Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Rượu Kim Sơn Ninh Bình

Có thể bạn không biết nhưng ở Ninh Bình còn có một huyện nhỏ tiếp giáp với biển chính là Kim Sơn. Có lẽ chính vì nằm tọa lạc ở một vùng giàu tài nguyên thiên nhiên đã giúp cho nghề nấu rượu trở thành một làng nghề truyền thống của Ninh Bình. Sức hút của rượu Kim Sơn chính là nhờ hương vị thơm nồng đặc trưng, thậm chí người ta bảo chỉ cần mở nắp chai rượu là bạn đã có thể ngửi thấy mùi thơm rồi đó!

Để có được một chai rượu ngon, người chế biến đã phải lựa chọn rất kĩ trong nhiều công đoạn như gặt lúa, phơi khô sau đó nấu cùng men rượu, và chỉ có những hộ gia đình có kinh nghiệm thì mới biết cách nấu ngon được. Điều đặc biệt nhất của rượu này chính là phần men rượu được làm từ 36 vị thuốc bắc sau đó đem nấu và ủ.

So với rượu cần Nho Quan thì rượu Kim Sơn Ninh Bình thường nặng hơn rất nhiều, nhất là ở những lít rượu đầu tiên. Nét độc đáo của rượu Kim Sơn chính là được nấu hoàn toàn thủ công từ rơm, củi. Quan trọng nhất chính là khâu nấu, nếu để lửa quá nhỏ hay quá cao sẽ khiến hơi rượu bị khét.

Để có một mẻ rượu ngon thường sẽ phải chế biến trong khoảng 15 ngày thế nhưng những người dân tại đây dường như không hề bỏ hay rút ngắn bất kể một công đoạn nào cả. Nếu có dịp đến với vùng đất Kim Sơn thì bạn hãy ghé đến bất kì một quán nhỏ ven đường nào để thưởng thức những món ăn đặc sản như gỏi cá nhệch, gỏi tôm và nhâm nhi một vài ly rượu Kim Sơn thì quả thực không còn gì tuyệt bằng.

Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc...

50 Cặp Lục Bát Hay Nhất Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Truyện Kiều là một tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du, gồm 3.254 câu. Đây là một tuyệt tác kinh điển có một không hai của nền văn học...

Tóc Xưa – Bản nhạc cuối đời của Ngô Thụy Miên

Tôi vốn là người “mê” mái tóc của phụ nữ. Có điều hơi khó tính, phải là tóc dài, thi vị hơn chút nữa là mái tóc đó tung bay...

“Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa

Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ mấy năm nay...

Lì xì là gì? vì sao hay gọi tiền là hầu bao?

Hầu bao nghĩa là gì? Hầu bao là túi nhỏ đeo ở thắt lưng được gọi là hóngbāo trong tiếng Phổ thông Lì xì là một trong những tập tục...

Thăng Long – Kinh đô muôn đời

1. Sơ lược về thành Đại La Từ khi Lý Nam Đế thành lập nước Vạn Xuân (544), ông đóng đô ở cửa sông Tô Lịch là ngôi thành đắp...

Đạo vợ chồng

Tưởng mình sắp chết, thấy vợ trẻ trung, không muốn để cho ở vậy thế là quá yêu thương vợ, thể tất cho vợ lắm. Sợ chồng tiếc đẹp, chết...

Thiền viện có chùa Một Cột thu nhỏ ở miền Tây

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những điểm đến văn hoá tâm linh nổi tiếng, toạ lạc ở thành phố Cần Thơ. Thiền viện Trúc Lâm Phương...

Nghề luyện kim đúc đồng trong văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ thứ 8 – 7 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 1 – 2 sau Công Nguyên) là một nền văn...

Thế gian một vợ, một chồng, chẳng như nhà Táo, hai ông một bà

Nhà Táo một bà hai ông: Đạo nghĩa vợ chồng dưới góc nhìn Kinh Dịch huyền bí. Thế gian một vợ, một chồng, Chẳng như vua bếp, hai ông một bà...

Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng – “Dã” hay “giã”?

Do nhầm lẫn về âm đọc, nhiều người không phân biệt được “dã” và “giã”, thậm chí còn cho rằng chúng là một, như trong trường hợp “thuốc đắng dã/giã...

Bổng là gì? Đả cẩu bổng pháp là gì?

Bổng có lẽ là một trong những binh khí cơ bản nhất của Trung Hoa cổ đại. Nó là cây gậy dài được làm bằng gỗ hoặc thép, được sử...

Exit mobile version