Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhìn lại jack tai nghe: Hơn một thế kỷ tuổi đời và đang dần biến mất trên smartphone

Jack 3.5mm là một cổng kết nối nhỏ, nhưng chứa một lịch sử lâu dài và hỗ trợ to lớn cho sự phát triển của công nghệ.

Jack tai nghe 3.5 mm là một cổng kết nối đang “hấp hối” – hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh đang dần từ bỏ nó, đặc biệt là trên các thiết bị cao cấp. Nhưng jack tai nghe mang trên mình một câu chuyện đáng được kể, jack cắm này đã tồn tại gần như dài bằng chính lịch sử của điện thoại, công dụng ban đầu của nó là dùng trong các tổng đài thế kỷ 19, khi những nhân viên trực kết nối thủ công cuộc gọi. Họ cần một cách để dễ dàng tạo và ngắt kết nối điện mang âm thanh.

Jack này có nhiều kích thước khác nhau, không chỉ là 3.5mm. Loại jack ở thế kỷ 19 có kích thước 6.35mm.

Jack tai nghe tiếp tục được phổ biến nhờ Sony Walkman. Thiết bị nghe nhạc của Sony đã cách mạng hóa thế giới âm thanh di động và Walkman (cùng với nhiều máy nghe đĩa CD di động sau đó) đã giúp jack cắm 3.5mm trở nên phổ biến với người dùng.

Sony Walkman

Các “jack cắm thu nhỏ” 2.5mm đã được sử dụng trong một vài năm vào những năm 2000, nhưng vì định dạng 3.5mm phổ biến hơn với các thiết bị điện tử gia dụng, nên cuối cùng 3.5mm đã thắng.

Có một thách thức khác đối với jack 3.5mm – cổng USB. T-Mobile G1 (hay còn gọi là HTC Dream), chiếc điện thoại Android đầu tiên, đi kèm với tai nghe kết nối với cổng miniUSB trên điện thoại. Đó không phải là mẫu duy nhất, nhiều mẫu HTC đã sử dụng cổng “ExtUSB” (có thêm chân và hỗ trợ đầu ra âm thanh).

Cổng Ext USB trên HTC

Đầu tiên, jack cắm chỉ hỗ trợ âm thanh mono, nhưng đã nhanh chóng hỗ trợ chuẩn stereo. Phần đầu cắm của jack tai nghe được gọi là TRS – Tip, Ring, Sleeve (Đầu nhọn, vòng mạch và chân).

TRS hoạt động ổn trên các máy Walkman, vốn không có micro. Các điện thoại cần micro để có thể thực hiện cuộc gọi và giải phải rất đơn giải – thêm một vòng thứ hai, tạo thành đầu nối TRRS.

Bản thân TRRS cũng chia thành hai chuẩn là OMTP và CTIA. OMTP được sử dụng trên một số điện thoại đời cũ của Nokia, Samsung và Sony Ericsson. Apple, HTC, LG và các hãng khác (bao gồm những điện thoại mới hơn của Nokia và Samsung), sử dụng CTIA.

Nút tăng giảm âm lượng trên điều khiển từ xa nội tuyến

Jack tai nghe theo chuẩn CTIA và OMTP nhìn bên ngoài thì y hệt nhau, đều có 3 vạch trên đầu jack. Nhưng vị trí 2 vòng giữa của hai chuẩn này bị ngược nhau. Những kết nối bổ sung này cũng được sử dụng cho các nút tăng giảm âm lượng trên điều khiển từ xa nội tuyến. Tuy nhiên, bạn phải mua tai nghe tương thích với điện thoại nếu bạn muốn nút mic và âm lượng hoạt động.

Một số điện thoại Sony đi kèm với jack TRRRS tùy chỉnh. Vòng thứ ba cho phép công ty thêm một micrô phụ, cho phép loại bỏ tiếng ồn. Điện thoại xử lý các quá trình cần thiết, vì vậy bản thân tai nghe không cần pin. Điều này làm cho chúng nhẹ hơn và sử dụng thoải mái hơn.

FM radio cũng là một thứ cần có headphone để có thể sử dụng – chúng không chỉ giúp nghe, mà còn đóng vai trò là antena để thu sóng. Sau đó thì một số điện thoại như Nokia X2, đã tích hợp sẵn antena bên trong nên không cần đến headphone để nghe FM radio nữa. Ngày nay, nhiều smartphone thậm chí còn không có FM Radio.

Cổng USB đã từng thử và thất bại trong việc khai tử jack 3.5mm, nhưng hiện tại USB lại một lần nữa muốn lật đổ jack tai nghe với kết nối USB-C và Apple đã loại bỏ jack 3.5mm với cổng Lighting và mong muốn người dùng chuyển sang sử dụng tai nghe Bluetooth.

Apple không phải kẻ đầu tiên “khai tử” jack 3.5mm trên smartphone, nhưng là người có ảnh hưởng nhất. Sau iPhone 7 không có jack 3.5mm, hàng loạt các hãng smartphone khác cũng đã bỏ đi jack kết nối này, nhất là trên những sản phẩm cao cấp. USB-C và tai nghe không dây là những thứ thay thế cho jack 3.5mm.

Tuy nhiên, dù bị “ruồng bỏ” bởi các hãng sản xuất, nhưng jack 3.5mm vẫn được người dùng yêu thích vì được cho là có chất lượng cao hơn và quan trọng là tương thích với gần như mọi headphone được sản xuất trong 70 năm qua.

Jack headphone là một cổng kết nối nhỏ, nhưng chứa một lịch sử lâu dài và hỗ trợ to lớn cho sự phát triển của công nghệ.

Sài Gòn báo xưa và văn hóa xích lô “xuống xe qua cầu”

“EM ƠI SÀI GÒN… BÁO”! Ba mẹ tôi có mua căn nhà nhỏ trong hẻm trên đường Phạm Đình Hổ (quận 6) cho mấy anh chị lớn ở đi học,...

Chữ “Kim” trong tiệm vàng

Chữ Kim ở các tiệm vàng. Trước 1975 ở miền Nam, tên tiệm vàng nào cũng có chữ “Kim”. Nó bắt nguồn từ một thương hiệu vàng nổi tiếng ở Việt Nam...

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu học VNCH

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn...

Chuyện tình buồn của “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

Tên tuổi soạn giả Kiên Giang – Hà Huy Hà (1929-2014) gắn bó với nhiều vở cải lương nổi tiếng như “Áo cưới trước cổng chùa”, “Sơn nữ Phà Ca”,...

Già đầu còn mê nhạc sến

“… và cũng thời gian, khoảng hơn chục năm sau, tôi thấy bạn bè , những kẻ từng mỉa mai tôi về nhạc sến, mỗi lần đi hát karaoke chúng...

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật – Tể tướng tài ba Đại Việt

Bên cạnh tài quân sự kiệt xuất, danh tướng Trần Nhật Duật của nhà Trần còn được sử sách ghi nhận với tài ngoại ngữ có một không hai của...

Vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam xưa qua sách ‘Ký ức Đông Dương’

Vẻ đẹp đó là những nét sinh hoạt thường ngày, sự bình dị khi hoạt động mua bán, khi khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của từng...

Tưởng Niệm Vua Quang Trung (1753 – 1792)

Vua Quang Trung  (1753 –† 1792) 1. Vinh Danh Anh Hùng Dân Tộc:   Người Pháp tự hào về Napoléon Bonaparte. (1769 † 1821) Ông là một thiên tài quân sự,...

Lý giải tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông” của Sài Gòn xưa

Trước tiên thử xét đến cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông”. Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters (Nước Pháp ở Đông Dương: các cuộc đụng đầu thuộc địa), xuất bản...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 3/10 – Du đãng Sài Gòn đụng dân chơi Đà Lạt

Như đã nói ở phần trên, hồi ấy có một số tay tài phiệt thường “tài trợ” cho dân du đãng, trong số đó đáng kể nhất là Hoàng Kim...

Nhận diện chân tướng các vị Tổ của người Việt cổ

NHẬN DIỆN CHÂN TƯỚNG ÔNG BÀN CỔ Trong bài Nhận Diện Danh Tính Vua Hùng Vương và Nhận Diện Chân Tướng Vua Thần Nông chúng tôi đã nói tới ông...

Công cụ di chuyển của người Việt ngày trước

Bắt đầu từ thời phong kiến triều Nguyễn (1802-1945) vua chúa mỗi lần xuất cung đều dùng kiệu để đi lại. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, do...

Exit mobile version