Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mè láo

Nếu du khách đang tìm bánh đặc sản Sóc Trăng làm quà thì có thể mua một ít bánh mè láo bởi đây cũng là món bánh phổ biến, truyền thống của người dân nơi đây. Mè láo có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng khi vào đến Sóc Trăng lại được người dân đón nhận và dùng trong nhiều dịp lễ tết. Ruột bên trong của bánh tơi xốp không quá ngọt và rất giòn, tạo cảm giác ngon miệng mà không bị ngán. Bánh thơm mùi mè rang bám ngoài lớp vỏ giòn rụm.

Người dân nơi đây thường dùng mè láo với trà nóng và mời khách mỗi khi đến chơi nhà. Mới chỉ cầm trên tay thôi đã thấy thơm mùi mè rang, làm cho du khách cảm thấy tò mò về hương vị và đối với những ai lần đầu tiên thưởng thức mè láo Sóc Trăng.

Thành phần mè láo Sóc Trăng bao gồm có mè rang chín, đường mạch nha, khoai môn, bột nếp làm từ lúa mới thơm, dẻo. Điểm đặc biệt ở đây là phần khoai môn được bào mỏng và giã nhuyễn sau đó đem phơi nắng khoảng 2 đến 3 ngày. Sau đó cắt khoai môn thành từng miếng nhỏ và lăn vào bột nếp và viên thành hình tròn sau đó chiên trong chảo dầu sôi. Bánh chín được đem nhúng vào đường mạch nha rồi lăn qua mè đã rang chín đến khi mè bám kín quanh bánh.

Mè láo Sóc Trăng không chỉ thị trường trong nước biết đến mà kể cả những du khách nước ngoài khi đến Việt Nam không thể quên được hương vị mè láo Sóc Trăng.

Ngôi chùa bị cháy

Một vị sư trụ trì không biết nguyên nhân vì sao ngồi chùa bị cháy nhưng ngài vẫn trầm tĩnh khi không biết làm sao cứu vãn khỏi tình hình...

Xà bông Cô Ba đánh bay hàng ngoại

Ngày nay, nhìn hộp xà bông Cô Ba trơ trọi trong vài siêu thị giữa bối cảnh thị trường chất tẩy rửa bị doanh nghiệp nước ngoài thôn tính gần...

Dưới triều Nguyễn, người đánh con riêng của chồng (vợ) đến chết có thể bị xử tội chết

Ngày 19 tháng 5 năm Tự Đức thứ 2 (1849), Tuần phủ Bắc Ninh hộ lý Ninh Thái Tổng đốc quan phòng Trương Văn Uyển trình tấu về bản án...

Tết xưa của người Tràng An

Tết xưa của đất Tràng An mang phong vị rất riêng, ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ. Tết nay đến rồi, dư âm của Tết...

Ngày Tết của người Nha Trang

Từ hồi ký của một người Âu châu đã từng sống ở Nha Trang đầu thế kỷ 20, chúng ta có thể hình dung được không khí vui Tết của...

Chuyện về chiếc bình vôi xưa

Theo truyền thuyết, tục ăn trầu của người Việt đã có từ thời vua Hùng Vương thứ IV, theo đó chiếc bình vôi có thể đã có mặt từ thời...

“Bàng hoàng” hay “bàn hoàn”?

“Bàng hoàng” là một từ rất quen thuộc đối chúng ta. Vì vậy, khi bắt gặp từ “bàn hoàn” ta không khỏi nghi ngại rằng đây là từ sai chính...

Thiết đãi hay thết đãi?

Trong hai từ tổ mà bạn đã nêu thì “thết” và “thiết” là những điệp thức, tức là những từ (hoặc hình vị) cùng gốc nhưng “thết” thì xưa hơn....

Lý giải nguồn gốc cái tên “Gò Vấp”

Theo nhiều người, Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do...

Sài Gòn – Chợ Lớn thế kỷ 19 qua ống kính Emile Gsell

Dinh toàn quyền khi vừa xây xong, chân dung các nghệ sĩ tuồng, trò chơi của trẻ em bốc vác… là những hình ảnh qúy giá về Sài Gòn những...

Giữ thể diện khác biệt với “hư vinh” và “không nhận lỗi”

Người Trung Hoa cổ đại có câu: “Nhân hoạt nhất trương kiểm, thụ hoạt nhất trương bì”, ý nói con người sống không thể không có thể diện, giống như...

Mơ xa lại nghĩ gần, đời mấy kẻ tri âm

Làm thơ, đọc thơ tôi thường "hơi bị" chủ quan về đức tin lẫn đức tính thơ của mình. Càng đáng được ăn gậy của Tổ bởi tôi chưa thấm...

Exit mobile version