Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bạn đã ăn các món sau đúng cách?

Đúng là chuyện ăn uống thì ai cũng muốn thoải mái, vui vẻ. Nhưng nhiều khi, do sự vô tư, thiếu kỹ năng xử lý của chúng ta mà bữa ăn lại biến thành thảm hoạ bừa bộn, lộn xộn. Nếu biết các mẹo dưới đây, chắc chắn những lần “đánh vật” khi ăn uống của chúng ta sẽ giảm đi đáng kể đó, đều là tips đơn giản nhưng nhiều người chưa biết đâu nhé!

1. Không nên ăn Tiểu Long Bao bằng cách cắn đôi hay ăn nguyên cái, nên ăn hết nước sốt ở bên trong trước

Tiểu long bao
@heykatbabe
Tiểu Long Bao là món bánh bao nổi tiếng của Trung Hoa khiến ai khi nếm thử lần đầu cũng đều phải xuýt xoa bởi hương vị thơm ngon của bánh và thứ “nước súp” thần thánh bên trong. Nhưng nhiều người vẫn gặp vấn đề với phần nước súp và không biết ăn như thế nào cho đúng. Nếu muốn thưởng thức món ăn này, cách đúng đắn nhất là bạn nên dùng đũa tách ra hoặc cắn một lỗ nhỏ bên ngoài vỏ bánh, sau đó húp hết phần súp bên trong rồi mới ăn phần nhân.

2. Nên ăn Ramen chậm và từ từ, đừng trộn tất cả mọi thứ lên rồi mới ăn

Mì ramen
@lettucedine
Thông thường khi ăn Ramen – món mì truyền thống của Nhật Bản, nhiều người sẽ trộn đều mọi thứ lên ngay khi nhận được món, nhưng thực chất cách ăn này sẽ không thể hiện hết được chất lượng của món này. Bạn chỉ nên trộn những sợi mì để chúng thấm nước dùng, sau đó mới từng đũa kèm với rau hay thịt được bày sẵn bên trên.

3. Không nên dùng phần cơm chấm vào nước tương khi ăn sushi


Đầu bếp nổi tiếng ở Nhật đã chia sẻ rằng nhiều người có thói quen gắp sushi theo đúng hướng được bày sẵn trên đĩa và chấm phần cơm vào nước tương, nhưng phần cơm thấm nước chấm khá nhanh và nhiều, sẽ làm món sushi bị mặn, mất đi mùi vị ban đầu. Thay vào đó, mọi người nên chấm phần trên để thưởng thức món ăn này với hương vị chuẩn nhất.

4. Không cần phải dùng miệng húp cả con hàu và nuốt thẳng xuống


Nhiều người có thói quen khi ăn hàu sống là rải nước sốt lên hàu sau đó ăn hết trong một lần và nuốt luôn vì cho rằng như vậy mới thưởng thức trọn vẹn mùi vị của món ăn nổi tiếng này, nhưng thực chất đây không phải là cách đúng. Nếu được, bạn nên dùng nĩa để tách hàu ra khỏi vỏ, sau đó bắt đầu ăn từ phần to hơn, chậm rãi nhai một, hai lần trước khi nuốt xuống.

5. Tách hạt dẻ cười bằng chính cái vỏ đã tách trước đó chứ không nên dùng tay


@korovinanastasiia
Nếu lỡ thích ăn các loại hạt, thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua hạt dẻ cười cực thơm ngon và bổ dưỡng rồi đúng không? Dù có sẵn rãnh để mở, nhưng nhiều người đã gặp vấn đề khi dùng tay tách vỏ như gãy móng tay, đau ngón tay,…Đó là bởi vì bạn chưa biết cách đúng nhất để tách vỏ hạt dẻ cười đấy. Chỉ cần tận dụng lại phần vỏ trước đó, dùng nó để tách ra là được, không cần phải tốn sức như khi dùng tay đâu.

6. Không nên ăn pad Thái bằng đũa mà nên dùng nĩa hoặc muỗng


@kitchensanctuary
Khi nhắc đến pad Thái – món đặc sản không thể bỏ qua khi đến Thái Lan, chắc hẳn nhiều người sẽ dùng đũa để ăn như ăn những món hủ tiếu, phở bình thường? Nhưng sai rồi nhé, sợi bánh để làm pad Thái ngắn hơn những sợi bánh khác, nếu ăn bằng đũa sẽ gắp không được nhiều. Để dùng món này theo cách đúng nhất, bạn nên ăn bằng nĩa và thìa, thì sẽ ăn nhanh và ngon hơn rất nhiều. Dù vậy, hiện nay, nhiều quán ăn ở Thái Lan khi bán món ăn này, vẫn cho khách của mình ăn bằng đũa như những món khác.

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 5 – Từ Vần T-X

T. - Tác động qua lại trở thành tương tác. Ngay chính bản thân tôi, nghe hai chữ “tương tác” tôi vẫn không hiểu nghĩa là gì. - Tài liệu trở thành tư liệu (tư liệu là tài liệu...

Cái nghĩa của bậc liệt nữ

Tình với nghĩa cùng là quí, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận, lúc tình nặng hơn nghĩa,...

Đá Gà – Thú vui lâu đời của người Việt

Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung...

Hình chim trên trống đồng Lạc Việt

 1. Xuất xứ của chữ “Lạc” Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ 雒 (lạc) trong danh từ 雒越 (Lạc Việt/Lo Yueh), cho đến ngày nay...

Cuộc sống ở Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1904

Tắm ngựa ở rạch Tàu Hủ, đám tang trên đại lộ Charner, nhà thờ Huyện Sĩ khi đang xây dựng… là loạt ảnh tư liệu đặc sắc về Sài Gòn...

Về chiếc khèn trong văn hóa Việt

Chúng ta thường đặt câu hỏi về nguồn gốc của nhạc cụ mà được gọi là khèn bè. Có nhiều nhà khoa học cho rằng nhạc cụ nầy đến từ...

Vài nét về Nho giáo và Phật giáo Việt Nam (Kỳ 2)

II. Phật giáo nhập thế Phật giáo Việt Nam từ thời Lý Trần trở về sau chủ yếu là Thiền tông hoặc là kết hợp Thiền tông, Tịnh độ tông...

Sự thật hình tượng Quan Vũ thời Tam quốc

Quan Vũ là danh tướng thời Tam quốc có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, nhưng trên thực tế, con người ông liệu có...

Bác Sĩ Alexandre Yersin – Người Có Công Với Việt Nam

Tháng Tám năm 2000, đi viếng thăm Viện Bảo Tàng A. Yersin, lúc ký tên vào sổ vàng, chúng tôi liếc qua những lời ghi chú của các quan khách,...

Chân dung Phan Châu Trinh dưới mắt người con

Những vị nào đi ngang qua Quảng Tín (một phần Quảng Nam xưa) từ Tam Kỳ lên Cẩm Khê, nhìn về một phía đồi cao, đã thấy sừng sững một...

Sài Gòn xưa – Những nhiếp ảnh gia đầu tiên

Sau khi bức ảnh đầu tiên được chụp ở Pháp vào năm 1826 bởi nhà phát minh Joseph Nicéphore Niépce, những nhà nhiếp ảnh tiên phong người Pháp đã mang...

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh là gì?

“Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Đa nghệ tinh tất linh linh”. Có lẽ là câu nói vui mà người đời bảo với nhau nghe, khi bàn luận về cái...

Exit mobile version