Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những quy định mới khi mang thực phẩm vào Mỹ

Danh sách những loại thực phẩm mang vào Mỹ

Trong năm 2019, Bộ Nông Nghiệp cũng như Biên Phòng và Quan Thuế Hoa Kỳ có một số thay đổi về quy định liên quan đến những loại thực phẩm được phép mang vào Mỹ. Dưới đây là những thông tin cần biết khi cần mang thực phẩm vào Mỹ.

Thịt

Bộ Nông Nghiệp hay USDA cấm du khách mang các sản phẩm thịt từ những nước có các bệnh gia súc như bệnh bò điên hay cúm heo vào. Tuy vậy, các sản phẩm được đóng gói, bảo quản lâu của những nước này được cho phép mang vào Mỹ, trừ thịt dê và thịt trừu.

silver fork and bread knife on white ceramic plate

Du khách có thể mang thịt tươi, thịt để lạnh hay đông lạnh, thịt ngâm muối hoặc thịt khô từ những nước không có bệnh gia súc và phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc như nhãn hiệu hoặc chứng chỉ.

Du khách không được mang một số loại thịt ham đặc biệt như của Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha vì chỉ được vận chuyển qua đường thương mại với giấy tờ đặc biệt

Ngoài ra, du khách không được mang theo một sản phẩm thịt quá 50 pound. Các kiện hàng quá 50 pound sẽ được tính là hàng thương mại và phải qua kiểm tra gắt gao hơn.

Đây là trang web www.ecfr.gov để biết nước nào không có bệnh cúm heo và bò điên.

Hải sản

Du khách được phép mang hải sản tươi, đông lạnh, hay đã nấu chín, hoặc khô, đóng hộp và xông khói vào Hoa Kỳ, nhưng chỉ được đem theo mức “xách tay.”

Trứng sữa

USDA không cho phép du khách mang đa số các sản phẩm sữa từ những nước có bệnh lở mồm long móng, hay bệnh FMD.

Du khách được phép mang theo sữa cho em bé, nhưng theo số lượng nhỏ, đủ cho vài ngày. Sữa bột cũng được cho phép mang vào Mỹ theo số lượng nhỏ, nhưng phải được dán nhãn rõ ràng.

USDA cho phép mang bơ và phô mai từ bất cứ nước nào, miễn phô mai không phải là chất lỏng.

Trứng và các sản phẩm từ trứng của các nước có bệnh gia cầm không được phép vào Hoa Kỳ, trừ các sản phẩm đã được nấu chín, dán nhãn đàng hoàng và bảo quản được lâu. Trứng đã nấu chín sẽ được nhân viên quan thuế kiểm tra để xem có nấu chín hoàn toàn hay chưa.

USDA còn có quy định dành cho bánh Trung Thu. Các loại bánh không có thịt và trứng được phép vào Mỹ. Những loại có trứng phải được nấu chín hoàn toàn mới được cho phép vào.

Xin vào trang web www.aphis.usda.gov để biết nước nào có bệnh gia cầm.

Rau quả

Du khách không được phép mang hầu hết các loại rau quả tươi hay đông lạnh vì có nguy cơ mang theo các vi khuẩn làm hại đến nông nghiệp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, USDA cho phép mang rau quả đóng hộp vào, nhưng phải có nhãn hiệu đàng hoàng và phải khai trên giấy tờ nhập cảnh vào Mỹ. Du khách không được phép mang các sản phẩm tự đóng hộp ở nhà vì không đúng tiêu chuẩn vệ sinh.

Hầu hết các loại rau quả khô bị cấm mang vào Hoa Kỳ, nhưng có một số ngoại lệ như đậu, chà là, trái sung, các loại hạt (trừ hạt dẻ và hạt sồi), đậu bắp, đậu Hòa Lan, nho khô và tiêu Tứ Xuyên.

Trà, cà phê và gia vị

Du khách được phép mang các loại cà phê rang sẵn hoặc hạt cà phê xanh chưa được rang với số lượng không giới hạn vào Hoa Kỳ, nhưng phải khai báo rõ ràng.

Tuy nhiên, du khách không được mang trái cà phê chưa được chế biến vào bất cứ cửa khẩu nào của Mỹ.

Du khách cũng được phép mang các loại lá trà vào Mỹ với số lượng không giới hạn, nhưng cũng phải khai báo rõ ràng.

USDA cho phép đem mật và sáp ong vào Mỹ, miễn không phải dùng để làm thức ăn cho ong nuôi trong trại. Các sản phẩm làm từ mật ong được phép vào Hoa Kỳ, nhưng phải khai là dùng cho cá nhân.

Du khách có thể cầm hầu hết các loại gia vị khô vào Hoa Kỳ, miễn là không có cam, chanh và các gia vị làm từ hạt rau quả. USDA không cấm, nhưng khuyên du khách không nên mang sả vào Mỹ vì cần kiểm tra kỹ hơn.

Sài Gòn – Chợ Lớn 1968

Những hình ảnh đổ nát tang thương về Sài Gòn – Chợ Lớn trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968 do sĩ quan Mỹ Jim Giarrusso ghi lại khiến người...

Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ,...

Cụ Ngô Đình Khả (1857–1923) – Hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Học Huế

Micae Ngô Đình Khả (1857-1923), người làng Đại Phong (tên nôm là Kẻ Đợi), xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Dòng họ Ngô Đình vốn quê ở...

Lập đàn, đốt nhà là một trong những cách chống dịch bệnh của người xưa

Cách đây hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét...

Tả quân Lê Văn Duyệt có chống đối vua Minh Mạng nối ngôi vua Gia Long không?

Cho đến thời điểm hiện nay, khi nhắc đến Tả quân Lê Văn Duyệt, hầu hết đều cho việc vua Minh Mạng san bằng mộ của Tả quân Lê Văn...

Hình ảnh về cảnh Sát Quốc Gia thời VNCH

Tại miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ngày 24-10-1956 ông Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ...

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Cần kiệm thành đại sự

Trong cuốn Chu Tử Gia Huấn thời Minh nói rằng: “Dù là ăn một bát cơm hay một bát cháo, hãy nghĩ tới việc có được nó không dễ; Dù...

Những nhà ga bỏ hoang quanh Đà Lạt

Hoạt động từ năm 1932 cho đến thập niên 1970, đường sắt Phan Rang – Đà Lạt từng được coi là một trong những tuyến đường sắt độc đáo nhất...

Những Địa Danh Mang Tên “Cái” Ở Miền Nam

Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam). Ai đã từng sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt...

Ký ức hương vị bánh mì Sài Gòn xưa

Một trong những hình ảnh về nếp sống thị dân, được người Sài Gòn lưu giữ trong ký ức sâu đậm là hình ảnh cái bội cần xé đựng bánh...

Những hình ảnh về Sài Gòn 1990

Những bức hình về Sài Gòn - TP. HCM được thực hiện từ những năm 90 của các phóng viên nước ngoài, cho thấy một góc nhìn khác về mảnh...

Exit mobile version