Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách đơn giản để vệ sinh và bảo quản đồ trang sức

Đồ trang sức là một trong những món đồ phổ biến được rất nhiều người sử dụng, kể cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, điều bất ngờ là không phải ai cũng biết cách bảo quản chúng để luôn sáng bóng và mới y như lúc mua về.
Theo Tiral Kamdar – CEO của TrueFacet – một điểm đến trực tuyến dành cho những người muốn mua các sản phẩm đồ trang sức và đồng hồ đã từng được sử dụng bởi người khác thì những món đồ này nếu không được bảo quản cẩn thận sẽ rất dễ bị hư hỏng và “xuống cấp”, đồng thời cần tránh tiếp xúc với các yếu tố môi trường, hóa chất và mỹ phẩm.

Cách vệ sinh đồ trang sức

Kim cương

Kim cương là một trong những chất cứng nhất và bền nhất trên Trái Đất. Có lẽ vì lý do này nên chúng cũng dễ vệ sinh nhất!
Theo Kandar, bạn có thể cho một ít xà phòng vào nước ấm, sau đó, ngâm kim cương trong hỗn hợp này ít nhất một giờ để giảm độ bám dính của các bụi bẩn. Tiếp tục, hãy cọ sạch phần trên, hai bên và bên trong kim cương bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng mềm.

Một khi đã hoàn thành những công đoạn trên, hãy rửa sạch kim cương với nước, lau khô bằng khăn giấy và lắc nhẹ để nước không bị đọng lại trong các kẻ hở.

Bạc cao cấp

Không giống vàng và bạch kim, vệ sinh đồ trang sức bằng bạc đòi hỏi bạn phải thực hiện cẩn thận hơn. Hãy sử dụng một miếng vải lau đặc biệt, chuyên dụng hoặc bạn có thể nhỏ thêm vào giọt dầu bóng để lau sạch các bụi bẩn.

Vàng và bạch kim

Nhờ bản chất mềm và dễ dát mỏng nên bạn có thể dễ dàng vệ sinh đồ trang sức bằng vàng và bạch kim chỉ với một miếng vải microfiber (một loại sợi tổng hợp). Tuy nhiên, nếu muốn làm bóng chúng thì bạn nên mang đến thợ kim hoàn uy tín.

Đá quý

Mặc dù bạn có thể mua các sản phẩm hoặc tự chế dung dịch vệ sinh tại nhà để vệ sinh đồ trang sức làm từ đá quý, tuy nhiên, Kamdar hoàn toàn không ủng hộ cách này. Một vài loại đá quý như ngọc lục bảo và opal không bao giờ được làm sạch bằng những cách thông thường. Tốt nhất là hãy mang đến thợ kim hoàn nếu bạn muốn vệ sinh chúng.

Ngọc trai

Ngay cả những chất nhờn trên da cũng có thể khiến ngọc trai bị hư hỏng. Thế nên, hãy đeo chúng lên người cuối cùng khi trang điểm và bỏ chúng xuống đầu tiên khi bạn về nhà. Đừng bao giờ để keo xịt tóc hay nước hoa dính vào ngọc trai và hãy dùng một miếng vải da mềm để vệ sinh chúng sau mỗi lần bạn sử dụng.

Các loại đồ trang sức gắn liền với trang phục

Vì các loại đồ trang sức này thường được làm từ những nguyên liệu mạ kim loại và đá quý tổng hợp được kết dính lại với nhau nên tốt nhất là hãy luôn giữ chúng được sạch sẽ. Bởi vì, chỉ nước thôi cũng khiến cho các kết dính đó bị lỏng lẻo và gây ra hiện tưởng gỉ sét.
Nếu muốn vệ sinh, tốt nhất là hãy sử dụng vải mềm và sau đó, lau khô chúng ngay lập tức.

Cách bảo quản

Kim cương

Luôn bảo quản kim cương tránh xa các món đồ khác vì chúng có thể làm trầy xước đồ trang sức bằng vàng hay đá quáy.

Bạc cao cấp, vàng, bạch kim và đá quý

Tốt nhất là bảo quản riêng từng loại trong túi mềm hoặc hộp đựng ban đầu của chúng.

Ngọc trai

Hãy bảo quản ngọc trai trong hộp chuyên đựng đồ trang sức có đặt một miếng vải mềm bên trong. Ngoài ra, không được treo chúng lên giá.

Đồ trang sức gắn liền với trang phục

Kamdar khuyên bạn bảo quản chúng theo từng loại, chẳng hạn như vòng tay, vòng cổ, nhẫn hay trâm cài đi liền với nhau chứ không nên đặt vào cùng một hộp.

Hà Nội năm 1951 – 1954 qua ống kính cựu binh Lê dương người Đức

Dietrich Stahlbaum (sinh năm 1926) là một người Đức đã làm việc ở Việt Nam trong đội quân Lê dương của Pháp trong thời gian 1951-1954. Trong thời kỳ này...

Cuộc khởi nghĩa đã làm nên tên tuổi của Hoàng Hoa Thám

Từ sau năm 1888, không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổi. Quy mô lớn và kéo dài...

Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của danh xưng “Hoàng đế”

“Hoàng Đế” là danh xưng chưa từng xuất hiện trước thời Tần Thủy Hoàng. Trước khi danh xưng “Hoàng Đế” ra đời, trong lịch sử chỉ có danh xưng “Hoàng”,...

Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới

Đáng lẽ mừng đám cưới như tục lệ trói buộc thành ra lo đám cưới. Tục cũ đã truyền nhiễm lâu không dễ một mai đổi ngay được. Vậy phải...

Có một thời Việt Nam từng văn minh như Nhật

Tháng 9 năm 1987 tôi rời Hà Nội vô Sài gòn nhận công tác, chỗ tôi dừng chân tá túc đầu tiên là cổng Phi Long (khu vực Lăng Cha...

Chuyến bay đầu tiên ở Sài Gòn

Lúc 10 giờ 30 ngày 10.12.1910, lần đầu tiên một chiếc máy bay loại bốn cánh nhãn hiệu Farman xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn, lượn mấy vòng cho...

3 cảnh giới cao của đời người

Đời người có ba cảnh giới tưởng đơn giản nhưng lại khó đạt được, đó chính là nhìn xa, nhìn thấu và xem nhẹ. Chỉ nhìn xa người ta mới có...

Tiếng Lóng Sài Gòn

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại...

Những Vị Quốc Mẫu Bê Bối Trong Sử Việt

Thời xưa, việc một người con gái được tuyển vào cung vua là một vấn đề to tát. Gia đình người con gái sẽ được triều đình cấp cho một...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 2

PHẦN II PHỤC DỰNG TRANG PHỤC THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG I. Nhận thức cơ bản: Những khảo cứu tuần tự của chúng tôi đã chứng minh rằng người Việt thời...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 3 – Từ Vần K-N

K. - Kẹt xe trở thành ùn tắc, ách tắc. - Kết hợp, tổng hợp biến thành tích hợp. Hai chữ tích hợp không có trong từ điển tiếng Việt của miền Nam trước đây. - Khách trở thành khách mời....

Tổng đốc Phương ở Sài Gòn

Giữa bối cảnh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong khi tầng lớp thượng lưu Hoa – Việt ở Nam kỳ đều chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp,...

Exit mobile version