Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BẢO TRỢ TÀI CHÍNH ĐỊNH CƯ MỸ

1. MỤC ĐÍCH CỦA BẢO TRỢ TÀI CHÍNH

Làm hồ sơ bảo trợ tài chính định cư Mỹ chính là hành động nhằm chứng minh cho chính phủ Mỹ nhận thấy rằng, người bảo lãnh hoàn toàn có đủ khả năng tài chính để bảo hộ cho người được bảo lãnh khi họ nhập cư mà không hề trở thành gánh nặng cho xã hội Mỹ.

Bảo trợ tài chính là việc làm cần thiết để chứng minh khả năng bảo hộ cho người được bảo lãnh khi nhập cư vào nước Mỹ

2. BỘ BẢO TRỢ TÀI CHÍNH GỒM NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

ĐỐI VỚI HỒ SƠ THEO DIỆN VỢ/CHỒNG, THÂN NHÂN

ĐỐI VỚI HỒ SƠ THEO DIỆN HÔN THÊ/ HÔN PHU

3. TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BẢO LÃNH KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN TÀI CHÍNH

NGƯỜI ĐỒNG BẢO TRỢ

Khi làm hồ sơ bảo trợ tài chính định cư Mỹ nhưng mức thu nhập khai thuế của người bảo lãnh lại không đáp ứng được theo mức quy định hàng năm do chính phủ Mỹ đề ra, lúc này hoàn toàn có thể nhờ đến người thân hoặc bạn bè cùng trở thành người đồng bảo trợ.

Nếu người bảo lãnh không đủ thu nhập khai thuế theo quy định của chính phủ Mỹ có thể nhờ tời người thân, bạn bè làm người đồng bảo lãnh

Người đồng bảo trợ là những người có đủ thu nhập cũng như tài sản để có thể chịu trách nhiệm bảo trợ tài chính. Và thu nhập của người trở thành đồng bảo trợ cần đáp ứng đủ các chuẩn mực do chính phủ Mỹ quy định. Nếu là người đồng bảo trợ, thì hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

Trong trường hợp người đồng bảo lãnh ở chung và có quan hệ ruột thịt trong một gia đình với người bảo lãnh thì có thể thực hiện việc kết hợp thu nhập chung của cả hai người để bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh. Lúc này, người đồng bảo trợ sẽ hoàn tất mẫu đơn I-864A. Các trường hợp còn lại thì hoàn tất mẫu đơn I-864.

DÙNG TÀI SẢN ĐỂ LÀM BẢO TRỢ

Trong trường hợp mức thu nhập không đủ và không tìm được người chịu trách nhiệm đứng ra làm người đồng bảo trợ, hoàn toàn có thể sử dụng tài sản để hoàn tất hồ sơ bảo trợ tài chính. Những tài sản có thể sử dụng gồm nhà cửa, đất đai, tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc chứng khoán…

Có thể sử dụng tài sản như nhà cửa, đất đai để làm bảo trợ tài chính

Tài sản sử dụng làm bổ trợ tài chính định cư Mỹ sẽ bù vào các phần thu nhập còn thiếu. Theo quy định của chính phủ Mỹ thì giá trị tài sản cần phải sử dụng để làm bảo trợ cần có giá trị lớn gấp 5 lần khi đem so sánh với mức tiêu chuẩn đánh giá cho người nghèo hoặc là đem so phần thu nhập cần phải sử dụng nhưng bị thiếu.

Khi dùng tài sản làm bảo trợ tài chính Mỹ, cần hoàn tất mẫu đơn I-864, cung cấp đầy đủ thông tin và kèm theo các giấy tờ nhằm chứng minh tài sản thuộc sở hữu của người bảo lãnh. Và thời gian sở hữu tài sản đó ít nhất phải là 12 tháng.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BẢO TRỢ TÀI CHÍNH

Khi làm hồ sơ bảo trợ tài chính định cư Mỹ, người bảo lãnh và người đồng bảo lãnh đã thực hiện một cam kết với chính phủ Mỹ rằng, người được bảo lãnh sẽ không phải là một gánh nặng đối với xã hội Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc người bảo lãnh sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về tất cả các chi phí phát sinh với người được bảo lãnh như ăn ở, sinh hoạt, di chuyển đi lại….

Người bảo trợ tài chính chịu trách nhiệm về chi phí ăn ở, sinh hoạt…đối với người được bảo lãnh định cư Mỹ

Trong trường hợp, người bảo lãnh không lo được đầy đủ cho người được bảo lãnh, thì chính phủ Mỹ sẽ làm điều đó thông qua các chương trình hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, các cơ quan chính phủ Mỹ sẽ có quyền kiện và yêu cầu người bảo lãnh phải thực hiện việc chi trả cho chính phủ về những khoản chi phí đã bỏ ra, trong đó sẽ có cả các chương trình bảo hiểm y tế dành cho đối tượng trẻ em ở các tiểu bang của nước Mỹ.

5. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BẢO LÃNH ĐỊNH CƯ MỸ KHÔNG CẦN ĐẾN BẢO TRỢ TÀI CHÍNH

Không phải với hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ nào cũng cần phải có bảo trợ tài chính. Vẫn có một số trường hợp được chính phủ Mỹ thông qua miễn bảo trợ tài chính bao gồm:

-Con dưới 18 tuổi là công dân Mỹ.

-Quá phụ của công dân Mỹ tự bảo lãnh cho mình sang Mỹ khi chồng mất.

-Vợ con của công dân Mỹ hay thường trú nhân mà chính bản thân họ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình.

-Những người đã từng sống và làm việc tại Mỹ, đóng trên 40 quota cho chính phủ Mỹ.

Chính phủ Mỹ miễn bảo trợ tài chính cho con công dân Mỹ dưới 18 tuổi

6. MỨC THU NHẬP DÀNH CHO NGƯỜI BẢO HỘ TÀI CHÍNH

Mức thu nhập đối với người bảo hộ tài chính do chính phủ Mỹ quy định. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt về mức thu nhập của người bảo hộ là công dân bình thường và những người đang hoạt động trong quân đội. Đồng thời cũng có sự khác biệt về mức thu nhập của công dân sống ở các tiểu bang khác nhau của nước Mỹ.

 ALASKA

Số người trong gia đình 100% of Poverty Guidelines*Áp dụng đối với người bảo lãnh đang phục vụ trong quân đội, bảo lãnh cho vợ hoặc con 125% of Poverty Line
2 $21,130 $26,412
3 $26,660 $33,325
4 $32,190 $40,237
5 $37,720 $47,150
6 $43,250 $54,062
7 $48,780 $60,975
8 $54,310 $67,887
+ 1 Thêm $5,530 cho mỗi người cộng thêm Thêm $6,912 cho mỗi người cộng thêm

 HAWAII

Số người trong gia đình 100% of Poverty Guidelines*Áp dụng đối với người bảo lãnh đang phục vụ trong quân đội, bảo lãnh cho vợ hoặc con 125% of Poverty Line
2 $19,460 $24,325
3 $24,540 $30,675
4 $29,620 $37,025
5 $34,700 $43,375
6 $39,780 $49,725
7 $44,860 $56,075
8 $49,940 $62,425
+ 1 Thêm $5,080 cho mỗi người cộng thêm Thêm $6,350 cho mỗi người cộng thêm

48 TIỂU BANG CÒN LẠI

Số người trong gia đình 100% of Poverty Guidelines*Áp dụng đối với người bảo lãnh đang phục vụ trong quân đội, bảo lãnh cho vợ hoặc con 125% of Poverty Line
2 $16,910 $21,137
3 $21,330 $26,662
4 $25,750 $32,187
5 $30,170 $37,712
6 $34,590 $43,237
7 $39,010 $48,762
8 $43,430 $54,287
+ 1 Thêm $4,420 cho mỗi người cộng thêm Thêm $5,525 cho mỗi người cộng thêm

Hy vọng với những chia sẻ về bảo trợ tài chính định cư Mỹ mà bài viết này đề cập đến, đã phần nào giúp người bảo lãnh và người được bảo lãnh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như một số thông tin cần thiết về bảo trợ tài chính, nhằm hỗ trợ việc hoàn tất hồ sơ bảo trợ tài chính được diễn ra một cách thuận lợi khi định cư Mỹ. Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định bảo lãnh người nhà định cư Mỹ và cần hỗ trợ về thông tin, thủ tục hoàn toàn có thể liên hệ với Immica để được tư vấn.

Ba miền Bắc – Trung – Nam nhìn từ bầu trời

Những ảnh phong cảnh ở các tỉnh, thành từ Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng cho đến miền Tây qua góc máy flycam được tác giả Lê Thế Thắng ghi...

Xưng hô thế nào cho đúng?

Vấn đề này thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, giáo dục học, nhưng dính dáng nhiều đến phong tục cổ truyền. Mới nghe tưởng đơn giản quá, đứa bé lên...

Cha tôi trong giai điệu của nỗi nhớ

Tôi không nhớ rõ lần đầu mình nghe Hopefully sky ở đâu, tôi chỉ biết trái tim tôi đã run lên vì những lời ca ấy. Và khi cái se...

Vùng núi Kiệt Đặc – Phượng Hoàng linh thiêng trong các thư tịch cổ

Tại đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng còn lại 3 tấm bia đá cổ. Tấm cổ nhất là “Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ”, được...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lai rai nhắc chuyện cũ

Danh từ hay thành ngữ “Thả cầm thi. Thả kìm thơ” nầy, tôi nghe từ nhỏ, lúc chín, mười tuổi, hay mười hai, mười ba tuổi, do một nhạc sĩ...

Tìm lại tác giả phù điêu chợ Bến Thành

Nằm ở trung tâm Sài Gòn, chợ Bến Thành đã trở nên quá quen thuộc với mỗi người dân Sài Gòn, cũng như đối với du khách trong và ngoài...

Chùm ảnh: Khám phá Vườn Bách Thảo – công viên lâu đời nhất Hà Nội

Với tuổi đời hơn 100 năm, Vườn Bách thảo Hà Nội vẫn lưu giữ được những cây cổ thụ rất lớn, đã tồn tại qua nhiều biến cố trong lịch...

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường xưa nhất Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung...

Thục Phán: người Việt hay hoàng tộc nước Thục?

Vấn đề nguồn gốc của Thục Phán đã gây tranh cãi trong nhiều năm qua, nguồn sử liệu cho rằng Thục Phán là vương tử nước Thục chạy xuống mà...

Quan hệ giữa nhà Tây Sơn với hải tặc Trung Hoa

Trong cuộc nội chiến nhà Nguyễn – nhà Tây Sơn (1771-1802), cũng như trong nhiều cuộc nội chiến khác trên thế giới, sự kết hợp, bổ sung lực lượng quân...

Tượng Phật “lạ” – Góc nhìn và ý nghĩa

Một vị giáo sư người Đức chuyên nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng trao cho biết về bức tượng Phật “lạ” gây dư luận tại Thái Lan, Việt Nam...

Mắm – Món ngon độc đáo của miền Nam

Mắm là món ăn truyền thống của người Miền Nam, nay rất quen thuộc với nhiều người nhưng cũng rất xa lạ với ai đó không quen ăn nó. Mắm...

Exit mobile version