Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Project Manager, Product Owner hay Software Architect… là nghề gì?

Một trong những yếu tố then chốt giúp các ứng viên thành công trong hành trình tìm việc đó là hiểu rõ bản mô tả công việc và danh sách các yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với vị trí mà mình đã ứng tuyển. Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều người, đặc biệt là sinh viên mới ra trường thường khá mơ hồ về các vị trí công việc tại các công ty khiến họ rơi vào tình trạng mãi không xin được việc. Bởi lẽ, chẳng ai tuyển một người không hiểu những việc mình sẽ làm nếu được ứng tuyển hoặc hồ sơ chẳng có một sự liên kết nào đối với những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Dưới đây là 5 nghề thuộc lĩnh vực IT hiện đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người trên thị trường lao động. Hãy nắm rõ sự khác biệt giữa các vị trí này để lựa chọn cho mình một công việc phù hợp và tự tin hơn trong quá trình tìm việc nhé.

1. Project Manager

Project Manager (Quản lý dự án) là một chức danh phổ biến tại các công ty Outsourcing (thuê ngoài), được trả lương khá cao và rất có tiềm năng phát triển.

Công việc của Project Manager bao gồm:

Các kỹ năng cần có của một Project Manager:

1. Kỹ năng quản lý dự án, bao gồm lập quy trình chi tiết công việc cụ thể, thời gian hoàn thành các giai đoạn để giao sản phẩm đúng deadline, chẳng hạn như sắp xếp công việc theo thứ tự quan trọng, mức độ ưu tiên của từng phần việc, người chịu trách nhiệm cho từng phần để đảm bảo không bị trùng lặp và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

2. Kỹ năng lập kế hoạch để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo đúng trình tự, chuyên nghiệp, công bằng trong việc phân công nhiệm vụ và khoa học.

3. Kỹ năng giao tiếp với khách hàng, bao gồm lắng nghe kĩ yêu cầu khách hàng và xem chi tiết phản hồi của họ để chỉnh sửa sản phẩm đúng nhu cầu.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp rắc rối, bao gồm việc phân tích nguyên nhân rồi tìm giải pháp thích hợp qua các case study, kinh nghiệm từ đồng nghiệp.

Ngoài ra còn có một số yêu cầu kỹ năng sau: kỹ năng phân tích thông tin, trình bày vấn đề, quản lý trung tâm dữ liệu, phát triển ngân sách, liên kết, quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật…

2. Product Owner

Product Owner – đúng như tên gọi – là người sở hữu sản phẩm, hiểu tường tận về sản phẩm và các yêu cầu liên quan. Thông thường, tại các doanh nghiệp, Product Owner thường được đảm nhiệm bởi khách hàng. Nếu khách hàng không có người thực hiện thì vị trí này có thể phân cho Business Analyst (Phân tích kinh doanh) của công ty phần mềm hoặc đơn vị tư vấn. Ngoài ra, Product Owner cũng chính là người chịu trách nhiệm về yêu cầu đầu ra của sản phẩm và là người chấp nhận sản phẩm.

Công việc của Product Owner bao gồm:

Các kỹ năng yêu cầu của Product Owner:

1. Hiểu biết rộng về thị trường, sản phẩm, khách hàng, đối thủ…

2. Luôn sẵn sàng để phục vụ khách hàng và hỗ trợ cho đồng nghiệp.

3. Có trách nhiệm, tự ra quyết định và giải quyết vấn đề.

4. Kiến thức tổng quát về tất cả khía cạnh của sản phẩm, phần lớn là thiết kế, trải nghiệm người dùng, Code, phần mềm, cấu trúc dữ liệu, số liệu tương tác của người dùng với sản phẩm.

5. Có khả năng dẫn dắt, động viên nhóm dự án làm việc để họ phấn đấu hoàn thành dự án đúng mục tiêu đề ra.

3. Software Architect

Software Architect là “cánh tay phải” của một công ty tạo ra sản phẩm, được xem như “kiến trúc sư” xây dựng kiến trúc tổng thể của phần mềm và phương thức hoạt động cho những phần đó. Tùy theo nhiệm vụ mà Software Architect sẽ phụ trách các mảng công việc khác nhau.

Các kỹ năng yêu cầu của Software Architect:

1. Có kinh nghiệm làm việc với kiến trúc tổng thể của một sản phẩm, hệ thống để có cái nhìn toàn cảnh về nó cũng như phát triển dần cách tư duy của một Software Architect thực thụ.

2. Thành thạo về một công nghệ nào đó, bao gồm cú pháp ngôn ngữ lập trình, APIs, frameworks, các mẫu thiết kế, nguyên lý, kiểm thử…

3. Có kiến thức nền tảng về các công nghệ liên quan khác để hỗ trợ cho việc xây dựng kiến trúc cho sản phẩm.

4. Quyết đoán khi đưa ra các quyết định về công nghệ, kỹ thuật cho sản phẩm của mình.

5. Khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt được tầm nhìn vào thiết kế đó.

6. Kỹ năng lãnh đạo, bao gồm khả năng thúc đẩy các thành viên trong nhóm tham gia, tạo động lực cho team làm việc, lắng nghe, dẫn dắt họ.

7. Nhạy bén với các chuyển động kinh tế, có tầm nhìn.

8. Không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân, luôn nghiên cứu những hướng kĩ thuật mới, từ kiến trúc IT cho đến ứng dụng và xu hướng phát triển ứng dụng.

4. Tester (kiểm thử phần mềm)

Tester là nhân viên kiểm thử phần mềm, chịu trách nhiệm kiểm tra phần mềm, ứng dụng trước khi chúng chính thức được ra mắt. Tùy vào dự án, giai đoạn và kiểu Testing (thủ công – Manual hay tự động – Automation) mà công việc của từng Tester sẽ khác nhau.

Nhìn chung, Tester sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm các lỗi hoặc thẩm định, xác minh xem hệ thống phần mềm/ứng dụng có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không, đảm bảo sản phẩm đáp ứng đúng chất lượng và yêu cầu mà khách hàng mong muốn.

Con đường sự nghiệp của một Tester có thể bắt đầu với chức danh chuyên viên kiểm thử phần mềm => Test Leader => Test Manager => Test Director.

Các kỹ năng yêu cầu của một Tester:

1. Có kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm.

2. Khả năng ngoại ngữ để đọc, hiểu, viết được tài liệu chuyên ngành.

3. Cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén, có thể nhìn ra được những vấn đề mà các Developer còn thiếu sót trong sản phẩm.

4. Nắm rõ phương pháp test cho từng case cụ thể tương ứng với từng domain, quy trình, sản phẩm, khách hàng, loại lỗi, đòi hỏi Tester phải nắm vững kiến thức cơ bản về phần mềm và kinh nghiệm test đa dạng sản phẩm.

5. Tư duy phản biện và tư duy logic từ nhiều góc độ để tìm ra được những lỗi ẩn sâu trong sản phẩm.

6. Kỹ năng giao tiếp khéo léo để truyền tải được ý nghĩa của việc kiểm thử đến cho những team liên quan.

Phân biệt Tester, QC và QA:

♦ Tester là nhân viên kiểm thử phần mềm, chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra phần mềm, tìm kiếm các lỗi, thiếu sót trong sản phẩm trong quá trình thực thi hệ thống để Developer sửa lại, làm việc độc lập với team QC và QA.

♦ Quality Assurance (QA) là kỹ sư đảm bảo chất lượng, thiết lập và xây dựng sổ tay và các quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại nơi đang áp dụng; đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng hàng năm của công ty; tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất, phối hợp với bên sản xuất khi có khách hàng đánh giá công ty, tham gia huấn luyện cho các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình cũng như những thay đổi của hệ thống và quy trình cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

♦ Quality Control (QC) là kỹ sư quản lý chất lượng. Đây là những người trực tiếp làm, kiểm tra các sản phẩm thực tế cho từng công đoạn của quá trình sản xuất. Kỹ sư QC đòi hỏi phải có kiến thức về sản phẩm đang làm, hiểu nội dung bản vẽ, thứ tự các công đoạn sản xuất, giám sát thường xuyên và trực tiếp tại hiện trường sản xuất….

5. DevOps Engineer

DevOps Engineer là kỹ sư làm việc với mô hình DevOps. Bất cứ ai, dù là Developer, Tester, QA… đều có thể làm được DevOps Engineer vì đây là một vị trí cực kì đa năng và làm việc chủ yếu với các hệ thống.

Công việc của DevOps Engineer bao gồm:

Các kỹ năng yêu cầu của DevOps Engineer:

1. Khả năng làm việc với nhiều công nghệ và sử dụng thành thạo mọi công cụ để phục vụ cho nhiều quy trình.

2. Khả năng code, script, deploy và test vì phải phối hợp được với tất cả các team trong quy trình làm sản phẩm.

3. Theo dõi sát hệ thống để đảm bảo sự kết nối xuyên suốt trong quá trình thực hiện.

4. Khả năng quản lý dữ liệu với lượng data cực kì khổng lồ, liên quan tới nhiều team và công việc khác nhau.

5. Kỹ năng làm việc cross-team, kỹ năng con người. Đây là kỹ năng quan trọng nhất của một DevOps Engineer vì công việc này đòi hỏi khả năng làm việc nhóm rất cao.

Điều mà bất kì DevOps Engineer nào cũng phải ghi nhớ là chuyên môn kỹ thuật không làm nên vị trí này mà phải có tư duy DevOps với sự phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa các team và các giai đoạn tạo ra sản phẩm.

Lịch sự khi ra đường

Khi Ra Đường Khi ra đường, chúng ta phải lưu ý áo quần cho sạch sẽ, đầu tóc phải chải cho gọn ghẽ. Thận trọng giữ luật đi đường, để...

Ký Ức Về Truyền Hình Ngày Trước

Trong những phương tiện giải trí, tôi nhớ nhất là chiếc TV hiệu Sharp 14 inch trắng đen mà ba tôi mua hồi trước Tết Mậu Thân để anh em...

Nhà thờ Bắc Ninh – Biểu chứng lịch sử đức tin và kiến trúc

Vào năm 1889, Đức Cha An-tô-ni-ô Cô-lô-mơ Lễ (người Tây Ban Nha) – giám mục tiên khởi Bắc Ninh đã mua một mảnh đất cách thành cổ Bắc Ninh chừng...

Ảnh về Mỹ Tho những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Mỹ Tho là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất của khu vực Nam Bộ. Cùng xem những hình...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Buổi đầu Pháp thuộc

Ngày 7-9-83, tôi đang đọc quyển “La Cochinchine Contemporaine nhưng đọc vừa được độ ba mươi trang, bỗng tôi phải dẹp cuốn sách xuất bản năm 1884 nầy qua một...

Con người đất Nam Kỳ

Nam Kỳ là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn, là một trong ba kỳ hợp thành nước Việt Nam. Tên gọi này do vua Minh Mạng...

Làm nhà cỏ cũng đủ

Vua nước Trịnh sang nước Sở. Tử Sản theo đi tướng lễ, chỉ cho làm nhà cỏ để ở, không lập đàn gì cả. Các quan theo hầu thấy vậy...

Cái được cái mất của người làm Quan

Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời. Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt,...

Trí giả tự xử, ngu giả quan phân – Cảnh giới đối nhân xử thế của bậc trí giả

Một danh nhân triết học từng nói: “Thói quen thực sự là một loại sức mạnh vừa ngoan cường lại to lớn. Nó có thể làm chúa tể cuộc đời của...

Gia Định Báo

Bài thuyết trình ngày 8 tháng 12 năm 2018 - Tại “Triển lãm và hội thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký” ⦁ Mở Từ khi Ngô Quyền giành độc lập (939),...

Tuổi thơ vùng Tân Định – Đám lau nhau xóm Mayer

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Lụa Vạn Phúc – Rộn ràng tiếng thoi đưa

Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để...

Exit mobile version