Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách pha dung dịch sát khuẩn tay nhanh từ cồn 90 độ

1. Có thể sử dụng dung dịch cồn 90 độ để sát khuẩn tay nhanh?

Những ngày gần đây, giá của các loại nước rửa tay khô bị đẩy lên gấp nhiều lần so với bình thường do sự xuất hiện của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona tại Việt Nam. Cùng với đó, việc virus có thể lây truyền trực tiếp qua việc tiếp xúc gián tiếp với vật thể khiến việc rửa tay sát khuẩn nhanh trước khi làm việc, sinh hoạt và nấu nướng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

 

Trong trường hợp không có sẵn nước rửa tay khô hay xà phòng, chúng ta có thể sử dụng dung dịch cồn 90 độ để sát khuẩn và loại bỏ các loại virus trong thời gian ngắn hay không? Thật may mắn, vì câu trả lời ở đây là có. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cồn 90 độ pha loãng để sát khuẩn.

2. Cách thức pha loãng dung dịch cồn 90 độ để diệt khuẩn

Theo WHO, dung dịch cồn 80 độ được khuyến nghị sẽ tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể người. Cồn 70 độ cũng có tính năng sát khuẩn nhưng không phải là ưu tiên số một trong việc diệt trừ các loại virus nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn có trong tay dung dịch cồn 90 độ (hoặc cồn 100 độ), bạn hoàn toàn có thể pha loãng chúng theo tỷ lệ nhất định để điều chế nước rửa tay đúng chuẩn. Bạn có thể tham khảo cách thức pha loãng cồn 90 độ xuống 80 độ theo gợi ý dưới đây:

Chuẩn bị

Cách pha chế

Bước 1: Pha loãng cồn với nước tinh khiết
Để pha chế cồn 80 độ từ dung dịch cồn 90 độ có sẵn ở ngoài hàng, bạn pha theo tỷ lệ 8 cồn : 1 nước hay 8 phần dung dịch cồn 90 độ pha với 1 phần nước cất. Ví dụ: Với 50ml nước cất thì pha với 400ml cồn 90 độ là sẽ ra dung dịch cồn 80 độ đúng chuẩn để sử dụng cùng gia đình phòng chống sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn nguy hiểm như Corona.
Ngoài ra, từ dung dịch cồn 100 độ, bạn cũng có thể pha loãng thành cồn 80 độ theo công thức: 4 phần cồn 100 độ pha 1 phần nước cất. Ví dụ: 50ml nước cất sẽ pha với 200ml cồn 100 độ là thành dung dịch cồn 80 độ.
Nếu có sẵn dung dịch cồn 90 độ và cồn 70 độ, bạn hoàn toàn có thể pha chúng thành dung dịch cồn 80 độ theo công thức: Bao nhiêu cồn 90 độ đổ bấy nhiêu cồn 70 độ. Ví dụ: 50ml cồn 90 độ pha 50ml cồn 70 độ sẽ cho ra thành phẩm là cồn 80 độ.
Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch cồn – nước để vệ sinh nhà cửa, hạn chế sự bám dính của virus, vi khuẩn lên đồ đạc trong phòng.
Để dễ hình dung, bạn có thể tham khảo theo hình vẽ tổng hợp dưới đây:

Bước 2: Pha dung dịch cồn – nước với tinh dầu
Để dung dịch sát trùng trở nên dễ chịu hơn trong quá trình rửa tay, bạn có thể nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu vào dung dịch cồn – nước đã pha loãng theo công thức phía trên. Một vài loại tinh dầu còn có khả năng khử trùng, diệt khuẩn hiệu quả như quế, bạc hà, nghệ, hồi, oải hương, kinh giới, tràm trà,…
Bước 3: Sử dụng kem dưỡng da để tránh làm khô da
Việc rửa tay bằng dung dịch cồn sát khuẩn có thể khiến tay bạn bị khô. Đó là lý do bạn nên sử dụng cả kem dưỡng da để bảo vệ làn da của mình tránh khỏi những tác động không mong muốn.

3. Sử dụng nước gel rửa tay khô có sẵn trên META.vn

Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm nước gel rửa tay khô hiện đang có sẵn trên META.vn. Các sản phẩm này không những có tác dụng phòng ngừa và diệt các loại virus, vi khuẩn hiệu quả (trong đó có virus Corona), mà còn dưỡng ẩm và làm mềm da tay, rất thích hợp với các chị em phụ nữ và trẻ nhỏ.

Tham khảo ngay các sản phẩm nước rửa tay khô cực hot trên META.vn:

4. Việc rửa tay hằng ngày là đủ để phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm?

Như vậy, bạn đã “bỏ túi” cho mình cách pha dung dịch cồn 90 độ để rửa tay sát khuẩn nhanh đúng cách. Tuy nhiên, nếu chỉ rửa tay hằng ngày bằng cồn pha loãng thì đã đủ để bạn có thể phòng chống triệt để sự xâm nhập của các loại virus nguy hiểm vào cơ thể? Điều đó không đảm bảo được 100% bởi nhiều loại virus có cơ chế lây nhiễm qua dịch nước bọt, không qua tiếp xúc va chạm. Một khi virus đã tấn công cơ thể, việc rửa tay thường xuyên cũng không còn có nhiều tác dụng.
Trên thực tế, phác đồ điều trị của nhiều bệnh nhân mắc virus Corona là sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp bồi bổ dinh dưỡng, hỗ trợ hô hấp và nghỉ ngơi thư giãn. Đối với bạn và các thành viên trong gia đình, những người chưa mắc virus, việc bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng là cần thiết để chống chọi được với các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài.

Bổ sung trái cây, rau củ quả từ thiên nhiên

Trái cây và rau củ quả là nguồn thực phẩm sạch, an toàn có thể giúp các thành viên trong gia đình bạn bổ sung nhiều Vitamin và dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Bạn có thể dễ dàng chế biến các loại thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe đơn giản tại nhà bằng các loại máy xay đa năng.

Bạn hãy tham khảo thêm một vài công thức nước ép, sinh tố trái cây rau củ quả từ META qua bài viết tổng hợp: 10 loại nước ép tăng sức đề kháng nên bổ sung để phòng chống dịch bệnh.

Súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý

Súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý chính là chốt chặn cuối cùng để ngăn sự xâm nhập của virus Corona vào cơ thể người. Ngoài ra, việc này cũng làm hạn chế sự lây lan virus ra bên ngoài cộng đồng, góp phần đẩy lùi sự bùng phát trên diện rộng của dịch bệnh. Bạn có thể tìm hiểu cách thức pha chế dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% và một số lưu ý trong quá trình sử dụng trong bài viết: Cách pha nước muối sinh lý súc miệng theo tỷ lệ chuẩn tại nhà.

Tăng cường khoáng chất từ những thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là nguồn cung cấp hữu ích các loại Vitamin và khoáng chất để giúp gia đình bạn vượt qua mùa dịch cúm một cách an toàn, đặc biệt là với các thành viên nhỏ tuổi vốn có hệ miễn dịch còn non yếu.
>>> Tìm hiểu ngay:

Tích cực chơi thể thao, hoạt động thể chất

Một cơ thể rắn rỏi mạnh khỏe chắc chắn có đủ sức khỏe để đẩy lùi các loại virus, vi khuẩn độc hại từ môi trường bên ngoài. Đó là chưa kể việc tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng giúp bạn và người thân thêm dẻo dai, có thể làm việc, học tập liên tục 8 tiếng một ngày mà không cảm thấy mệt mỏi, chán nản.

Quảng Trị năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe

Những chứng tích của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn ngổn ngang ở mảnh đất Quảng Trị năm 1992. Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực...

Chuông chùa – Vì sao khi xưa mỗi lần rung chuông đều phải đủ 108 tiếng?

Từ ngàn năm nay, chuông và chùa luôn gắn liền với nhau trong tâm thức con người. Tiếng chuông đã trở thành đặc trưng không thể thiếu trong các ngôi chùa....

Đời và nhạc Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn chánh quán Huế, làng Minh Hương, tổ tiên gốc Trung Hoa. Làng Minh Hương nay sát nhập vào Bao Vinh thành xã Hương Vinh. Bao Vinh là...

Mục sở thị Ấn vàng và Chiếu vua ngày trước

Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" Tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8, 1827. Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được...

Hà rầm hà rạc là nghĩa gì?

Hà rầm hà rạc là chuyện kể của người Cơ Tu, giáo dục các bạn nhỏ phải biết yêu thương, đùm bọc anh chị em và là bài học quý giá...

Sân khấu cải lương Sài Gòn 1954-1975 nhìn từ góc độ kinh doanh

Từ sau Hiệp định Geneve (1954), cải lương Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại hình nghệ thuật, một bộ môn sân khấu có khả năng thu...

Nói lại cho đúng một số vấn đề lịch sử trong quyển Hình Ảnh Bảo Đại

Tôi muốn nói về cuốn Hình Ảnh Bảo Đại, Các Chính Khách Quốc Gia Và Hội Nghị Hương Cảng 1947 (HABĐ) của Nguyễn Khắc Ngữ, do Nhóm Nghiên Cứu Sử...

Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng...

Tam tộc trong “tru di tam/cửu tộc” là những tộc nào?

Hình phạt “tru di tam tộc” và “tru di cửu tộc” nghĩa là gì? Hình phạt này được thi hành dưới các triều đại phong kiến tại Việt Nam cũng...

Tứ Bất Tử – Tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề,...

Mạc Đăng Dung và triều đại nhà Mạc (1527-1592)

I. Tranh luận về việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội – Triều đại Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh  Đầu tháng 6/2015 Sở VHTT&DLHà...

Tượng đài trước năm 1975 ở Sài Gòn

Nơi đặt tượng Trần Hưng Đạo, Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương hay Trần Nguyên Hãn là những địa điểm quen thuộc với người dân Sài Gòn. Mỗi tượng...

Exit mobile version