Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BẮT ĐẦU CUỘC SỐNG MỚI TẠI MỸ

1. TÌM KIẾM NƠI Ở

Tìm kiếm nơi ở là công việc đầu tiên phải làm trước khi đặt chân lên vùng đất mới. Để có thể tìm kiếm nhanh chóng và phù hợp với nhu cầu thì việc đầu tiên là nên tham khảo trước các website về bất động sản tại nơi gia đình dự định sinh sống, có rất đầy đủ thông tin về việc cho thuê nhà và bán nhà, các trang thiết bị cần thiết và vị trí có thuận tiện cho sinh hoạt hay không. Tuy nhiên, khi mua và thuê nhà cần lưu ý một số thông tin:

Thuê nhà:

Mua nhà:

2. TÌM KIẾM CÁC TỔ CHỨC GIÚP ĐỠ NGƯỜI ĐỊNH CƯ

Phần lớn các quốc gia nói chung và Mỹ nói riêng đều có chính sách thu hút người định cư đều có các tổ chức của chính phủ hoặc những tổ chức hoạt động cộng đồng chính phủ sẽ hỗ trợ kinh phí nhằm giúp người định cư sớm hòa nhập với cộng đồng. Các tổ chức này sẽ đưa những thông tin cần thiết để giúp đỡ người định cư. Tất cả những thông tin này đều miễn phí và là trách nhiệm của các tổ chức nêu trên. Các tổ chức này có tên và địa chỉ cụ thể thường public trên mạng và nhiều tổ chức có website riêng để hướng dẫn về các dịch vụ, hoạt động mà họ cung cấp.

3. TÌM NƠI GIỮ TRẺ HAY TRƯỜNG HỌC CHO CON CÁI

Một trong những quan tâm của các bậc cha mẹ là tìm cho con cái môi trường học tập phù hợp. Đối với mỗi độ tuổi khác nhau cũng có những sự khác biệt nhất định.

Dưới 4 tuổi: Trẻ em thường phải đi daycare hoặc bố mẹ ở nhà tự trông con. Các cơ sở nhận giữ trẻ thường là các cơ sở kinh doanh nên tiền đóng hàng tháng tương đối đắt đỏ. Nếu ba mẹ tự trông trẻ thì nên lưu ý có các khu công cộng dành cho trẻ em vui chơi như công viên hoặc các câu lạc bộ có thể mang con tới chơi miễn phí để trẻ con có bạn bè và làm chúng dễ hòa nhập với môi trường.
Từ 4 tuổi tới 6 tuổi: Trẻ có thể đi học mẫu giáo. Có nhiều cơ sở của chính phủ và trẻ đi học ở độ tuổi này không phải mất tiền học phí. Trẻ sẽ vừa học và vừa chơi.
Trên 6 tuổi: Bắt đầu học văn hóa, phần lớn các quốc gia đều miễn phí. Ba mẹ cũng không cần thiết phải đưa tới trường, chỉ cần đưa tới các bến xe buýt nơi nhà trường thường đưa đón học sinh để chúng tự tới trường hoặc đón khi về nhà.
Học ngoại khóa: gồm nhạc, vẽ, các môn học thể thao…, thường sẽ có khoản học phí riêng.

4. GIAO THÔNG

Một trong những vấn đề cho người mới định cư Mỹ là việc đi lại, hệ thống giao thông gồm xe bus, tàu điện ngầm, taxi, xe đạp, ôtô. Nếu là sinh viên có thể được miễn hoặc giảm tiền xe bus. Để thuận tiện giao thông khi mới sang có thể dùng xe đạp (không phải xin cấp phép bằng) hoặc đi bằng xe bus. Về lâu dài thì cần phải thi lấy bằng lái xe hơi.
Kỳ thi lái xe hơi phải vượt qua phần lý thuyết và phần thực hành. Khi đã vượt qua phần lý thuyết phải chờ đợi khoảng 8 tháng sau mới được thi phần thực hành. Như vậy, người mới định cư thường sớm cũng phải mất gần một năm mới được phép lái xe hơi chính thức.

5. HỆ THỐNG Y TẾ

Hệ thống y tế miễn phí: điều này không có nghĩa là mọi chi phí về y tế đều miễn phí, có những dịch vụ phải trả tiền như tiền chăm sóc mắt, răng và một số phẫu thuật lớn. Khi tới các cơ sở khám chữa bệnh đều phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế do chính phủ cấp. Đối với người mới định cư thường phải chờ một thời gian thông thường là 3 tháng để nhận được thẻ bảo hiểm y tế.

Để thuận tiện cho việc khám chữa bệnh người định cư có thể chọn một trong các hình thức:

6. HỌC TẬP

7. LÀM VIỆC

Mỗi người muốn làm việc tại Mỹ đều phải được cho phép bằng giấy phép làm việc. Để nhanh chóng tìm được việc làm nên tới các trung tâm hỗ trợ tìm kiếm việc làm của chính phủ, trong đó có tư vấn miễn phí về cách lập hồ sơ xin việc, các kỹ năng cần thiết khi đi tìm việc, tìm kiếm các cơ sở cần người phù hợp với trình độ và kỹ năng mà người định cư cần thiết.
Người đi làm cũng rất cần biết về quyền và nghĩa vụ của người lao động do luật lao động quy định trong đó quy định về lương tối thiểu, các kỳ nghỉ, chế độ thải sản (phụ nữ thường được nghỉ sinh con một năm, và người chồng cũng được xin nghỉ theo chế độ sinh con), các điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động, thất nghiệp (nếu người đi làm khoảng một năm liên tục trở lên, nếu thất nghiệp xảy ra thì sẽ được hưởng lương thất nghiệp một năm).

8. QUYỀN CON NGƯỜI

Các vấn đề về phân biệt chủng tộc bị luật pháp cấm. Trong công sở, phục vụ các dịch vụ nếu có bất cứ những hành vi phân biệt chủng tộc đều có thể kiện tới các cơ quan chức năng. Sức khỏe và tính mạng của công dân được bảo vệ, những vấn đề như bạo hành trong gia đình, bố mẹ đánh con sẽ bị phạt và tước quyền nuôi con. Các vấn đề tranh chấp trong cuộc sống thì người dân có thể thông qua việc kiện lên tòa án để giải quyết.

9. THUẾ

Bao gồm một số loại thuế cá nhân cơ bản là thuế thu nhập (đối với người có thu nhập), thuế tài sản (khi mua nhà), thuế hàng hóa (khi mua hàng hóa và dịch vụ).
Việc khai thuế liên quan tới nhiều lợi ích khác nhau, kể cả những người không có thu nhập cũng cần khai thuế, vì nó liên quan tới các trợ cấp cho người già, tiền hoàn thuế, các lợi ích cho trẻ nhỏ, tiền học phí nếu là sinh viên đi học có thể được miễn giảm. Khai thuế có thể tự khai hoặc thông qua các dịch vụ khai thuế.
Thuế thu nhập tùy từng nước có cách tính khác nhau nhưng thường sẽ có ngưỡng thu nhập phải chịu thuế và Mỹ nộp thuế thu nhập lũy tiến, tức là người càng nhiều tiền thì tỷ lệ thuế phải đóng càng cao. Thuế hàng hóa là thuế ảnh hưởng tới cuộc sống người dân hàng ngày, các cơ sở kinh doanh tại Mỹ thường niêm yết giá bán không có thuế, nên muốn tính được chi phí phải bỏ ra hàng tháng cho cuộc sống gia đình cần biết mức thuế xuất thuế hàng hóa.

10. CÁC QUYỀN LỢI KHÁC

Một số quyền lợi khác người định cư cũng cần quan tâm. Ví dụ như người già trên 64 tuổi có tiền già (kể cả chưa bao giờ đi làm) để hỗ trợ cuộc sống cơ bản gồm tiền thuê nhà và tiền ăn ở, hoặc người già có thể vào các trung tâm dưỡng lão của chính phủ. Tiền lợi ích cho trẻ nhỏ thì cũng phụ thuộc vào thu nhập của bố mẹ. Bố mẹ thu nhập thấp thì chính phủ sẽ hỗ trợ tiền nuôi con nhiều hơn (tiền sữa, tiền trông giữ trẻ, tiền hỗ trợ học nếu về sau học đại học), tiền hỗ trợ cho người tàn tật nếu không có khả năng lao động.
Ngoài ra một số người không có việc làm có thể được hỗ trợ trong thời gian ngắn về trợ cấp xã hội. Tuy nhiên nếu sức khỏe bình thường thì những người này sẽ thường bị chính phủ thúc giục tìm kiếm các khóa học và tìm kiếm việc làm để không xin trợ cấp chính phủ. Một số gia đình thu nhập thấp có thể xin hỗ trợ về tiền thuê nhà của chính phủ, sinh viên của nhà có thu nhập thấp có thể được miễn giảm học phí hoặc vay tiền lãi suất thấp để đi học, tiền hỗ trợ mai táng khi một người mất, tiền bảo hiểm ý tế đối với người đi làm chủ lao động có đóng bảo hiểm ý tế…

11. GIÁ CẢ HÀNG HÓA VÀ CÁC CHI PHÍ SINH HOẠT HÀNG NGÀY

Một trong những câu hỏi đối với mỗi gia đình khi định cư là cần phải xác định một cách tương đối chính xác các chi phí cuộc sống hàng tháng phải trang trải cho gia đình mình. Người định cư có thể tìm hiểu trước khi sang định cư bằng cách lên kế hoạch tài chính, liệt kê các khoản chi tiêu thường xuyên của gia đình. Giá cả các hàng hóa, nhu yếu phẩm cơ bản thường có trên các trang web bán hàng của các siêu thị, các cửa hàng.
Có một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ tránh bị động về tài chính khi mới định cư. Khi đi mua hàng lưu ý cần giữ lại hóa đơn mua hàng, vì nếu sau khi mua hàng trong một thời gian nhất định có thể trả lại người bán mà không phải phải đưa ra bất cứ lý do nào (điều này quy định cụ thể trong luật bảo vệ người tiêu dùng).

12. MỞ MỘT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Nhiều người định cư quan tâm tới việc mở cơ sở kinh doanh, mỗi loại hình kinh doanh cũng có những quy định riêng biệt. Nhưng tựu chung thì có thể phân làm hai loại chính là loại chịu trách nhiệm vô hạn (cơ sở kinh doanh tư nhân và hợp tác kinh doanh giữa một số cá nhân). Loại hình doanh nghiệp này thì chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của mình. Loại trách nhiệm hữu hạn là các công ty cổ phần, các cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình.
Nhiều cơ sở kinh doanh khi mở ra phải có thêm các điều kiện như mở nhà hàng phải chịu kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số ngành nghề người làm phải có chứng chỉ hành nghề ví dụ như dược phẩm… Có thể tham khảo các thủ tục mở cơ sở kinh doanh qua website hoặc các cơ quan chức năng có trách nhiệm trước khi tiến hành kinh doanh.

Cái Yếm

Cái yếm rất thô sơ, thô sơ nhưng lại rất thơ mộng làm nguồn cảm hứng cho thi văn lãng mạn và trữ tình tạo nên sắc thái văn hóa...

Bài thơ “Ngậm ngùi” Huy Cận viết cho ai ?

Trên thi đàn văn học Việt Nam thập niên 40-50 của thế kỷ trước, thi sĩ Huy Cận được mệnh danh là một nhà thơ đa tài. Theo nhiều nhà...

Chùa Linh Phong – ngôi chùa mang vẻ đẹp đậm chất Đà Lạt

Từ đỉnh đồi thông trong khuôn viên chùa Linh Phong, du khách có thể phóng tầm mắt để ngắm nhìn những khung cảnh thơ mộng của Đà Lạt từ trên...

Phạm Trọng – Nhạc sĩ “Trường Làng Tôi” và “Mùa Thu không trở lại”

Phạm Trọng sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại và Trường Làng Tôi. Những người...

Trò chơi tuổi thơ

Nếu có thể đọc tên tất cả những trò chơi này, hẳn bạn đã từng có một tuổi thơ rất hạnh phúc. Nhà chòi – ngôi nhà chứa đựng ký ức tuổi...

Hiểu đúng về ‘chữ’ và ‘từ’ trong tiếng Việt

Một ngôn ngữ bao giờ cũng có hai phần, tiếng nói và chữ viết. Âm thanh là nền tảng của một ngôn ngữ chứ không phải chữ viết. Viết là...

Hoài Bắc Phạm Đình Chương – Một thời đã qua

Phạm Ðình Chương dùng âm giai Tây phương mà vẫn giữ được nét dân tộc qua những nốt láy mềm mại, những chuyển cung đặc biệt Việt Nam (điển hình...

Tô Vũ chăn dê – Và chuyện Dương, Dê, Cừu trên gốm sứ

Dê chữ Hán viết là 羊 (dương), nhưng chữ 羊 cũng có nghĩa là cừu. Dê và cừu là hai loài khác nhau nhưng không hiểu vì sao đều được...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 2/10 – Ông chủ của những ông trùm

Nắm chắc tình hình của Tín Mã Nàm, A Chó kể với Đại Cathay rằng từ sau khi đọat vợ của tay đàn em Xú Bá Xứng, Tín Mã Nàm...

Những chiến thuyền khuấy đảo châu Âu thời Trung Đại

Khi nhắc tới chiến trận châu Âu Trung Cổ, chúng ta thường nghĩ ngay tới những trận đánh trên bộ với những hiệp sĩ mặc áo giáp sáng lòa trên...

Thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố một thời

Đi tìm bắt các loài côn trùng là thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố một thời, nay dần bị lãng quên vì nhiều lý do. Các loài...

Tại sao nói là Hằng hà sa số?

Hằng hà sa số là thành ngữ do 4 thành tố trong câu tạo thành gồm: • Hằng - tức sông Hằng (Ganga). Đây là một con sông nổi tiếng linh thiêng ở Ấn...

Exit mobile version