Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi đến Hoa Kỳ

Một người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với loại chiếu khán (visa) phi-di-dân, không vi phạm diện nhập cảnh, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh nếu họ hợp lệ để xin chiếu khán di dân.

Nếu quý vị là khách du lịch với chiếu khán loại B-2, hoặc là sinh viên du học, hoặc nhập cảnh với chiếu khán miễn thị thực WT, quý vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn với một công dân Mỹ.   Nhưng, quý vị có thể tin chắc rằng Sở di trú sẽ xem xét rất kỹ đơn xin Thẻ Xanh của quý vị. Điều rất có thể là Sở di trú sẽ giả định rằng quý vị kết hôn chỉ vì mục đích di trú. Điều này tùy thuộc vào quý vị và người hôn phối chứng minh rằng Sở di trú sai lầm vì mối liên hệ hôn nhân của quý vị là trong sáng.

Không cần biết quý vị yêu nhau nhiều như thế nào, không cần biết cảm nhận của quý vị đối với nhau chân thành ra sao, sự thật về mối quan hệ của quý vị chỉ có quý vị biết mà thôi. Sở di trú không biết mối quan hệ là thật hay giả. Họ cần được thuyết phục. Vấn đề chỉ có vậy mà thôi.

Sở di trú có thể hỏi quý vị và người hôn phối gặp nhau ra sao, tiến trình đi đến tình yêu như thế nào, và làm sao lại quyết định kết hôn nhanh như vậy? Quý vị sẽ cần phải có những câu trả lời thuyết phục đối với những câu hỏi có thể được đưa ra từ nhân viên Sở di trú. Mặc dù quan hệ dựa trên tình yêu đích thực, hai người cũng biết ngày hết hạn cư trú trên chiếu khán phi-di-dân của người hôn phối, vì thế thời gian quen biết nhau không dài, và đây cũng là điều nhân viên Sở di trú quan tâm.

Nếu Sở di trú luôn tin rằng mọi mối liên hệ đều không trong sáng, liệu có tốt hơn không nếu trở về Việt Nam để tham dự cuộc phỏng vấn xin chiếu khán di dân ở Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn?

Không có bằng chứng nào cho thấy cách thức giải quyết hồ sơ của Lãnh sự sẽ dễ dàng hơn Sở di trú. Nếu một hồ sơ bị từ chối trong cuộc phỏng vấn ở Việt Nam, sẽ phải mất ít nhất từ 6 tháng đến 12 tháng để Tòa Lãnh sự có quyết định sau cùng. Nếu Tòa Lãnh sự quyết định rằng mối quan hệ không trong sáng, đơn bảo lãnh sẽ bị trả về cho Sở di trú ở Hoa Kỳ để tái duyệt xét, lại mất thêm ít nhất từ 6 đến 12 tháng nữa. Vì thế, không bao giờ khuyến khích nên trở về Việt Nam thay vì nộp đơn xin chuyển diện cư trú với Sở di trú ở Hoa Kỳ.

Văn phòng chúng tôi cũng đã nhận được câu hỏi của một sinh viên du học đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ. Anh phải ở Vùng Vịnh để hoàn tất chương trình học còn 2 năm. Người vợ công dân Mỹ của anh nhận một việc làm rất tốt ở thành phố Sacramento, California, cách xa anh khoảng 2 tiếng lái xe. Họ chỉ có thể gặp nhau vào những ngày cuối tuần. Điều này có thể làm cho Sở di trú nghi ngờ mối quan hệ của họ không?

Trên thực tế, ít có cặp vợ chồng Mỹ nào phải xa cách nhau vì công việc, nhưng Sở di trú gần như sẽ xem tình trạng này như một lý do để nghi ngờ mối quan hệ khi có người hôn phối ngoại quốc trong hồ sơ. Cặp vợ chồng này nên tính đến việc tìm một địa điểm nào đó mà cả hai có thể sống với nhau toàn thời gian. Nếu điều này không thể thực hiện, họ cần phải thu thập bằng chứng cho thấy việc liên lạc vẫn thường xuyên.

Các bằng chứng này có thể là emails, hóa đơn điện thoại và bằng chứng di chuyển khi gặp nhau vào những ngày cuối tuần.

Một câu hỏi khác cũng từ một nam sinh viên du học có chiếu khán J-1 và đã kết hôn với một công dân Mỹ. Vợ của anh sắp sinh cho anh một đứa con. Anh hỏi rằng cuộc hôn nhân của hai người và sự kiện họ sẽ có con chung có sẽ cho phép anh ở lại Hoa Kỳ mà không cần phải hoàn tất quy định phải trở về nước ở 2 năm theo như chiếu khán du học J-1 đòi hỏi.

Trong trường hợp này, cặp vợ chồng kể trên phải chứng minh với Sở di trú rằng người vợ công dân Mỹ sẽ chịu đựng những tình huống vô cùng sự khó khăn nếu người chồng ngoại quốc phải trở về Việt Nam sống trong hai năm.

Sở di trú ít khi đồng ý về sự khó khăn đưa ra khi người sinh viên ngoại quốc biết rất rõ về quy định phải trở về sống ở quê nhà hai năm trước khi anh đến Mỹ du học.

Cô ba sài gòn là ai?

Có đến hai người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX cùng mang cái tên gần giống nhau là Ba...

Có thực mới vực được đạo là gì? Hiểu thế nào cho đúng?

Tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có một số câu không phải dễ dàng, để có thể hiểu hết được ý nghĩa thực sự của nó. Do một số biến...

Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975

Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng...

Có một Sài Gòn từng thanh lịch, duyên dáng và thanh lịch

Sài Gòn khi xưa sao thật đẹp, những con đường thật trong lành và con người thì vẫn luôn ấm áp và nồng hậu. Không phải tự nhiên mà Sài...

Có tài cũng khổ, bất tài cũng khổ, đạo đức là an…

Nguyễn Du viết: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, người tài giỏi bị ghen ghét dễ gặp cảnh tai ương. Còn như kẻ bất tài lại thường vất...

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường xưa nhất Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung...

Bộ ảnh miền Trung những năm 70

Những bức ảnh cho ta thấy một miền Trung với những cảnh sinh hoạt bình dị của người dân trên dải đất đầy nắng và gió. Miền Trung thường được...

Đời buồn như bolero của nhạc sĩ Trúc Phương

Chẳng quá lời khi gọi Trúc Phương là “Ông hoàng nhạc Bolero”. Với cả gần trăm ca khúc, hầu như bài hát nào của ông cũng có một sức sống...

Từ mì đến miến và vằn thắn

Trong Từ điển tục ngữ Hán - Việt của Lê Khánh Trường . Lê Việt Anh (Nxb. Thế giới, 2002), các tác giả đã giảng câu Công yếu hồn đồn,...

Tìm hiểu danh xưng “Lạc” vương và “Hùng” vương

Theo truyền thống người Việt Nam, danh xưng “Hùng vương” bao đời nay đã được lưu truyền qua truyền khẩu và thư tịch, tuy nhiên vào đầu thế kỷ XX,...

Quy phạm nhân luân trong chữ Hán

Chữ Hán là một loại văn tự có nguồn gốc rất đặc biệt và hiện vẫn đang là loại văn tự đặc thù trên thế giới. Nó cũng là loại...

Những địa danh nào của Sài Gòn bị viết sai?

Có những địa danh quen thuộc ở Sài Gòn nhưng được cho là bị viết sai so với ban đầu như Cát Lái, Rạch Chiếc, Gò Vấp, Hàng Xanh, Thanh...

Exit mobile version