Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 cách bảo quản nệm lò xo hiệu quả, tiết kiệm

Bảo quản nệm lò xo đúng cách tại nhà không chỉ giúp cho tấm nệm của bạn được lâu bền hơn, mà còn giúp cho bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi không cần tốn tiền gọi đội ngũ vệ sinh nệm chuyên nghiệp.

Lựa chọn nệm lò xo tốt như thế nào? Tại sao cần bảo quản nệm lò xo?

1. Tiêu chí lựa chọn một tấm nệm lò xo tốt
Một chiếc nệm lò xo tốt phải có độ lún và độ nảy vừa phải, khi nằm hay ngồi lên nệm không có tiếng kêu khó chịu phát ra, chứng tỏ cho thấy chất lượng của những thanh lò xo bên dưới tốt và bền. Ngoài ra bề mặt nệm lò xo không có những điểm lồi lõm bất thường, hay gồ ghề cứng ngắc cho thấy tấm nệm lò xo đó đã được gia công và sản xuất đúng cách. Một tấm nệm lò xo có số lượng lò xo càng nhiều thì càng chứng tỏ độ đàn hồi của nệm tốt và ổn định, có sự chắc chắn về mặt kết cấu.

Nệm lò xo tốt là loại nệm có số lượng lò xo nhiều, kết cấu chắc chắn

2. Nên mua nệm lò xo hãng nào tốt nhất?
Những tấm nệm lò xo tốt hiện nay trên thị trường Việt Nam đều đến từ các thương hiệu như nệm lò xo Liên Á, nệm lò xo Vạn Thành, nệm lò xo Dunlopillo, nệm lò xo Everon, nệm lò xo Tatana…. Mỗi một thương hiệu đều có cho mình những đặc điểm riêng và phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng.
3. Giá của nệm lò xo là bao nhiêu?
Với mức giá chi ra khoảng từ 2 – 5 triệu đồng là gia đình bạn đã có thể sở hữu được sản phẩm nệm lò xo có chất lượng tốt. Nên nhớ, một tấm nệm lò xo tốt và chất lượng thì sẽ không có giá rẻ. Do đó người tiêu dùng cần hết sức lưu ý khi lựa chọn nệm lò xo, vì một tấm nệm tốt sẽ mang lại những giấc ngủ ngon và bảo vệ sức khỏe cũng như tiết kiệm được tài chính cho bạn.

Nệm lò xo là một trong những dòng nệm cao cấp trên thị trường hiện nay

Bên cạnh đó, khi sử dụng nệm lò xo mà không biết cách vệ sinh, bảo quản nệm lò xo thường xuyên thì cũng sẽ khiến cho tấm nệm nhanh xuống cấp và hư hỏng, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng của nệm. Trung bình một chiếc nệm lò xo có thể sử dụng tới hơn 10 năm, nhờ các phương pháp bảo quản nệm lò xo đúng cách, hợp lý, khoa học.

5 cách bảo quản nệm lò xo tại nhà, tăng tuổi thọ cho nệm và mang lại những giấc ngủ tốt nhất cho gia đình bạn.

1. Đặt nệm đúng cách, hạn chế xê dịch nệm
Những tấm nệm lò xo được sản xuất có hình dạng và kết cấu nguyên khối, có kích thước và trọng lượng nặng hơn các dòng nệm thông thường. Nệm lò xo cũng không thể gấp lại hay cuộn tròn khi di chuyển hay đóng gói do đó quá trình vận chuyển nệm cần hạn chế để tránh hỏng hóc, phá vỡ kết cấu của những lớp lò xo bên trong.
Nệm lò xo nên được kê, đặt ở một vị trí cố định trong phòng ngủ, hạn chế di chuyển nhiều để đỡ tốn công và tốn sức… Đồng thời chú ý nên kê nệm ở một mặt phẳng cố định, không có sự nhấp nhô và tốt nhất là sử dụng giường ngủ hoặc một tấm gỗ lớn để đỡ nệm lò xo được tốt hơn. Nếu đặt nệm lò xo dưới đất thì cũng cần đảo bảo sàn nhà luôn sạch sẽ và không bị dính nước để nệm luôn được bền, đẹp, tốt nhất là thêm tấm chiếu lót bên dưới nệm tránh ẩm mốc, vi khuẩn.

Chú ý hạn chế dịch chuyển vị trí của nệm lò xo

Chú ý kích thước nơi đặt nệm, lòng giường phù hợp, nệm không thể quá lớn sẽ không thể vừa và cũng không quá hẹp để thừa ra diện tích trống, khi nằm ngủ sẽ bị xô lệch. Một tấm nệm lò xo có kích thước hợp lý sẽ giúp chúng phát huy được tốt các chức năng, hạn chế hư hỏng và kéo dài được tuổi thọ của nệm.
2. Bọc nệm kỹ càng để chống thấm và chống trầy xước
Một chiếc nệm lò xo mới mua muốn sử dụng được lâu dài, bền đẹp như mới thì cần chú ý sử dụng thêm các loại ga trải ga phủ bên ngoài. Chúng sẽ giúp chống lại các tác nhân bụi bẩn, mồ hôi bám trực tiếp nên tấm nệm lò xo của bạn. Ngoài ra các trường hợp phát sinh như đổ chất lỏng vào nệm hoặc trẻ nhỏ tè dầm trên nệm cũng sẽ được giảm thiểu rủi ro rất nhiều khi sử dụng ga bọc nệm.
Chỉ cần tháo tấm áo nệm ra, mang đi giặt sạch sẽ và phơi khô là bạn có thể tiếp tục sử dụng chúng cho những lần sau mà không cần phải đau đầu nghĩ cách làm sạch những vết bẩn cứng đầu trực tiếp trên tấm nệm. Việc bọc nệm còn giúp tránh cho nệm được khỏi các vết trầy xước, giữ nệm luôn trông như mới và tăng cường tính thẩm mỹ cho không gian căn phòng ngủ của bạn.
3. Xoay lật nệm định kỳ chống lún xẹp  
Những thanh cuộn lò xo bên trong tấm nệm sau một thời gian dài sử dụng sẽ có hiện tượng mất cân bằng trên các vùng bị dồn nén nhiều trọng lực. Do đó lời khuyên cho bạn là cứ cách khoảng 2 – 3 tháng hãy xoay chiều nệm hoặc lật đổi bề mặt nệm một lần, để các kết cấu lò xo có thời gian để phục hồi và đảm bảo được chức năng tốt nhất, mang lại cảm giác dễ chịu khi ngủ, giữ gìn tuổi thọ cho tấm nệm lò xo của bạn
4. Hạn chế nhún nhảy, tác động lực mạnh lên nệm  
Cho dù các lớp lò xo bên trong nệm có lực nâng đỡ tốt như thế nào thì cũng không nên thường xuyên nhún nhảy, tác động lưucj mạnh vào nệm. Đặc biệt nếu bạn có ý định sử dụng nệm lò xo cho phòng ngủ của trẻ nhỏ, thì bạn cần lưu ý tới vấn đề lò xo trong nệm có thể bị méo mó hoặc biến dạng, dẫn tới tình trạng giấc ngủ của bé sẽ bị ảnh hưởng. Nếu như có lực tác động mạnh và liên tục lên tấm nệm thì lò xo bên trong sẽ đứt gãy, xô lệch với vị trí ban đầu, tấm nệm mất đi tính bền vững vốn có của nó.

Không nhún nhảy, tác động lực mạnh lên tấm nệm lò xo để tránh phá vỡ kết cấu của lò xo bên dưới tấm nệm

5. Vệ sinh, bảo quản nệm lò xo thường xuyên  
Chiếc nệm lò xo là vật dụng được sử dụng thường xuyên, do đó nếu không bảo quản thường xuyên sẽ rất dễ gây ra các hiện tượng như bụi bẩn, vi khuẩn thậm chí là mạt bụi kí sinh bên trong lớp vỏ bọc nệm. Do đó trong quá trình sử dụng nệm cần thường xuyên vệ sinh bề mặt nệm sạch sẽ, dùng máy hút ẩm và máy hút bụi để đảm bảo nệm luôn thơm tho không ố mốc, ngoài ra những vết nước rớt trên bề mặt nệm có thể dùng máy sấy tóc để làm khô ngay tức khắc, tránh để lâu sẽ sản sinh ra vi khuẩn. Chú ý mức nhiệt máy sấy vừa phải nếu không sẽ gây hư hỏng nệm.
Lời khuyên: Nếu bạn không có thời gian để vệ sinh nệm, xử lý các vết ố vàng, mùi hôi thì hãy liên hệ với các đơn vị vệ sinh nệm lò xo chuyên nghiệp. Điều đó sẽ giúp cho tấm nệm của gia đình bạn được bền bỉ theo thời gian.

Tại sao bác sĩ trong phòng mổ lại mặc áo màu xanh thay vì màu trắng?

Mọi người đều biết rằng "áo blouse trắng" đồng nghĩa với hình ảnh bác sĩ. Vì vậy, trong mắt của hầu hết mọi người, các bác sĩ đều mặc đồng...

Chương trình Đố vui để học xưa

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình Đố vui để học được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê, đến giờ,...

Ca Dao, Dân Ca, Kinh Xáng, Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long, phần đất cuối cùng của tổ quốc, chặng đường chót của cuộc Nam tiến mở rộng cõi bờ, nơi có điều kiện khí hậu thuận...

Hoài niệm về chợ thiệp Sài Gòn xưa

Hồi những năm 1970-1980, Sài Gòn từng có một “chợ” bán thiệp quanh năm nhưng từ khoảng đầu tháng 11 mới trở nên tấp nập, rộn ràng và tươi vui...

Bức thư tình của Trịnh Công Sơn khiến chúng ta nhận ra công nghệ đã lấy đi quá nhiều thứ trong cuộc sống…

Dao Ánh khi 16 tuổi, đang là nữ sinh cấp 3 trường Đồng Khánh (Huế) đã là nàng thơ của Trịnh Công Sơn. Mối tình kéo dài từ năm 1964...

“Đại tuyên” là niên hiệu của ông vua nào bên Trung Quốc

Một học sinh ở Quận 8, Thành phố Sài Gòn khi đào đất đã bắt gặp một con voi bằng đồng, dưới đế có khắc mấy chữ Hán “Đại Tuyên...

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử – Phần 1

PHẦN I : NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THỜI CỔ ĐẠI Trận hải chiến Salamis Thời gian trận đánh: khoảng tháng 9 năm 480 BC Địa điểm: Eo biển Salamis...

Nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Dày

Bánh Chưng, bánh Dày, đó là những vật đã gắn liền với ký ức của mỗi người Việt nói riêng về ngày Tết âm lịch, trong một không gian rộng...

Ai là người giàu có nhất lịch sử nhân loại?

Chắc hẳn bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết được người giàu có nhất lịch sử nhân loại là một người Châu Phi, nơi vẫn luôn bị coi là lục...

Sài Gòn tứ đổ tường – Cờ bạc

Một số người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn xưa, thường có trong mình dòng máu ‘đỏ đen’ của thần đổ bác. Ngày xưa, các cụ thường ngồi ‘xoa’...

Thương gia Nguyễn Văn Hảo: Những di sản và mất mát

Ngay trung tâm Sài Gòn có một tòa nhà mang kiến trúc Pháp với bốn mặt tiền Trần Hưng Đạo – Ký Con – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm,...

Hồ Động Đình và Bách Việt

Hồ Động Đình được nhắc tới nhiều trong truyền thuyết, cổ sử và văn hóa của Đại Tộc Việt. HỔ ĐỘNG ĐÌNH và TRUYỀN THUYẾT VIỆT. Kì Dương Vương Lấy...

Exit mobile version