Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách làm đèn lồng Trung thu từ vỏ lon

Nếu bạn có vỏ lon sữa, hộp sơn đã dùng rồi thì đừng vội vứt chúng vào thùng rác, hãy tận dụng để tự làm đèn lồng chơi Trung thu xinh xắn. Thử tưởng tượng bạn sở hữu một chiếc đèn lồng trang trí theo ý mình, thậm chí có khắc tên mình trên đó thì sẽ rất độc đáo và thú vị. Chỉ cần có đầy đủ các dụng cụ và thực hiện theo các bước sau đây thì dù bạn có vụng về đến đâu cũng có thể làm được chiếc đèn lồng từ vỏ lon cũ lung linh cho đêm Trung thu sắp tới.

Nguyên liệu

Cách làm đèn lồng Trung thu từ vỏ lon

Bước 1:

Bạn cần bóc logo nhãn hiệu trên vỏ lon, làm sạch, lau khô rồi đổ đầy cát và nước vào lon, sau đó để ngăn đá tủ lạnh cho đến khi đông cứng lại.

Bước này giúp bạn dễ dàng tạo hình trang trí cho lồng đèn.

Bước 2:

Dùng đinh và búa tạo những lỗ nhỏ lên thân vỏ lon theo hình thù mong muốn để trang trí. Bạn có thể vẽ lên vỏ lon hoặc cẩn thận hơn thì vẽ lên giấy, dán vào thân lon rồi đục theo hình đường vẽ.


Dùng đinh và búa đục lỗ nhỏ trên thân lon để trang trí đèn lồng Trung thu (Ảnh: Nguồn Internet)

Đục càng nhiều lỗ thì ánh nến hắt ra càng nhiều sẽ khiến cho chiếc đèn lồng của bạn lung linh hơn.

Bên cạnh các hình trang trí, bạn có thể khắc lên đó tên của mình và bạn bè. Nếu bạn mang lồng đèn đi tặng thì chắc chắn họ sẽ rất bất ngờ khi thấy tên mình lung linh trong ánh nến.

Bước 3:


Đục 2 lỗ đối xứng trên thân lon để làm quai đèn lồng (Ảnh: Nguồn Internet)

Tiếp tục đục 2 lỗ đối xứng nhau trên phần thân lon để luồn dây thép vào làm quai xách của lồng đèn. Nếu vỏ lon chưa được mở nắp thì bạn hãy dùng búa để tháo hẳn phần nắp lon ra.


Tháo lắp lon sữa để hoàn thiện đèn lồng (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi bạn đục xong thì vỏ lon cũng rã đông, đổ cát và nước ở trong lon ra và rửa sạch.

Bước 4:


Luồn dây thép vào thân lon để làm quai cho đèn lồng Trung thu (Ảnh: Nguồn Internet)

Lấy một đoạn dây thép dài vừa phải, uốn cong 2 đầu rồi móc vào 2 lỗ ở phần thân lon mà bạn vừa đục. Nếu muốn, bạn có thể gắn thêm thanh tre hoặc một chiếc que vào phần quai thép này để có thể xách được lồng đèn.

Bước 5:

Dùng màu sơn mà bạn thích, xịt lên vỏ lon hoặc dùng màu nước thỏa sức sáng tạo các hình vẽ trang trí cho chiếc đèn lồng.


Phun sơn lên vỏ lon để trang trí đèn lồng (Ảnh: Nguồn Internet)

Bước cuối cùng là đặt nến vào trong vỏ lon. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong chiếc lồng đèn xinh xắn trong đêm Trung thu rồi.


Tận dụng nhiều loại vỏ lon khác nhau để làm đèn lồng Trung thu (Ảnh: Nguồn Internet)

Với chiếc lồng đèn này, bạn sẽ không phải lo gió thổi tắt nến hay nến bị đổ làm cháy lồng đèn như các loại đèn làm bằng giấy khác.


Những chiếc đèn lồng Trung thu lung linh được làm từ vỏ lon (Ảnh: Nguồn Internet)

Bạn có thể tận dụng bất cứ vỏ lon sữa, hộp sơn, hộp bánh bằng thiếc hay sắt nào, không nhất thiết phải có kích thước và hình dáng như nhau, chính sự đa dạng đó lại khiến cho bộ sưu tập lồng đèn của bạn phong phú hơn rất nhiều.

Chúc các bạn thành công!

5 ‘nữ tướng’ của làng báo Sài Gòn xưa

Giai đoạn những năm 1920, làng báo Sài Gòn tự hào khi có 5 ‘nữ tướng’. Trong một giai đoạn mà xã hội Việt Nam còn nặng tư tưởng "trọng...

Tàu thuyền Trung Quốc dưới thời Gia Tĩnh triều Minh

Một tác phẩm của Trung Quốc tuy xa lạ đối với người Việt Nam, nhưng nếu nghe qua tên tác gỉả thì hầu như ai cũng biết. Tác phẩm có...

Ngập Ngừng – Từ thơ đến nhạc: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

Từ lúc hình thành và phát triển, dòng nhạc vàng của Việt Nam có rất nhiều các ca khúc lấy cảm hứng từ các thi phẩm. Có nhiều trường hợp...

Những điều ít người biết về chuyện thi cử thời nhà Nguyễn

Cũng như các triều đại trước, hệ thống thi cử dưới thời Nguyễn gồm có ba kỳ: thi hương, thi hội và thi đình. Thi hương là kỳ thi ở...

Vị cua cuối cùng

Cuộc đời của vua cuối cùng của nhà Nguyễn cũng chế độ phong kiến ở nước ta. Ông đã trải qua nhiều biến cố lịch sử để rồi tên tuổi...

Bài thơ “Ngậm ngùi” Huy Cận viết cho ai ?

Trên thi đàn văn học Việt Nam thập niên 40-50 của thế kỷ trước, thi sĩ Huy Cận được mệnh danh là một nhà thơ đa tài. Theo nhiều nhà...

Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc

Gần một thế kỷ xâm lược Việt Nam, người Pháp từ chỗ còn lúng túng đã xây dựng được một nền giáo dục khá hoàn thiện. Năm 1858, Pháp nổ...

Thổ Ngữ Của Tiếng Huế

Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ...

Hoài niệm câu Lý đò đưa

Gió đánh ố mấy đưa đò đưa Gió đập ố mấy đưa đò đưa Sao cô là cô mình mãi Lửng lơ mà chưa có chồng ??? (Dân ca -...

Có mấy loại con nuôi?

Có ba loại con nuôi: Con nuôi chính thức, con nuôi danh nghĩa và con nuôi giả vờ. Con nuôi chính thức: Có hai loại : - Con lập tự...

Những chiến thuyền khuấy đảo châu Âu thời Trung Đại

Khi nhắc tới chiến trận châu Âu Trung Cổ, chúng ta thường nghĩ ngay tới những trận đánh trên bộ với những hiệp sĩ mặc áo giáp sáng lòa trên...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lạc bước giang hồ

Trước khi lạc bước giang hồ, nhớ khi tôi vẫn là con nhà gia giáo, tía má tôi lấy nho phong, đạo đức làm nề. Có ngờ đâu khi trái...

Exit mobile version