Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 bí kíp buộc phải biết để sinh tồn khi bị lạc trong rừng

Không ai trong chúng ta có thể tự tin vỗ ngực nói rằng mình không bao giờ rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” cả. Bởi cuộc sống mà và nguy hiểm có thể ập đến ta bất cứ lúc nào.
Vì thế, trang bị cho mình những mẹo vặt sinh tồn không bao giờ là thừa cả – đặc biệt là những bạn đam mê du lịch, khám phá, thích trải nghiệm những nơi hiểm trở.
Bỏ túi 1 vài bí kíp sinh tồn dưới đây sẽ giúp bạn thoát nạn một lúc nào khi bị lạc trong rừng.

1. Đánh lửa mà không có diêm

Bạn không tin ư, thật đấy, tất cả thứ bạn cần chỉ là 1 cục pin và 1 mẩu giấy bạc, hay giấy gói kẹo cao su phủ bạc – cắt hình đồng hồ cát thôi.

5 bí kíp buộc phải biết để sinh tồn khi bị lạc trong rừng - Ảnh 1.

Đầu tiên, bạn hãy đặt mẩu giấy bạc vào 2 đầu cục pin, vài giây sau giấy bạc sẽ nóng lên và bốc cháy. Để nhóm lửa lớn, bạn có thể dùng cỏ khô, bim bim, nước rửa tay khô bởi chúng đều là những thứ có khả năng bốc cháy rất nhanh.

2. Lọc sạch nước với 2 lọ đựng nước với 1 miếng vải

Nếu bạn không tìm được nguồn nước sạch, hãy tìm 2 lọ đựng nước (rỗng) và 1 miếng vải (có thể xé từ áo nếu không có sẵn).

5 bí kíp buộc phải biết để sinh tồn khi bị lạc trong rừng - Ảnh 2.

Bạn thả 1 đầu miếng vải vào lọ đựng nước bẩn, đầu kia vào lọ rỗng còn lại. Sau khoảng 1 giờ, bạn sẽ thu được lượng nước tương đối sạch. Tuy nhiên, bạn nên đun sôi nước này trước khi uống để có thể hạ gục được vi khuẩn còn đọng lại trong nước.

3. Tạo la bàn với cây kim

Khi bị lạc mà không xác định được phương hướng, bạn có thể tự tạo cho mình 1 chiếc la bàn. Bạn lấy cây kim, chà 1 đầu thật mạnh lên quần, hoặc cọ vào tấm vải dày nào khác.

Sau đó, bạn đặt kim lên chiếc lá nổi trên nước. Phần đầu kim được ma sát sẽ chỉ về hướng Bắc.
Từ đây, bạn hoàn toàn có thể xác định được các hướng còn lại rồi, phải không?

4. Cách đốt củi bị ướt

Khi bị lạc trong rừng, nước và lửa là 2 yếu tố cực quan trọng. Nhưng chẳng may củi gỗ trong rừng đều ướt thì phải làm sao?

Sử dụng ngay kỹ thuật do người Thụy Điển sáng tạo ra nào. Đầu tiên, bạn đặt thanh gỗ theo phương thẳng đứng rồi dùng dao khoét thành hình cánh sao trên đầu. Tiếp đến, bạn nhồi cỏ khô vào và châm lửa.
Cách này có hiệu quả là bởi gỗ thường chỉ ướt phía ngoài thôi, châm lửa từ trong sẽ giúp hơi nước bay nhanh, củi thì lại dễ cháy và giữ lửa lâu.

5. Tăng thân nhiệt nhờ cỏ khô, cây dại

Dù không muốn nhưng sự thật là, lá và cỏ dại hoàn toàn có thể giúp bạn giữ ấm, tránh tình trạng hạ thân nhiệt trong bất kỳ tình huống nguy kịch nào.

Vì thế, hãy nhét thêm cỏ dại, lá vào trong áo, khu vực ngực, nách… để giúp thân nhiệt không bị mất quá nhiều.

4 vị tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ

Được mệnh danh là siêu cường quốc số một trên thế giới, do vậy mỗi cuộc bầu cử để chọn ra người kế nhiệm vị trí tổng thống nước Mỹ...

Chuông chùa – Vì sao khi xưa mỗi lần rung chuông đều phải đủ 108 tiếng?

Từ ngàn năm nay, chuông và chùa luôn gắn liền với nhau trong tâm thức con người. Tiếng chuông đã trở thành đặc trưng không thể thiếu trong các ngôi chùa....

Những Món Ngon Từ Ốc Gạo Trong Ngày Tết Đoan Ngọ

Như sự xếp đặt kỳ diệu của thiên nhiên, hằng năm cứ vào ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch - ngày Tết Đoan ngọ thì mùa ốc gạo ở...

Tống Thị Quyên – Một Bi Kịch Chốn Vương Triều Nhà Nguyễn

I - Mở đầu bi kịch Nguyễn Phúc Cảnh (NPC), 4 tuổi phải rời mẹ cha, rời quê hương, theo Giám mục Bá-đa-lộc sang Pháp. Rồi Cảnh ăn ở chung...

Nguồn gốc địa danh Sài Gòn

Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong...

Đi tìm sự thực lịch sử về vua Gia Long

Một ngày mùa xuân năm 2014, tôi lên khu La Tinh, vào hàng sách quen, xuống hầm tìm sách cũ, tình cờ thấy một bộ sách quý, nhưng có lẽ...

Ca trù – Bộ môn nghệ thuật độc đáo của nền âm nhạc Việt Nam

Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với...

Nhạc sĩ Tuấn Lê – Tác giả bài hát Hờn Anh Giận Em nổi tiếng một thời

Thỉnh thoảng, trong những băng cassette trước 75, và ngay cả những album nhạc được thực hiện sau này, từ trong nước đến hải ngoại, vẫn thường có những ca...

Quân Cờ Đen – Kỳ 3/Hết – Cuộc chiến tranh Trung – Pháp 1884-1885

Với sự từ bỏ của Trung Hoa bá quyền cổ xưa của nó trên Việt Nam câu chuyện của chúng ta đã đến hồi kết cuộc, nhưng ngay trong Việt...

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực...

Trường Nữ sinh Đồng Khánh ở Hà Nội xưa

Thành lập năm 1917, trường nữ sinh Đồng Khánh là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam. Cùng xem những hình...

Chuyện ít biết về trận bão năm Giáp Thìn (1904)

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương...

Exit mobile version