Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao vết cứa do giấy gây ra lại đau đến thế?

Giấy có độ mềm dẻo nhất định nên khi vô tình cứa vào tay, nó sẽ tạo ra vết thương tuy nông nhưng lại có kích cỡ khá dài.

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao vết cứa do giấy gây ra lại đau đến thế?

Không chỉ những vật sắc nhọn mới có thể khiến bạn bị thương trong các hoạt động cuộc sống, mà cả tờ giấy mỏng manh cũng có khả năng mang lại những vết cứa đáng gờm đấy nhé. Thế nhưng có bao giờ bạn để ý rằng giấy còn tạo ra vết thương trên tay với mức độ đau nhức cao hơn bạn nghĩ?


Vết thương tưởng nhỏ mà cũng nhức nhối khó chịu lắm đấy.
Bàn tay và ngón tay của con người thường chứa nhiều dây thần kinh nhạy cảm hơn bạn nghĩ. Ở bàn tay và đầu ngón tay của chúng ta chứa hàng triệu đầu mút thần kinh đặc biệt, gắn với mạng lưới sợi thần kinh phân nhánh trên khắp cơ thể, giúp ta cảm nhận những kích thích không mấy hay ho như sự rát do bỏng hoặc đau do các vết thương gây ra, gọi là thụ thể đau. Những thụ thể này phản ứng với mọi thứ, từ nhiệt độ, chất hóa học gây hại và những thứ có thể là rách da.
Khi bạn bị đứt tay, các dây thần kinh này bị kích thích và gửi tín hiệu đau tới não, khiến cơ thể nhận thức được vết thương. Tuy nhiên, bạn hãy để ý nhé, tại sao các vết thương do giấy cứa thường để lại lại những cơn nhức, ngứa, buốt hơn cả vết dao cắt?

Các chuyên gia cho rằng, vết thương do dao cứa thường để lại một vết cắt tuy sâu nhưng tương đối gọn gàng. Giấy có độ mềm dẻo nhất định nên khi vô tình cứa vào tay, nó sẽ tạo ra vết thương tuy nông nhưng lại có kích cỡ khá dài. Bên cạnh đó, khi phóng to những mép tờ giấy dưới kính hiển vi, hoặc bạn có thể đưa gần vào mắt để quan sát, sẽ thấy nó có cấu trúc răng cưa nhỏ, nhìn khá giống hàm răng cá mập. Bởi vậy, vết thương do giấy cứa thường phức tạp và gây đau nhức hơn.

Không chỉ vậy, gỗ khi được ép thành giấy đã phải trải qua những quy trình xử lý bằng hóa học. Khi giấy cứa lên da bạn, nó vô tình để lại những hạt hóa học độc hại, các chất phụ gia (giúp ta dễ viết trên giấy hơn) cùng vụn gỗ mắc lại trong vết thương. Bạn sẽ thấy vết cứa để lại thường có biểu hiện tấy nhẹ và lâu lành hơn vẻ bề ngoài của chúng. Chính vì một vết cứa do giấy thường không gây chảy nhiều máu như do dao nên bạn càng chủ quan, đợi vết thương lành và không sơ cứu gì, khiến các mô và tế bào lộ ra ngoài mà không được bảo vệ. Mỗi khi hoạt động tay, vết cắt lại gây ra đau đớn.


Hình ảnh những tờ giấy mềm mại dưới kính hiển vi. Chà, cũng chẳng “mềm” như ta vẫn nghĩ.
Thật bất ngờ khi những vật có mặt tiếp xúc rộng hơn (như cây kim) phải được tác động một lực nhất định mới có thể xuyên qua da và làm đau chúng ta, trong khi giấy thì không.
Đối với các vết thương do giấy cứa, chúng ta nên rửa sạch bằng nước để loại bỏ vụn giấy và các hóa chất độc hại, rồi dùng băng gạc để tránh nhiễm trùng. Đừng để bộ não tưởng rằng “giấy mỏng manh thì làm gì gây hại tới bạn được”, vì thực ra, tác động của chúng khiến bạn đau ra phết chứ đùa.

Gió chướng ở đồng bằng sông Cửu Long

Ở miền Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mọi người đều có nghe nói tới hai chữ Gió chướng[1]. Từ “chướng” được dùng để mô tả loại gió này...

Xướng ca vô loài

Sách vở thường nói rằng xã hội Việt Nam ngày xưa có "Sĩ, nông, công, thương". Như vậy là còn thiếu. Người ta đã cố ý không kể một hạng người...

Tăng Sâm giết người

Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Đột nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà...

Những nhà thờ lâu đời ở Việt Nam

Nước Việt Nam không chỉ có nhiều ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo mà những nhà thờ  cũng xuất hiện từ rất lâu đời. Đa phần những...

Vài Nét Tương Đồng Thú Vị Về Tục Ngữ Việt Nam Và Tục Ngữ Thế Giới

Mọi ngôn ngữ đều có những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng những nhận xét sắc bén và cảnh giác khôn ngoan về kinh nghiệm sống. Tên của những...

Đồng dao và trò chơi trẻ em xưa

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong một công trình nghiên cứu về kho tàng Folklore Việt Nam cho biết, theo quan niệm của  người Việt xưa, thì  không có...

Người Việt Nam có thời ấu thơ kéo dài nhất thế giới?

Không ít gia đình đang biến trẻ thành những chú “gà công nghiệp” – không có kỹ năng sống, không tư duy, không biết giải quyết vấn đề, thụ động...

Đến từ đâu thì cũng là Phở Việt

Theo chữ Nôm, từ phở gồm có chữ Mễ (lúa) + chữ Ngôn (lời nói) + chữ Phổ (phổ biến). Từ đó có thể hiểu nôm na phở là món...

Me Sài Gòn

Me Sài Gòn và me Sài Gòn rất khác nhau. Me Sài Gòn gây nuối nhớ là những hàng me được trồng hai bên đường trong thành phố. Me Sài...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 6/10 – Dân chơi tại khu chuồng cọp Côn Đảo

Chuồng cọp trại 7 Côn Đảo thuộc dạng “chuồng cọp kiểu Mỹ”, mới xây sau năm Mậu Thân (cűng với trại 6). “Chuồng cọp kiểu Mỹ” được xây quãng cuối...

Những câu ngụy biện điển hình của người Việt

Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một...

Chúa Chổm có phải là vua Lê?

"Nợ như Chúa Chổm" là thành ngữ rất phổ biến để chỉ người lắm nợ. Nhưng tại sao Chúa Chổm lại lắm nợ như vậy ? Truyền thuyết kể rằng:...

Exit mobile version