Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cận cảnh quy trình sản xuất bánh mì thanh long của Việt Nam được báo Mỹ hết lời khen ngợi

Bánh mì được làm từ thanh long, món ăn mới lạ giúp nông dân Việt Nam “giải cứu” nông sản trong mùa dịch virus Corona, đang trở thành 1 trend ẩm thực thú vị và được báo chí quốc tế hết lời khen ngợi.

Gần một tháng qua, người dân rất ưa chuộng bánh mì thanh long – sáng tạo của “Vua bánh mì” Kao Siêu Lực để giúp giải cứu nông sản cho nông dân trong mùa dịch virus Corona. Loại bánh mì này còn trở thành 1 trend ẩm thực thú vị và thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. Tờ Business Insider của Mỹ mới đây cũng đã hết lời ca ngợi loại bánh mì giải cứu thanh long của Việt Nam.

Không chỉ mang ý nghĩa nhân văn to lớn trong việc chung tay giải cứu nông sản Việt giữa mùa dịch virus corona, những ổ bánh mì thanh long còn gây sốt bởi hương vị thơm ngon, độc lạ.

Sau nhiều lần liên hệ, cuối cùng PV cũng được “mục sở thị” quy trình sản xuất loại bánh mì đang “gây bão” này.

Quy trình kiểm soát trước khi vào xưởng bánh mì khắc khe như “kiểm dịch”, tất cả đều phải mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang và mũ trùm tóc… và phải đứng vào máy sấy gió để đảm bảo vệ sinh.

Được biết, đây là một trong những nơi đầu tiên sản xuất bánh mì thanh long và một số loại “bánh mì nông sản” khác như dưa hấu, khoai lang… tại TP Đà Nẵng.

Xưởng bánh mì được trang bị rất nhiều loại máy móc hiện đại. Hiện, có gần 50 nhân viên đang làm việc tại đây và mỗi ngày cho ra lò hàng trăm bánh mì thanh long…

Nhận viên mix nguyên liệu theo tỉ lệ và công thức đã quy định sẵn.

Sau đó, bột làm bánh và thanh long ruột đỏ được trộn đều với nhau bằng máy tự động.

Bánh mì thanh long được nhào nặn thành hình từ đôi bàn tay khéo léo của các nhân viên.

Để tạo nên 1 ổ bánh mì thành phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn…

Ông Kao Siêu Lực, chủ nhân của bánh mì “giải cứu” thanh long, tiết lộ công thức bánh mì thanh long như sau: 25kg bột mì; 14kg thanh long ruột đỏ (đã bỏ vỏ); 4,5kg nước; 625gr men tươi Lasaffre/ 500gr muối; 125gr phụ gia Puratos S500 (không bắt buộc)/ Với công thức này sẽ cho ra khoảng 400 ổ bánh mì. Trọng lượng bánh là 120gr/ổ bánh lúc chưa nướng.

Bánh mì thanh long được quét thêm một lớp gia vị đặc biệt bên ngoài để vỏ bánh thêm thơm ngon hơn.

Bánh mì được cho vào lò nướng.

Đại diện xưởng bánh cho biết, khi mới thử nghiệm, xưởng chỉ sản xuất khoảng 100 chiếc bánh mì thanh long, baguette, sandwich…, rồi sau đó dần dần tăng lên và đến giờ mỗi ngày cho ra lò từ 600-700 chiếc, cung ứng cho các cửa hàng ở Đà Nẵng.

Thức lâu mới biết đêm dài – Những điều tưởng vậy nhưng không phải vậy

Cổ nhân có câu: “Thức lâu mới biết đêm dài.” Chuyện ở đời muôn hình vạn trạng, đừng vội kết luận, đừng vội phán xét vì đơn giản rằng chúng...

Việt Nhân ca – Bài ca người Việt cổ

1. Bài hát Việt Nhân Ca xuất hiện trên văn đàn Trung Hoa trong một bối cảnh hết sức đặc biệt. Thời Xuân Thu, Tử Tích 子皙(TK 6 trCN) là...

Những bức chân dung độc đáo của văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975

Năm 2018, thời điểm đội tuyển bóng đá Việt Nam giành HCV AFF Cup, bức tranh vẽ chân dung huấn luyện viên Park Hang Seo của họa sĩ Trần Thế...

Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe

Khám phá vẻ đẹp của biển Đại Lãnh, cuộc sống ở thành phố Nha Trang và những di tích cổ độc đáo của người Chăm tại Ninh Thuận năm 1992...

Xe ‘Wave Tàu’ từng làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội Việt Nam ra sao?

“Quá khứ đẹp đơn giản chỉ vì nó không bao giờ trở lại”. Điều này quả thật rất đúng với những chiếc Wave Tàu năm nào. “Vang bóng một thời”...

Thành ngữ “Ba que xỏ lá”

Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá, mỗi...

Truyền thuyết con Ma Vú Dài trước 75

Đọc lại giai thoại và truyền thuyết con Ma Vú Dài trước 75 cho ai thích tò mò . [caption id="attachment_246174" align="alignnone" width="284"] “Con ma vú dài” trong khám Chí...

Nhà thờ đá Bảo Nham ở xứ Nghệ

Nhà thờ đá Bảo Nham được xây vào cuối thế kỷ 19 ở Nghệ An, từng được người Pháp mệnh danh là nhà thờ “độc đáo nhất Đông Dương”. Ngoài...

Mặt trái của nền nho học Việt Nam

"Cái lối thơ phú ca ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi lắc gối như lối học ngày xưa đã vì thế mà làm...

Bài thơ tình bất hủ của thi sĩ Nguyên Sa

Nguyên Sa (1932-1998) tên thật là Trần Bích Lan, sinh năm 1932 tại Hà Nội, là nhà thơ, nhà báo, và là một giáo sư triết học tại Sài Gòn...

Thuở ban đầu nhạc Việt, chỉ nhẹ nhàng thế thôi!

Cái thuở ban đầu sơ khai của lời ca, tình yêu vẫn phải dùng từ Hán Việt là “ái tình” và “cái sự yêu đương nhau” còn được gọi là...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Exit mobile version