Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Apple thừa nhận “dân chuyên nghiệp” không ai thích dùng Touch Bar trên MacBook

Sự biến mất của dải màn hình cảm ứng Touch Bar nơi cụm phím function hiện diện trên những thế hệ MacBook trước đồng nghĩa với việc, Apple đã ngầm thừa nhận thử nghiệm của họ không thành công. Và với thừa nhận ấy, Apple không chỉ đem cụm phím function quay trở lại, mà còn cho cụm nút ấy có kích thước ngang với những nút bấm khác trên bàn phím, đổi lại là touchpad có diện tích nhỏ hơn một chút. Thực tế thì trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tạp chí Wired, phó chủ tịch marketing toàn cầu của Apple, Greg Joswiak cũng đã xác nhận điều này:

“Điều rõ ràng là khách hàng chuyên nghiệp của chúng tôi yêu mến cái cảm giác cơ học của những nút bấm function kích thước lớn, và đấy là quyết định chúng tôi đã đưa ra trong thế hệ MacBook mới.”

Khi MacBook Pro với Touch Bar ra mắt, nhiều người cho rằng dải màn hình cảm ứng này có thể mở ra nhiều giải pháp hơn phụ thuộc vào phần mềm và ứng dụng họ đang làm việc, từ đó giúp quá trình sử dụng máy tiện lợi hơn. Quan điểm đó trên lý thuyết không sai, vì màn hình cảm ứng luôn có khả năng hiển thị những thông tin đa dạng hơn nhiều so với cụm nút function. Để bước chuyển “cải lùi” trở nên ổn thỏa, thì trên cụm phím function của MacBook Pro mới, Apple vẫn để shortcut của nhiều tính năng như Siri, Spotlight Search, v.v…

Nhưng thực tế sử dụng thì đa số đều cho rằng, Touch Bar là cải tiến độc đáo nhưng thừa thãi, những ngày đầu mới mua máy dùng thì thích, nhưng dùng lâu mới nhận ra không phải ai cũng thích tập trung cùng một lúc vào hai màn hình trong quá trình làm việc. Nếu còn những anh em thích Touch Bar, thì tính năng này vẫn sẽ hiện diện trên mẫy MacBook Pro M1, chí ít là cho tới khi Apple ra mắt chiếc laptop 13.3″ thế hệ mới, đem nguyên cụm bàn phím trông rất chất lượng của bản 14 và 16 inch sang.

Ở một khía cạnh khác, hoàn toàn không thể lờ đi một thực tế, một khả năng của việc Apple cho Touch Bar nghỉ hưu, đó là vấn đề chi phí sản xuất.

Nghiên cứu khoa học về Cội nguồn Văn minh Trung Quốc

Tóm tắt: Dự án nghiên cứu này dựa trên cách nhìn hoàn toàn mới về tiền sử châu thổ Hoàng Hà với những nhân tố chứng tỏ rằng: văn minh...

Kiến trúc khác lạ thuở sơ khai của Dinh Độc Lập

Là công trình mang nhiều ý nghĩa gắn liền với hàng loạt biến cố lịch sử của Sài Gòn, trong gần 1 thế kỷ, Dinh Độc Lập nổi tiếng từng...

Sự tích tơ hồng

"Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên" dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm sách hướng về phía mặt trăng, sau lưng có cái...

Sự tích Ông Thần Tài

Xin cho biết vắn tắt sự tích của ông Thần Tài. Theo truyền thuyết thì thần tài chính là Triệu Công Minh, người đã sống vào thời nhà Tần. Ông...

Lam Phương và những tình khúc trong âm nhạc

Văn nghệ sĩ lớp trước thường có những chuyện tình bên lề để tô điểm cho cuộc sống và làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Điều này cũng dễ hiểu:...

Ảnh màu đặc biệt về cuộc sống Hà Nội năm 1973

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973, người Hà Nội mới thật sự được cảm nhận cuộc sống bình yên sau nhiều năm bị máy bay Mỹ...

Chim ra ràng là gì?

Ràng là từ có gốc Hán, viết là 翎, đọc là linh, nghĩa là lông chim. "Chim ra ràng" ám chỉ những con chim nón vừa mới mọc lông và bắt...

Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo thời Lý – Trần

Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, với chiến  thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc...

Người Tráng (Choang, Zhuang) và nguồn gốc Lạc Việt

Người Zhuang (tiếng Zhuang ouчcueŋь/Bouxcuengh phát âm là bou shung, Hán ngữ giản thể 壮族 phồn thể 壯族, phiên âm Zhuàngzú) là một tộc sống phần lớn ở vùng Tự...

Cận cảnh Bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Theo các tư liệu lịch sử bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780). 82 tấm bia tương ứng với 82...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 6/25 – Vua Hùng lãnh đạo bao nhiêu bộ lạc

Xin nói rõ lại về danh xưng. Chủng Mã Lai ở Viễn Đông chia thành hai chi. Chi Âu tức người Thái. Chi lạc là chi thứ nhì. Chi lạc...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Buổi đầu Pháp thuộc

Ngày 7-9-83, tôi đang đọc quyển “La Cochinchine Contemporaine nhưng đọc vừa được độ ba mươi trang, bỗng tôi phải dẹp cuốn sách xuất bản năm 1884 nầy qua một...

Exit mobile version