Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Định cư Mỹ : Những ngày đầu khi tới Mỹ

Ngôn ngữ và chiếc xe là chìa khoá mở đầu cho cuộc sống nơi xứ người. Đời sống hiện tại ở Mỹ nói chung và Houston nói riêng rất cao. Do đó dựa theo một số thắc mắc, chúng tôi cố gắng tìm tài liệu để viết tiếp bài này.

Tuy những nội dung này không quá đặc biệt. Như những bí quyết làm giàu. Mà đơn thuần nó chỉ là một phần kiến thức cơ bản. Nhưng với một số người đã hay đang có ý định đến Mỹ định cư thì có lẽ cần thiết.

Người Việt ở Mỹ những năm 75-85

Những năm đầu (75-85), phần lớn người Việt Nam khi tới Mỹ đều được hội đoàn hay nhà thờ đứng ra bảo lãnh hỗ trợ, cũng như được hưởng quy chế khá cao, nhất là những gia đình có con em nhỏ dưới 18 tuổi. Khi đó họ chẳng cần phải lo lắng, cứ từ từ tìm hiểu, học hỏi để hội nhập, mọi thứ đã có chính phủ lo. Đến từ một đất nước nghèo. Nhu cầu vật chất cuộc sống còn ở mức tối thiểu. Nên ai cũng hài lòng với hiện tại. Nhất là thời điểm đó, nhìn quanh người Việt ai cũng nghèo như nhau. Chẳng ai giàu hơn ai để so sánh.

Hiện tại, người Việt định cư Mỹ có cuộc sống không cách biệt quá với người bản xứ

Dinh Cu My Nhung Ngay Dau Khi Toi My

Đời sống ở đâu cũng vậy, phải đi làm mới có thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa nhu cầu vật chất theo cuộc sống ngày càng lên cao. Ngày mới qua, chỉ ao ước có nhu cầu sống tối thiểu. Nhưng khát vọng con người là thăng tiến, người Việt cũng không ngoại lệ. Nên sau nhiều năm hội nhập, cuộc sống người Việt ở hải ngoại đã không còn cách biệt với người bản xứ. Hay có thể có phần trội hơn. Vì người Việt vốn rất kiên trì chịu khó. Cũng như bỏ công bỏ của nhiều để đầu tư cho học vấn con cái. Nên sau nhiều năm, thành quả của họ có thể nhìn thấy một cách rõ ràng. Phải nói là đáng ngưỡng mộ.

Cuộc sống cộng động người Việt ở Mỹ đã cải thiện

Đồng thời, vào thời điểm hiện tại, cuộc sống ở Việt Nam đã cải thiện hơn xưa. Có những quý vị đang có cuộc sống tốt, có nhà (do cha mẹ để lại), có việc làm ổn định, hàng tháng (hay thỉnh thoảng) được thân nhân nước ngoài hỗ trợ một vài trăm đô la, có thể rất giàu hoặc không giàu, nhưng chí ít cũng có cuộc sống ung dung. Do đó có ước vọng rằng đi ra nước ngoài để có cuộc sống dễ dàng hơn, nhất là một cường quốc như nước Mỹ, và điển hình là thấy Việt kiều hải ngoại nhiều người thênh thang áo gấm về làng.Với suy nghĩ như vậy, nên không ít người qua tới đây,

Ở bài viết này, chúng tôi xin đưa ra những bước bắt buộc phải có của cuộc sống mới, mà quý vị cần phải vượt qua, nếu muốn tái định cư ở một đất nước xa lạ, mọi thứ từ ngôn ngữ cũng như cách sống hoàn toàn khác biệt. Sau khi đặt chân đến xứ Mỹ, người thân (người bảo trợ) sẽ mất vài ngày đưa quý vị đi làm giấy tờ, hợp thức hoá cần thiết cho cuộc sống ở Mỹ, như thẻ căn cước, thẻ y tế, xin nhập học cho bọn trẻ.

Quyền lợi khi định cư Mỹ từ chính phủ Mỹ

Đối với người dưới 18 tuổi

Lưu ý : mang đầy đủ học bạ ở bên Việt Nam. và tất cả phải dịch sang tiếng Anh.

Đối với người trên 18 tuổi

Được ghi danh nhập học ở trường cao đẳng địa phương với tên gọi là Community College.

Ở đó quý vị có thể học tiếng Anh và chọn một nghề nào đó làm kế sinh sống trong tương lai.

Tùy theo sở thích và trình độ. Quý vị có thể chuyển tiếp lên trường đại học 4 năm để lấy bằng cử nhân.

Nếu quý vị không có thu nhập, hoặc thu nhập thấp, thì tất cả miễn phí.

Hầu hết ai cũng được chính phủ tài trợ (xin học bổng). Đây là quyền lợi chung cho mọi công dân Mỹ.

Ngoài tiền học phí, sách vở do chính phủ giúp, miễn hoàn trả. Nếu đủ điều kiện, quý vị có thể nộp đơn vay tiền từ chính phủ. Giúp hỗ trợ sinh sống để có thể học toàn thời gian.

Trẻ em dưới 18 tuổi, người già trên 65 tuổi :

Được trợ cấp y tế toàn phần của chính phủ (medicaid). Và còn có thể xin thêm được food stamps (trợ cấp thực phẩm).

Những người trên 18 tuổi hoặc dưới 65 tuổi, thu nhập thấp:

Sẽ xin được trợ cấp y tế bán phần của chính phủ. Như ở Texas có chương trình Gold card mà người Việt mình hay gọi là thẻ vàng. Mỗi tiểu bang có những chương trình và tên gọi khác nhau. (Những người mới nhập cư, hầu hết đủ điều kiện được hưởng vì chưa có thu nhập).

Ngôn ngữ và chiếc xe là chìa khoá mở đầu cho cuộc sống. Ngày nào còn chưa có hai thứ này thì quý vị sẽ còn bế tắc. Trường hợp quý vị không có tiền mang theo, nghĩa là vô sản. Thì không thể chần chờ. quý vị phải chấp nhận bất cứ việc làm nào (đương nhiên là lương thiện). Dù là những việc làm tay chân nặng nhọc. Những việc không cần chất xám, để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình.

Người bảo trợ, họ có thể tự nguyện giúp quý vị thời gian đầu trong khả năng. Nhưng họ không có bổn phận phải nuôi quý vị và gia đình quý vị. Hoặc dù họ có muốn, đôi khi cũng không đủ khả năng. Vì số phí này không phải là con số nhỏ.

Còn việc làm ở xứ người trong trường hợp quý vị là người mới ở đất nước này sẽ như thế nào? Cũng không khó hiểu, này nhé:

Nếu quý vị là người năng động tự tin

Chúng tôi chấp nhận vì chúng tôi biết, với chúng tôi đây chỉ là tạm thời. Một thời gian nữa, khi quen cuộc sống ở đây. Quen đường xá, tiếng Anh giỏi. Chúng tôi sẽ tìm một việc làm khá hơn, hợp với khả năng hơn. Với chúng tôi, đều quan trọng hơn cả là môi trường, điều kiện sống tốt cho tương lai. Sự phát triển của các con. Chúng tôi tin với khả năng của mình, chúng tôi chấp nhận dấn thân.

Nếu không chấp nhận được thực tại

– Lỡ ôm một ảo mộng thiên đường.

– Từng nghe cuộc sống bên Mỹ vất vả.  Nhưng không hình dung được tới mức này.

– Ở Việt Nam chúng tôi sướng gấp mấy lần. Công việc cũ nhàn hạ, có nhân viên, tội gì. Tiếng là qua Mỹ mà chúng tôi phải làm những chuyện nặng nhọc. Như làm tiệm phở, làm chợ, giữ con nít.

– Nhìn chung quanh, thấy người qua trước giàu có. Trong khi chúng tôi phải làm việc tay chân như thế này. Thật là mất mặt, biết vậy chúng tôi không đi.

Hay thậm chí có quý vị nằng nặc đòi quay về Việt Nam.

Đó là những trường hợp chúng tôi thấy đang xảy ra rất nhiều. Mỗi lần quyết định đi hay ở đều không phải chuyện đơn giản. Ngoài chuyện tốn kém tiền bạc, thời giờ, còn có nỗ lực tình cảm của nhiều người thân. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, chúng tôi chỉ có mục đích phần nào giúp cho quý vị hiểu rõ con đường trước mặt. Để có một quyết định sáng suốt nhất.

Những người Việt tha hương từ nhiều năm trước. Họ không có chọn lựa nên dù thế nào cũng cắn răng dấn thân, kiên quyết đạp đổ mọi trở ngại. Nhờ vậy, có thể nói gian khổ họ trải qua, nhất là tinh thần, gấp vạn lần hoàn cảnh hiện tại của các quý vị. Nhưng họ đã vượt qua và thành công.

Còn hiện tại, quý vị có lợi thế hơn nhiều. Quý vị có người thân bên cạnh hướng dẫn trong cuộc sống mới. Có chút tiền mang theo. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã vững mạnh. Về tinh thần, bớt được nhiều cảm giác bơ vơ lạc lõng. Tuy nhiên, thời nào cũng có những việc quý vị phải tự làm. Đó là nỗ lực phấn đấu, việc này không ai có thể làm thay thế quý vị được.

Chúng tôi hy vọng những thành quả giàu sang của người đi trước. Sẽ là động lực cho quý vị dấn thân. Không nên lấy đó so sánh, phân bì để rồi thay vì dấn thân tiến bước. Quý vị trở thành thất chí, than thân trách phận, dùng ánh mắt cay đắng nhìn đời. Chúng tôi đã chứng kiến không ít người là nạn nhân của nhân sinh quan sai lầm này. Hãy nhớ những người thành công hiện giờ, họ cũng phải trải qua một thời gian dài phấn đấu. Không khác gì quý vị bây giờ. Hay có khi còn khổ hơn quý vị bây giờ nữa.

Pleiku trước 1975 qua ống kính lính Mỹ

Tiệm ảnh trên đường Phan Đình Phùng, sắc phượng hồng rực rỡ đường phố, khung cảnh Biển Hồ thơ mộng… là loạt ảnh sống động về thị xã Pleikutrước 1975...

Khám phá thú vị về nghề nghiệp xưa ở Việt Nam qua ảnh

Những thước ảnh quý giá này đang được lưu truyền rất nhiều trên mạng xã hội, giúp cho giới trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về nghề nghiệp ngày xưa...

Chúa Tiên với cuộc Nam tiến

Mùa đông năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, sự kiện này tạo tiền đề cho công cuộc mở đất phương nam thời chúa...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 1)

Lời Mở Đầu Những chuyện kể ra trong sách nầy đều là chuyện thật không phải tiểu thuyết Các chuyện ấy xảy ra trên đất Nam kỳ trên dưới 100...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 16/25 – Xửa = Thiệt

Thường thì các nhà nho ta đọc Quan Thoại sai đến 40 phần trăm. Chỉ có vài tiếng hiếm hoi như QUÍ họ mới đọc đúng được. Nhưng cái sai...

Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn

Ông cố và ông nội tôi (cụ Nguyễn Đắc Tiêu) suốt đời ở trong ban Nhạc chánh của Nam triều. Đời bác tôi (ông Ngũ Vọng), làm Thị vệ cho...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 20/25 – Từ vựng bỏ túi

Vào đầu thế kỷ 17, ta di cư vào Nam thì ta học thêm danh từ của bảy dân tộc sau đây: Cao Miên, Nam Dương, Phù Nam, lưu vong...

Đạo thờ cúng Tổ Tiên của người Việt

Phan Kế Bính ở những năm đầu thế kỷ 20, theo xu hướng Duy tân của các nhà nho, nhất là Ðông Kinh Nghĩa Thục, đã nhận xét về tục...

LM thừa sai Louis Vallet Ngân, “kiến trúc sư” kỳ tài

Mấy chữ kiến trúc sư ở trên, tôi phải bỏ trong ngoặc kép, bởi linh mục thừa sai thuộc Hội truyền Giáo Hải ngoại Paris ( Missions Etrangeres de Paris)...

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những vay mượn từ người Tàu

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa...

Bàn về thói tùy tiện của người Việt

Thiếu tính kỷ luật, đi muộn về sớm, không đúng giờ hẹn, nói to chỗ đông người… là những biểu hiện của thói tùy tiện mà người ta có thể...

Tỷ phú Sài Gòn xưa chơi ngông cỡ nào?

Ông Nguyễn Văn Hảo, một thương gia, tỷ phú ô tô của Sài Gòn xưa vì quá yêu cải lương đã mở nguyên một rạp hát lớn nhất, 1200 chỗ...

Exit mobile version