Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hướng dẫn cách chơi Nhảy lò cò

Có thể bạn chưa biết: Nhảy lò cò là một trò chơi dân gian có từ rất lâu đời, không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các quốc gia khác trên thế giới. Từ xa xưa, những người lính La Mã đã chơi nhảy lò cò để đọ sức mạnh và tốc độ với nhau. Trò chơi này vừa giúp rèn luyện sức khỏe lại giúp tăng khả năng cân bằng, khéo léo.

Chuẩn bị trước khi chơi

Người chơi

Nhảy lò cò là một trò chơi tập thể theo lượt từng người một, nên không giới hạn người chơi. Tuy nhiên, nên chơi tối đa 5 người chơi trên một ô chơi. Vì việc vẽ ô chơi nhảy lò cò khá đơn giản, nên khi có số người chơi lớn hơn, vẽ thêm ô chơi khác để người chơi không phải chờ quá lâu để đến lượt.

Không gian chơi

 Trò chơi nhảy lò cò là trò chơi vận động có những hoạt động chạy, nhảy, vì vậy nên chọn không gian chơi bằng phẳng, rộng rãi, đồng thời có thể dễ dàng vẽ ô chơi được, ví dụ sân trường, sân chơi…

Vẽ ô chơi lò cò

Không gian chơi Nhảy lò cò là một ô chơi gồm 10 ô vuông. Dùng phấn, than, hoặc đầu que nhọn để vẽ xuống nền sân chơi những đường thẳng giao nhau để tạo thành các ô vuông. Diện tích các ô vuông đủ rộng để một người chơi có thể đứng cả hai chân vào trong hoặc một lần bật nhảy có thể chuyển sang được ô khác liền kế. Diện tích đề xuất nên là các ô vuông 30×30 cm hoặc 40x40cm.

Có rất nhiều biến thể ô chơi Nhảy lò cò, bạn có thể chọn một số mẫu sau để chơi:

Chọn vật làm “ Chì/chàm” 

Chì hay chàm là một vật nhỏ, cầm vừa tay. Người chơi sẽ cầm Chàm để ném vào các ô có số theo từng lượt chơi. Chàm có thể là một túi đậu, vỏ hạt, viên gạch nhỏ…

Cách chơi Nhảy lò cò

– Những người tham gia chơi tiến hành oẳn tù tì để sắp xếp thứ tự chơi trước sau. Người chơi dành chiến thắng sẽ là người chơi đi đầu tiên.

– Mỗi người chơi sẽ bắt đầu lượt của mình bằng cách tung Chàm vào ô số 1. Sao cho Chàm rơi đúng vào ô, không được chạm vạch kẻ ô hoặc bị bắn ra ngoài hoặc sang ô khác. Nếu không tung trúng Chàm, người chơi mất lượt.

– Sau khi tung được Chàm, người chơi bắt đầu tiến hành nhảy lò cò theo quy luật sau: người chơi nhảy vào tất cả các ô trừ ô có chứa Chàm ( ví dụ lượt đầu tiên thì người chơi bật nhảy luôn vào ô số 2) ; với ô đơn người chơi chỉ được đặt một chân vào ô, chân còn lại co lên. Với ô kép người chơi đặt mỗi bên chân ở một ô, chân phải ô phải, chân trái ở ô bên trái.

– Trong quá trình nhảy, người chơi không đứng mất thăng bằng, chạm vào vạch kẻ ô, nhảy sai ô, chạm tay xuống đất… thì đều coi là phạm quy và mất lượt. Người chơi cũng không được phép dừng lại ở một ô quá 60 giây.

– Sau khi đi hết một lượt từ ô số 1 đến ô số 10. Tại ô số 10, người chơi bật nhảy để quay lại đằng sau nhưng vẫn phải đảm bảo các quy tắc như không được chạm vạch hay mất thăng bằng bị ngã… Rồi tiếp tục thực hiện vòng về. Khi đến ô số 2, tức ô liền kề với ô đã ném Chàm vào, người chơi cúi xuống và nhặt Chàm lên. Sau đó bật nhảy về vị trí ban đầu.- Nếu sau 1 lượt, người chơi không phạm quy và hoàn thành hết lượt như trên, người chơi bắt đầu lượt mới bằng cách ném chàm vào ô số 2, và tiếp tục thực hiện 1 lượt mới. Nếu người chơi phạm quy, sẽ đến lượt của người chơi tiếp theo. Người chơi tiếp theo có thể chơi tại bàn mà  họ bị dừng ở lượt chơi trước của mình.

– Sau khi một người chơi chơi hết 10 ô chàm, người chơi này sẽ có quyền Cất nhà. Người chơi đứng ở điểm xuất phát, quay lưng lại so với ô nhảy. Người chơi tung Chàm ra đằng sau. Nếu Chàm rơi vào ô nào ( không nhất thiết phải rơi vào giữa ô, có thể chạm vạch ra ngoài), ô đó sẽ trở thành Nhà của người chơi này. Nếu Chàm rơi vào ranh giới hai ô thì Chàm nằm trên ô nào nhiều hơn thì Nhà sẽ là ô đó. Nếu Chàm rơi ra ngoài không trúng ô nào thì người chơi mất lượt ném Nhà.

– Dùng phấn đánh dấu ô Nhà của người chơi. Từ các lượt tiếp theo, khi người chơi này nhảy tới ô Nhà, người chơi có quyền nhảy chụm 2 chân để nghỉ tại đây 60 giây. Còn những người chơi khác thì không được phép nhảy hay tung Chàm vào ô này.

Biến thể

Một số biến thể của trò chơi đó là chơi theo hai nhóm người chơi.

Mỗi nhóm sẽ chia đều số lượng người chơi. Các thành viên của hai nhóm chơi sẽ chơi xen kẽ nhau. Người chơi sau của cùng một nhóm sẽ bắt đầu từ bàn mà người chơi trước mất lượt.

Điều này sẽ làm tăng tinh thần đồng đội đồng thời giúp các người chơi yếu hơn có thể bắt cặp với những người chơi tốt hơn làm tăng tính cân bằng của trò chơi.

Những quy định khác

Trong cuộc, người chơi tuân theo những quy tắc căn bản, còn có thể thêm những giao ước khó hơn. Tùy vào từng vùng miền, địa phương, các quy định chơi Nhảy lò cò có thể bao gồm:

– Không thảy chàm vào ô có nhà, đụng chàm nhau hay lấy nhầm chàm; Không được thay chàm trong khi chơi.

– Không thay đổi chân cò trong suốt lượt đi; Không chống hai tay hoặc chụm đứng hai chân cúi lượm chàm, không chạm tay vào đường kẻ, không lượm rơi chàm.

– Khi thảy chàm cất nhà phải xướng lớn: Thảy đất cất nhà Một- Hai- Ba…

– Chỉ được tung chàm không quá ba lần khi cất nhà

– Thảy chàm cất nhà vào nơi nhà mình đã có trước thì bị cháy nhà.

– Miếng sứt ra từ đồng chàm chạm vào đường kẻ cũng bị mất lượt.

– Tăng gấp đôi quãng đường cất nhà bằng cách đi ngược lại các mức.

Kinh rạch xưa và nay ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Sài Gòn ban đầu là tên gọi khu đất thuộc Quận 5 hiện nay.Năm 1778, quân Tây Sơn lấy cớ người Hoa trợ giúp cho Nguyễn Ánh nên đã tàn...

Phi vụ tự sát ngày 11 tháng 9

Trung úy phi công Heather Penney chưa rõ chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới là vô tình hay cố ý. Nhưng khi chiếc...

Hồ Động Đình và Bách Việt

Hồ Động Đình được nhắc tới nhiều trong truyền thuyết, cổ sử và văn hóa của Đại Tộc Việt. HỔ ĐỘNG ĐÌNH và TRUYỀN THUYẾT VIỆT. Kì Dương Vương Lấy...

Số phận của nước Việt thời Xuân Thu – Chiến Quốc

Nhà nước Việt vụt hiện thành một quầng sáng trong huyền sử Trung Hoa vào cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc dưới triều đại của vị chủ tể truyền...

Chùa Nôm – Trường tồn với thời gian

Tương truyền, xưa kia ở vị trí của chùa Nôm vốn có một am nhỏ nằm giữa rừng thông cổ thụ, sau này trở thành chùa. Vào năm 1680, chùa...

Không hề có chuyện Cao Bá Quát sửa lỗi phạm húy trong bài thi của thí sinh

Từ trước đến nay, khi đề cập đến sự kiện Cao Bá Quát (1809-1855) sửa bài thi cho thí sinh trong khoa thi Hương năm 1841 tại trường thi Thừa...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P13, 14, 15)

CHƯƠNG XIII. THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT ANH HÙNG VIỆT CỔ Trong tư duy buổi đầu của con người nguyên thuỷ chưa có sự phân biệt những hiện tượng vũ trụ....

Tây Thi – mỹ nhân ‘người’ Bách Việt

1. Tây Thi là một người đẹp nổi tiếng trong lịch sử phương Đông cổ đại. Nàng tên thật là Thi Di Quang [baike.baidu.com], được cho là sinh ra vào...

Ảnh hiếm về vị đại gia giàu thứ nhì sài gòn xưa

Dân Sài Gòn xưa lưu truyền câu “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định” để nói về bốn người giàu nhất “Hòn ngọc Viễn Đông”. “Nhì Phương” chính là...

Ca Sĩ Họa Mi kể về lần cuối gặp Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vào năm 2001. Trước thời gian đó khoảng 4 năm, danh ca Họa Mi –  học trò cũ của ông đã có dịp gặp...

Người Việt có thể nhịn cơm, nhưng không thể nhịn… hóng biến

Chúng ta đang tranh nhau mỗi ngày những “món ăn” mang tên “phốt to, biến lớn, scandal” dù biết thừa rằng nó vô bổ, chẳng có tí “dinh dưỡng” nào....

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 2 – Từ Vần D-H

D. - Dân du lịch/đi chơi trở thành phượt thủ (VnExpress). Tôi không hiểu họ lấy chữ “phượt” ở đâu ra. Có thể từ tiếng Miên. - Dẫn bóng một mình/đi bóng một mình trở thành solo. Trong...

Exit mobile version