dụ: Trong Hình 3a, phe xanh di chuyển N theo hướng mũi tên và nói “Mở”.  Phe đỏ bắt buộc phải dời quân M vào giữa E và N (Hình 3b), đổi hai quân này thành màu đỏ như trong Hình 3c.

Phe xanh đi quân O theo hướng mũi tên vào gánh ba cặp: AN, KM và LE như trong Hình 4a và 4b

Kết thúc trò chơi: Khi trên bàn cờ chỉ còn lại một loại quân cờ duy nhất thì người đó là người chiến thắng.

Nói chuyện về các tên đường ở Sài Gòn năm 1957

Bài viết của nhà văn, nhà báo Bình Nguyên Lộc (tác giả của Đò Dọc) đăng trên báo Nhân Loại năm 1957 để tản mạn và châm biếm về cách...

Những bến xe buýt đặc biệt của Liên Xô

Xe bus (buýt) đã có từ xa xưa đặc biệt là các nước Châu Âu. Nhà chờ, trạm chờ mỗi nước lại có những thiết kế đặc trưng cho mỗi vùng. Nhiếp...

Tại sao nền văn minh Maya sụp đổ?

Người Maya là một dân tộc cổ xưa và bí ẩn. Khi nền văn minh Maya đột nhiên biến mất. Có rất nhiều kiến giải về vấn đề này. Một...

Lê Lợi có phải là người Mường?

Đồng bào vùng Lam Sơn ngày nay vẫn thường gọi Lê Lợi là đạo Cham và Nguyễn Thận ở Mục Sơn là đạo Mục. Căn cứ vào những tài liệu...

Những bức ảnh hiếm về Nam Phương Hoàng hậu

Nam Phương Hoàng hậu tạo dáng chụp ảnh tại dinh thự gia đình ở Đà Lạt, nhí nhảnh trong ngôi trường mình theo học ở Pháp, duyên dáng trong tà...

Chuyện về cái niêu đất

Có một nhà văn khi viết về chiếc niêu đất đã thổ lộ: “Nằm trong xó bếp lẫn cùng tro than đã nghìn năm, niêu đất từng chứng kiến cảnh...

Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện?

Việt Nam đã ngừng đúc và lưu thông tiền xu từ năm 2011, nhưng loại tiền này lại khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Ngay từ thế...

Nguồn gốc các triều đại Lý và Trần

Về vấn đề nguồn gốc của triều Lý Trần, thì dựa trên một số ghi chép lịch sử, đã xuất hiện luồng quan điểm cho rằng đây là các triều...

Mâm cơm gia đình, đâu đơn giản chỉ là đồ ăn thức uống

Ngày còn thơ bé, mãi đi chơi nên không về ăn cơm với gia đình, ai cũng bị mẹ bắt ép ngồi ăn, còn phụng phịu không chịu ăn. Đến...

Nghệ thuật tượng sơn thếp truyền thống của người Việt

Đất và gỗ phủ sơn từ thế kỷ 17 là chất liệu được sử dụng phổ biến, cốt bằng gỗ, chi tiết bề mặt sửa bằng đất. Vàng và son...

Thiên táng là gì?

Ngày xưa có người đi làm ăn ở xa nhà, dọc đường chẳng may bị cảm nắng. Cảm gió mà chết đột ngột, có người cùng đi hoặc người qua...

Lịch sử đá banh thời Việt Nam Cộng Hòa

Lịch sử 100 năm Túc Cầu Việt Nam Dân tộc Việt Nam xưa nay vốn có truyền thống thượng võ, nên rất coi trọng việc rèn luyện cơ thể hằng...

Exit mobile version