Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của biểu tượng cảm xúc emoji

Emoji được nhà mạng Docomo phát triển cho điện thoại di động tại Nhật Bản vào năm 1998.

Emoji ban đầu có 176 biểu tượng và được phát triển bởi “người khổng lồ” ngành viễn thông Nhật Bản – Docomo. Hiện tại, emoji được dùng trên toàn thế giới, trở thành một phần không thể thiếu trong những cuộc trò chuyện trực tuyến hiện đại.


Biểu tượng cảm xúc.

Được phát triển năm 1998 cho điện thoại di động Nhật Bản, biểu tượng emoji dần dần trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của hầu hết mọi người trên toàn thế giới. Đều được dùng để diễn tả cảm xúc nhưng, về mặt ngôn ngữ, emoji và emotion (cảm xúc) không có liên quan gì với nhau cả. Từ này bắt đầu là từ chữ 絵 (e) hay “hình ảnh” và 文字 (moji) là “kí tự“. Năm 2010, emoji được gắn vào Unicode 6.0 và được sử dụng rộng rãi trên nhiều nền tảng thiết bị công nghệ. Bây giờ, người ta sử dụng emoji rất nhiều khi nói chuyện trực tuyến, như gửi tin nhắn, email hay trạng thái Facebook, Twitter và các mạng xã hội khác.

Những biểu tượng Emoji đầu tiên

Cha đẻ của biểu tượng emoji đang làm mưa làm gió hiện nay chính là Kurita Shigetaka, nhân viên của Docomo. Anh đã thiết kế bộ 176 biểu tượng emoji kích thước 12×12 pixel cho dịch vụ i-mode, dịch vụ di động cung cấp trên nền mobile Internet đầu tiên của thế giới, vào năm 1998.


Kurita Shigetaka – cha đẻ của emoji.

Tiếng Nhật nhìn chung bao gồm nhiều từ ngữ đa dạng thể hiện phép tắc xã giao lịch sự và anh Kurita đã nghĩ ra emoji như là một giải pháp ngắn gọn hơn. Bản thân không chỉ đơn giản là một nhà thiết kế, anh còn động não thêm nhiều ý tưởng để hình thành biểu tượng emoji dựa trên những câu chuyện manga đọc hồi bé hay lấy cảm hứng từ chữ Kanji.


Bộ emoji đầu tiên dành cho điện thoại.

Cũng vì các biểu tượng đó quá đơn giản nên Docomo cũng không thể đảm bảo được bản quyền. Những công ty viễn thông đối thủ khác cũng bắt đầu đầu tư vào việc tạo ra các emoji. Emoji ngày càng được dùng nhiều hơn trong các cuộc nói chuyện trực tuyến. Người dùng điện thoại Nhật Bản cũng nhanh chóng hưởng ứng phong trào emoji vì thiết kế lạ mắt, dễ dùng, và quan trọng nhất là, những biểu tượng đó đã diễn tả đúng cảm xúc của họ, theo một cách vô cùng hài hước, đáng yêu.

Khi iPhone, phiên bản hệ điều hành iOS 2.2., được tung ra trên thị trường Nhật Bản vào năm 2008, chủ tịch Softback, ông Son Masayoshi đã đề xướng trực tiếp với Steve Jobs ý tưởng sử dụng emoji trên thiết bị này. Nhưng chỉ khi vào năm 2011, với sự ra đời của phiên bản iOS 5, người dùng mới được trải nghiệm biểu tượng cảm xúc emoji.

Emoji tạo nên hiện tượng toàn cầu

Năm 2013, ca sỹ người Mỹ Katy Perry đã tung ra MV cho ca khúc “Roar” đánh dấu sự nổi tiếng của emoji vượt ra ngoài biên giới của xứ sở hoa Anh Đào. Khi xem, bạn có thể thấy rất nhiều biểu tượng emoji được thay thế cho từ ngữ trong lời bài hát.

Emoji càng ngày càng tiến hóa và đa dạng hơn nhằm hướng đến đối tượng người dùng toàn thế giới hơn. Ngoài những emoji kinh điển như chó Akita, khách sạn tình yêu, mặt cảm xúc, ngày càng có nhiều biểu tượng emoji hay ho và thú vị.

Kaomoji, Emoji và Sticker

Trước sự xuất hiện của emoji, Nhận Bản đã có kaomoji, đó là một dạng “smileys” (mặt cười) và “emoticons” (biểu tượng cảm xúc). Emoticon diễn tả cảm xúc qua miệng chủ yếu và luôn đặt nghiêng qua một bên, như mặt cười là :) còn mặt buồn là :(. Trong khi đó, kaomoji, không đặt nghiêng và tập trung vào mắt, (^_^) là mặt vui, trong khi (>_<) là nhíu mày thất vọng hay tỏ ý muốn xin lỗi ai đó. Biểu tượng emoji sau này đã chiếm vị thế của kaomoji nhưng kaomoji vẫn còn được dùng rất nhiều.


Cứ nhìn thấy bộ sticker này người ta sẽ nghĩ ngay đến Line.

Còn sticker (nhãn dán) lại được dùng nhiều ở ứng dụng soạn thảo tin nhắn, có thể xem là đại diện cho bước chuyển mình trong việc ứng dụng hình ảnh khi trò chuyện trực tuyến. Cụ thể là Line, ứng dụng rất phổ biến ở Nhật Bản và những quốc gia châu Á khác cũng tích hợp nhãn dán thỏ Cony và gấu Brown để giúp người dùng diễn tả cảm xúc của mình. Các nhãn dán khác cũng cho phép người dùng tải miễn phí hoặc nếu có cũng chỉ mất rất ít tiền.

Với sự toàn cầu hóa như hiện nay, có thể emoji sẽ trở thành một loại ngôn ngữ quốc tế trong tương lai gần.

Đôi Guốc Sài Gòn

Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội. Theo ông Hoàng Đạo Thúy...

Hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Nam Trung Quốc

Vấn đề chữ viết thời Hùng VươngCách đây hơn mười năm, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được nêu ra trong các cuộc hội nghị nghiên cứu...

Bàn thêm về cáo dụ cần vương của vua Hàm Nghi

THÔNG BÁO CHO THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG (CÁO DỤ CẦN VƯƠNG), LỆNH DỤ THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG & CỤM TỪ "TỜ CHIẾU CẦN VƯƠNG CỦA VUA HÀM NGHI" - Phần...

Lời kêu gọi chống giặc cướp nước của hoàng hậu Nam Phương

‘Tôi kêu gọi tất cả những ai đã đau khổ vì những tội ác gây nên bởi cuộc đại chiến, hãy hành động để chấm dứt những sự hung bạo...

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Ngày Phụ Nữ 03/03/1960 Tại Sài Gòn Năm Xưa

Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ...

Cuộc sống bên trong con hẻm trăm tuổi tại Sài Gòn

Theo một số nghiên cứu khác thì cái tên Hào Sỹ Phường có xuất xứ từ nghề nghiệp của cư dân trong hẻm. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 3 – Mở tiệc lớn để thêm vi cánh Ông Hội đồng vui vẻ mở hầu bao

Rước Cậu Ba về tới nhà ông Hội đồng bàn ngay cuộc lễ tiệc, trước cúng ông bà, sau đãi thân bằng quyến thuộc. Ông giao việc này cho bà...

Nguồn gốc của Âm Lịch và Tử vi

Hầu như dân ở các nước Việt, Hàn, Nhật, và Trung quốc nơi khai sinh ra khoa lịch số, đều biết nhiều hay nghe nói về âm lịch, dù có...

Vua Gia Long đối với hủ tục và tệ mê tín

Trong những năm đầu sau khi lên ngôi của vua Gia Long (1802-1820), cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, các vấn nạn về hủ tục và mê...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương ba: Thí sinh

Ðiều kiện được dự thi Ðình là phải đỗ thi Hội, gọi là Trúng-cách hay Hợp-cách. Tuy nhiên, thời nhà Nguyễn, đôi khi vì ít người đỗ Trúng cách quá...

Chuyện nhân đôi từ (âm tiết) gốc

Tiếng Việt có những trường hợp từ đơn tiết có hình thức tương ứng là một từ láy toàn bộ. Thí dụ như những từ  (chim) “sẻ”, (con) “bướm”, (con)...

Exit mobile version