Là quần áo là công việc thiết yếu khi bạn muốn có một chiếc áo, quần là lượt mặc lên người. Nhưng khi để bàn là quá nhiệt độ hoặc quá vội, không để ý dẫn đến tiếp xúc quá lâu có thể gây đến cháy xém quần áo và làm hỏng luôn bộ cánh của bạn, nhất là khi sử dụng bàn là khô. Đừng vội vứt đi vì sau đây META sẽ đưa ra những gợi ý để các bạn tham khảo và cứu lấy bộ quần áo của mình nhé!
Là quần áo có thể cháy xém và không sử dụng được
Cách khắc phục khi cháy quần áo do bàn là
Quần áo có chất liệu sợi bông
Khi phát hiện có vết cháy vàng, bạn nên lập tức ngừng ủi và lấy một ít muối rắc lên trên vết cháy. Dùng tay vò hoặc chà nhẹ cho muối thấm vào đồng phục, sau đó đem phơi ra ngoài trời nắng ít phút rồi giặt đồng phục với nước sạch.
Chà nhẹ muối lên quần áo bị cháy
Quần áo bằng nỉ
Đồ nỉ nhiều công đoạn hơn một chút. Bạn cần giặt, chà xát nhiều lần lớp vải ở khu vực có vết cháy sau đó lớp nhung ở khu vực vải này sẽ từ từ mất và làm lộ ra lớp vải bên dưới. Ngay lúc này, bạn lấy một chiếc kim may quần áo móc lớp vải ở khu vực có vết cháy liên tục cho đến khi nơi đó xù lên lớp nhung mới.
Khi lớp lông nhung mới xuất hiện, bạn lấy một chiếc khăn ướt phủ lên và dùng bàn là ủi lên. Hãy nhớ ủi theo chiều ngược lại với chiều của lớp lông cũ, khi khăn khô thì lấy ra đồng thời ngừng ủi. Sau đó bạn sẽ thấy vết xém hoàn toàn biến mất và quần áo của bạn lại như mới.
Đồ nỉ hơi khó chữa lành vì vậy cần sự kiên nhẫn bạn nhé!
Quần áo bằng lụa
Đây là loại vải mỏng nên rất khó ủi và dễ cháy. Để “giải cứu” cho quần áo bằng lụa bạn hãy lấy một ít dung dịch NAOH hòa cùng nước thành dạng hơi đặc như hồ keo rồi thoa lên vết cháy.
Để vậy cho dung dịch trên vết cháy khô lại và tự bong ra, khi đó bạn mới cạo lớp bột khô này đi sau đó vết cháy cũng sẽ theo lớp bột biến mất trên quần áo lụa của bạn.
Với dung dịch NAOH không còn lo vết cháy trên vải lụa
Quần áo làm bằng sợi hóa học
Với loại quần áo này bạn cần đặt một chiếc khăn mềm sợi nhỏ đã nhúng qua nước phủ lên trên vết cháy. Lấy bàn là ủi liên tục lên trên mặt khăn, vết cháy sẽ từ từ biến mất. Nếu vết cháy không quá nghiêm trọng bạn chỉ cần là ít phút thì vết cháy sẽ biến mất rất nhanh.
Chữa cháy vải sợi hóa học với khăn ướt
Vết cháy trên áo khoác vải dày
Áo khoác dày không nên giặt ủi quá nhiều vì chúng sẽ dễ hao mòn vải, phai màu… Nếu vết cháy có trên vải dày thì bạn hãy dùng miếng giấy nhám loại tốt, mịn đặt lên phần cháy. Tiếp theo sử dụng bàn chải nhỏ để chà lên sẽ khiến vết cháy tiêu tan.
Áo khoác dày nên xử lý bằng giấy nhám
Ngoài ra bạn có thể sử dụng bàn là hơi nước để giảm khả năng cháy quần áo
Một số bàn là hơi nước có bán tại META.vn
Bàn là hơi nước Philips GC1426/37
Chế độ ủi hơi nước với chức năng phun hơi, phun tia giúp người dùng làm thẳng các nếp nhăn trên quần áo nhanh chóng. Chế độ chống nhỏ giọt giúp ngăn không cho nước rò rỉ ra ngoài, không làm ố vàng quần áo cùng rãnh cúc cho phép bạn len lỏi vào khu vực khó ủi dễ dàng hơn.
Bàn là hơi nước Philips GC1426/37
Bàn là hơi Sunhouse SHD2062
Mũi bàn là nhọn với thiết kế rãnh cúc giúp bàn ủi thêm linh động, dễ dàng len lỏi vào các vị trí hẹp và khó đồng thời nhanh chóng ủi thẳng cổ áo.
Bàn là hơi Sunhouse SHD2062
Bàn là hơi nước cầm tay Sunhouse SHD2080
Bàn là hơi nước cầm tay Sunhouse SHD2080 có khả năng diệt khuẩn với nhiệt độ lên tới 230oC và khả năng loại bỏ mùi mồ hôi trên quần áo, đồ dùng, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
Bàn là hơi nước cầm tay Sunhouse SHD2080
Bàn là hơi nước Electrolux ESI4005
Bàn ủi hơi nước Electrolux ESI4005 có cảm biến nhiệt giúp ngắt điện khi bàn là đạt tới nhiệt độ được yêu cầu, không còn tình trạng quần áo bị cháy khi nhiệt độ bàn là quá cao.
Bàn là hơi nước Electrolux ESI4005
Bàn là hơi nước Panasonic PABU-NI-W410TSRRA
Bàn là 360o với mặt đế được làm nhọn hai đầu, tiện dụng hơn với khả năng là nhanh và phẳng quần áo từ mọi hướng và giúp bạn tiết kiệm được 25% thời gian ủi quần áo.
Bàn là hơi nước Panasonic PABU-NI-W410TSRRA