Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Công hàm độc thân

Công dân Mỹ và thường trú nhân đều có thể làm bộ công hàm độc thân tại Mỹ. Giấy tờ cần thiết gởi đến Lãnh sự quán Việt Nam để hợp pháp hóa trước khi mang về Việt Nam làm thủ tục kết hôn bao gồm:

1. Tuyên thệ độc thân (Affidavit of Single Status): Phải được Công chứng viên (Notary Public) tại địa phương chứng thực chữ ký của đương sự và Đổng lý văn phòng tiểu bang (State- Level Secretary of State) xác nhận chữ ký và thẩm quyền của Công chứng viên.

2. Giấy chứng nhận chưa kết hôn (Certificate of Non-marriage/Certificate of No Record): Do Lục sự quận (County Clerk) hoặc cơ quan tương đương của địa phương Hoa Kỳ cấp: chứng nhận đương sự không có vợ/chồng bắt đầu từ khi đủ tuổi kết hôn (nam 20, nữ 18) hoặc từ khi ly hôn hoặc khi vợ/chồng chết cho tới nay.

3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Tổng Lãnh sự quán cấp (theo Thông tư số 22/2013/TT-BTP, hiệu lực từ ngày 17/02/2014) nhằm chứng nhận người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa từng đăng ký kết hôn tại Tổng Lãnh sự quán.

4. Tờ khai đăng ký kết hôn (Application for Marriage Registration)

5. Lý lịch cá nhân (Biographic Information Sheet)

6. Giấy xác nhận sức khỏe của bác sĩ hoặc tổ chức y tế có thẩm quyền cấp, xác nhận hiện tại đương sự không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Chữ ký của bác sỹ phải được Công chứng viên chứng thực và Đổng lý văn phòng tiểu bang xác nhận chữ ký và thẩm quyền của Công chứng viên (Pre-marital Examination of Mental Health).

7. Bản xác nhận không cản trở kết hôn, được Công chứng viên chứng nhận.

8. Bản sao hộ chiếu (Passport) hoặc Thẻ xanh (Green card) được Công chứng viên chứng nhận.

9. Phán quyết ly hôn của tòa án (đối với người đã ly hôn): Phải có chứng thực của Lục sự tòa (Court Clerk) hoặc Thẩm phán (Judge) và xác nhận của Đổng lý văn phòng tiểu bang nơi có tòa án đó (đối với con dấu, chữ ký và thẩm quyền của Lục sự tòa hoặc Thẩm phán).

10. Bản sao giấy chứng tử (nếu vợ hoặc chồng đã chết): Phải có xác nhận của Hộ tịch viên/Lục sự…và xác nhận của Đổng lý văn phòng tiểu bang (đối với con dẫu, chữ ký và thẩm quyền của Hộ tịch viên/ Lục sự…).

11. Giấy ủy quyền: Nếu chưa thể về Việt Nam nộp hồ sơ và để tránh mất thời gian chờ đợi ngày ký giấy đăng ký kết hôn tại Việt Nam,  quý vị vị cần làm giấy ủy quyền cho vị hôn thê/hôn phu ở Việt Nam thay mặt mình nộp các giấy tờ xin đăng ký kết hôn tại Phòng Tư pháp quận/huyện ở Việt Nam. Giấy này phải được Công chứng viên công chứng và Đổng lý văn phòng tiểu bang xác nhận.

Thời gian cần thiết để thu thập giấy tờ và hợp thức hóa bộ công hàm độc thân khoảng 1 tháng. Tuy nhiên để tránh mất thời gian vì những sai xót có thể xảy ra, quý vị nên liên hệ với văn phòng chúng tôi 2 tháng trước khi quý vị về Việt Nam đối với trường hợp kết hôn lần đầu. 3 tháng đối với trường hợp đã từng ly hôn.

LÀM CÔNG HÀM ĐỘC THÂN TẠI VIETNAM

Ai có thể làm công hàm độc thân tại Việt Nam?
Chỉ công dân Mỹ mới có thể làm công hàm độc thân tại Việt Nam. Ngoài ra công dân Mỹ cũng cần phải xin thêm tờ “Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân” do Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ cấp.

Các bước làm công hàm độc thân tại Việt Nam:

1. Công dân Mỹ cần đặt lịch hẹn trực tuyến với Lãnh sự quán (hoặc đại sứ quán) Mỹ tại Việt Nam thông qua website của Lãnh sự quán (hoặc đại sứ quán)

2. Đến văn phòng Lãnh sự theo đúng lịch hẹn, điền thông tin vào tờ “Tuyên thệ độc thân” và tờ “không cản trở” rồi tuyên thệ trước viên chức lãnh sự.

3. Đem giấy tờ đã được công chứng đến Sở ngoại vụ để hợp pháp hóa lãnh sự

Thời gian làm tuyên thệ độc thân tại Việt Nam mất 2 ngày. Để có được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh khi đăng ký kết hôn tại phòng tư pháp quý vị cần có thêm những giấy tờ sau:
– Giấy khám sức khỏe chứng minh quý vị không mắc bệnh tâm thần
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do  Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ cấp.

Tùy thuộc vào từng phòng tư pháp quận / huyện mà có chấp nhận việc tuyên thệ độc thân ở Việt Nam hay không vì vậy trước khi quyết định làm công hàm độc thân tại Việt Nam quý vị nên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, tránh mất thời gian của quý vị.

Thủ tục ghi chú ly hôn:

Thực hiện việc ghi chú ly hôn theo qui định chỉ áp dụng cho công dân Việt Nam đã ly hôn ở nước ngoài sau đó về nước làm thủ tục đăng ký đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào sổ bộ việc ly hôn này.

Thời gian giải quyết hồ sơ ghi chú ly hôn: trung bình 15-30 ngày

Các trường hợp khác bao gồm: người nước ngoài, người Việt nam đã thôi quốc tịch Việt Nam không thuộc diện thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn nữa.

20 ngôi chùa Phật giáo tuyệt đẹp

Hiện chùa Trấn Quốc và chùa Bửu Long của Việt Nam vẫn đang giữ vị trí trong Top 20 ngôi chùa Phật giáo đẹp nhất thế giới do trang du...

Sự tích một chiếc nghiên xưa

Ở viện bảo tàng, tại đế đô (Huế) có một cái nghiên. Ông coi việc rất lấy làm vinh hạnh khi có một người lạ đến thăm viện... Ông được...

Điểm khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân

Người xưa có câu: “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen”, nên họ rất coi trọng việc nhìn người để kết giao. Vô luận là kết giao bạn bè, tìm kiếm bạn...

Hoplite – Đội quân hùng mạnh nhất lịch sử Hy Lạp

Hoplite là một trong những đội quân huyền thoại trong lịch sử cổ đại với những chiến thắng lẫy lừng. Với đội quân bộ binh Phalanx hùng mạnh, chiến thuật...

Ngôi chùa hơn 100 năm tuổi có kiến trúc Ấn Độ ở An Giang

Chùa Tây An nằm ở chân núi Sam đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Nằm ở chân núi Sam,...

Thói ngược đời nguy hiểm của người Việt

Trong giao thông cần phải từ tốn thì chúng ta lại vội vã, trong khi đó nơi công sở cần phải làm việc hăng say thì chúng ta lại cứ...

Người đẹp Việt năm 1966 trong ảnh của Rick Paker

Trong thời gian đóng quân tại miền Nam Việt Nam, chàng lính Mỹ Rick Paker đã không bỏ lỡ cơ hội thực hiện loạt ảnh ấn tượng về các người...

Tây Ninh thơ mộng qua loạt ảnh năm 1965

Mảnh đất Tây Ninh năm 1965 hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng và đầy sức sống trong những bức ảnh của cựu binh Mỹ John Hansen. Làng xóm ven...

Trường Lycée Yersin ở Đà Lạt xưa

Với những du khách Đà Lạt, người Đà Lạt, hay là những ai yêu quý xứ sở sương mù đều quen thuộc với tòa nhà màu gạch đỏ với tháp...

Tài tử điện ảnh xinh đẹp của Sài Gòn xưa

Bên dưới đây là tấm hình quen thuộc mà người ta thường thấy trong bộ sưu tập những hình ảnh đẹp của Sài Gòn ngày xưa. Đó là một nữ...

Xe kiệu thời Nguyễn

Vua chúa ngày xưa đi lại bằng gì? Đó là câu hỏi mà nhiều du khách thường đặt ra cho hướng dẫn viên du lịch khi họ đến thăm Huế,...

Tại sao gọi người Nghệ An là dân “cá gỗ”

Trong quá khứ, khi nghe ai đó nói giọng "trọ trẹ", người ta thường gọi họ là dân "cá gỗ". Lúc đó tôi không hiểu tại sao lại như vậy,...

Exit mobile version