Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hướng dẫn cách bảo quản mật ong nguyên chất

Mật ong là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa cực mạnh nên rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản thì mật ong có thể hư hoặc bị biến chất, không còn dinh dưỡng. Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cách bảo quản mật ong nguyên chất để các bạn tham khảo nhé.

1. Về thời gian bảo quản: Mật ong để được bao lâu?

Nhiều bạn nghĩ rằng mật ong để càng lâu càng tốt, sự thật không phải vậy. Khí để lâu nhìn bề ngoài mật có vẻ bình thường, nhưng chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng của mật không còn như lúc đầu.
Mật ong khi để lâu ta thường thấy bị sậm màu, đây là dấu hiệu mật ong đã mất chất, nên bỏ đi.

Mật ong để được bao lâu tối đa?

Tốt nhất, ở điều kiện bảo quản bình thường thì mật ong để được tối đa là 2-3 năm.
Lưu ý: thời hạn bảo quản mật ong tối đa 2-3 năm là tính từ ngày sản xuất hoặc ngày lấy mật, không phải từ lúc bạn mua về.
– Thời gian bảo quản Mật ong Rừng: nên để tối đa là 2 năm, tốt nhất bạn nên dùng trước 12-18 tháng. Mật ong rừng khi lấy tổ đa số đều bị tình trạng nhộng và phấn hoa lẫn vào mật nên dẫn đến mau bị phân hủy, dễ bị lên men và bi chua, nhanh hỏng hơn các loại mật ong nuôi.
– Thời gian bảo quản Mật ong Nuôi: mật ong nuôi thường có quy trình lấy mật và lọc mật kỹ hơn nên thời gian bảo quản mật tối đa có thể lên đến 3 năm. Tốt nhất nên dùng trước 18 – 24 tháng để đảm bảo chất lượng mật.
Không nên tham lam tích trữ mật quá nhu cầu sử dụng dẫn đến mật bị quá hạn, biến chất, dùng vào hại nhiều hơn lợi. Khi thấy mật chuyển màu thì không nên dùng nữa.

2. Cách bảo quản mật ong còn nguyên sáp

Cách bảo quản mật ong còn nguyên sáp

Mật ong nguyên sáp dĩ nhiên rất quý và ngon, phần sáp ong quyện với mật bẻ ra ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên bạn không nên trữ mật trong sáp ong quá lâu vì phần sáp ong dễ bị lên men, gây ôi chua và hư hỏng.
Tốt nhất mật ong nguyên sáp, dù là Sáp Mật ong Nuôi hay Sáp Mật ong Rừng, chỉ nên bảo quản tối đa từ 4-6 tháng. Sau 04 tháng tốt nhất bạn nên lắng để tách mật ong ra, chứa vào các chai, lọ hoặc hũ thủy tinh để bảo quản riêng.
Sau khi tách mật, phần sáp ong nên dùng ngay. Nếu thấy lên bọt hoặc có vị chua, bạn nên bỏ đi.

3. Chọn dụng cụ bảo quản mật ong: nên chọn chai, lọ nhựa hay thủy tinh để bảo quản mật ong?

(1) Chai, lọ Thủy tinh:

Nên bảo quản mật ong bằng các loại chai hoặc hũ thủy tinh là tốt nhất

Bảo quản mật ong trong các hũ thủy tinh là an toàn và lý tưởng nhất. Có thể dùng các chai hoặc lọ thủy tinh để chứa mật ong cũng được.
Thủy tinh có nguồn gốc từ cát (silicat), hoàn toàn sạch, thân thiện môi trường và có tính trơ hóa học nên rất an toàn, dù bạn có trữ mật ong bao lâu đi nữa. Ngoài ra thủy tinh sạch sẽ, trong suốt dễ quan sát bên trong và nhìn thẩm mỹ hơn.
Tuy nhiên chai thủy tinh có nhược điểm dễ vỡ nên các bạn hãy để nơi an toàn, kín đáo.

(2) Chai. lọ Nhựa Plastic:

Nếu phải chọn các loại chai, lọ nhựa để đựng, các bạn chỉ nên chọn một 03 loại nhựa an toàn cho sức khỏe sau đây: Nhựa số 2 (PE), Nhựa số 4 (PE) hoặc nhựa số 5 (nhựa PP). Ngoài ra bạn chú ý chọn các loại nhựa không chứa độc tố BPA vì chúng rất nguy hiểm, BPA là chất đông cứng dùng trong sản xuất nhựa, BPA có thể thôi nhiễm vào thực phẩm gây nguy cơ ung thư.
Bảo quản mật ong bằng chai nhựa có ưu điểm là gọn nhẹ, dễ vận chuyển và không bể. Nếu mật ong bị kết tinh, vón cục thì chỉ cần cắt vỏ chai để lấy mật ra.

Tuyệt đối không được chọn nhựa số 3, nhựa số 6 và nhựa số 7 để đựng mật ong vì chúng chứa rất nhiều độc tố BPA.Ngoài ra, nhựa số 1 (nhựa PET) là loại nhựa dùng 1 lần, cũng không nên dùng trữ mật ong lâu dài

Nhựa PET (nhựa số 1) không thích hợp khi bảo quản mật ong lâu dài

(3) Tuyệt đối không dùng các vật dụng bằng kim loại (Inox, Nhôm,…) để đựng mật ong

Trong mật ong có rất nhiều các axit hữu cơ làm ăn mòn kim loại, hoặc làm kim loại bị oxy hóa và nhiễm vào mật ong trong quá trình bảo quản nên rất dễ nhiễm độc, nguy hiểm. Một phần các axit hữu cơ sẽ bị biến thành axit etylenic rất nguy hiểm.

* Kết luận:

– Bảo quản dài hạn: nên bảo quản mật ong bằng bình / chai / lọ / hũ thủy tinh trong thời gian dài.
– Bảo quản ngắn hạn: Trong thời gian ngắn, để dễ vận chuyển hay dự trữ tạm các bạn có thể dùng các lại chai / bình / can nhựa nhưng cần chú ý 2 yếu tố: không chứa BPA và làm từ các loại nhựa số 2, số 4 và số 5. Tuyệt đối không để chai nhựa tiếp xúc với nhiệt độ cao như ánh nắng mặt trời, không để khu vực bếp ga, gần tủ lạnh (tủ lạnh bên ngoài tỏa nhiệt cao)… nhằm tránh nhựa bị thôi nhiễm vào mật ong.

Kinh nghiệm khi chọn hủ bảo quản mật ong:
  • Nên chọn các hũ thủy tinh có miệng rộng để trữ mật ong vì sau 1 thời gian nếu phần đáy hủ mật ong bị kết tinh, vón cục thì các bạn có thể dùng 1 chiếc muỗng để khuấy đều và hòa tan phần mật này.
  • Khi bảo quản mật ong rừng: mật ong rừng hay sinh ra nhiều khí ga và nổi bọt. Vì vậy khi trữ trong các chai lọ các bạn đừng đựng mật quá đầy, chừa lại 1 phần để bọt và khí ga nổi lên. Thỉnh thoàng vài tháng bạn nên mở hé nắp hủ mật để khí ga thoát bớt ra ngoài, tránh áp suất bên trong quá cao.

Nên bảo quản mật ong trong các loại hũ thủy tinh có miệng rộng

Ngoài ra, nếu bạn cần dùng mật ong thường xuyên: bạn nên chiết một phần mật ong từ hũ lớn ra 1 hũ thủy tinh nhỏ hơn để dùng thường xuyên. Tránh mỗi lần dùng phải mở nắp hủ mật ong lớn, gây lọt khí, ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của hũ mật lớn.

Nên chiết mật ong ra một hủ nhỏ hơn để dùng hàng ngày

4. Bảo quản mật ong để ở đâu là tốt nhất?

Điều kiện môi trường lý tưởng để bảo quản mật ong:

Mật ong nên để ở đâu trong nhà?

Mật ong bảo quản trong tủ lạnh được không?

Hoàn toàn không nên, toàn bộ mật ong sẽ bị kết tinh, đóng cứng và có thể bị hỏng.
Hiện nay, có rất nhiều người sợ mật ong bị hỏng nhanh hoặc bảo quản khỏi kiến bu nên đã để mật ong trong tủ lạnh. Điều này hoàn toàn không nên – bởi khi để mật ong trong tủ lạnh, nhiệt độ lạnh sẽ làm tăng nhanh quá trình kết tinh của mật ong, khi đó bạn sẽ thấy các váng kết tinh xuất hiện trôi nổi trong chai mật ong, lâu dần sẽ làm giảm chất lượng của mật ong.
Chú ý: nếu bạn thấy mật ong bị kiến bu nhiều, điều này đồng nghĩa mật ong đã bị pha đường quá nhiều, tốt nhất không nên dùng loại mật chất lượng kém này.

Lời kết

Qua nội dung cách bảo quản mật ong nguyên chất và bảo quản mật ong rừng như mình chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã biết cách bảo quản mật ong tốt nhất, giữ được hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao trong tinh chất mật ong rồi đúng không nào?
Chúc các bạn thành công. Thân mến!

Phong thủy Gò Công – Vùng đất sinh ra hai bà Hoàng nổi tiếng sử Việt

Là nơi hội tụ cuối cùng của dãy núi Trường Sơn và sông Cửu Long, đất Gò Công đã sinh ra hai bà Hoàng nổi tiếng trong sử Việt. Địa...

Ai… hột vịt lộn hôn…

Cách nay khoảng chục năm, khi đi công tác ở Manila, tôi được đồng nghiệp, (mà chắc cũng là đồng bọn) ở đây rủ đi bia bọt ở một quán...

Những tên phố cổ Hà Nội ít người hiểu nghĩa

Không nhiều người trẻ ngày nay có thể hiểu Lò Sũ nghĩa là gì, Hàng Chĩnh, Hàng Đẫy bán gì. Hà Nội có trên 40 tên phố bắt đầu bằng...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lai rai nhắc chuyện cũ

Danh từ hay thành ngữ “Thả cầm thi. Thả kìm thơ” nầy, tôi nghe từ nhỏ, lúc chín, mười tuổi, hay mười hai, mười ba tuổi, do một nhạc sĩ...

Feuilleton – Hàng độc của báo chí quốc ngữ thời trước

Feuilleton hay tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ là hàng độc của báo chí quốc ngữ. Truyện Feuilleton phải là truyện mới, được tác giả viết từng kỳ gởi cho...

Lịch sự trong lời nói

Người lịch sự phải tránh đi lời nói thô lỗ, tục tằn. Trái lại, trên môi họ luôn có những tiếng như cám ơn, xin lỗi… Cám Ơn Khi chúng...

Sài Gòn “tánh kỳ” nhưng lại cố tình gây thương nhớ

Trong một bài viết có tựa đề “Sài Gòn tánh kỳ” trên một trang Fanpage của Sài Gòn, người Sài Gòn lại có dịp tự hào về những điều quá...

Chùm ảnh: Diện mạo phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Ảnh quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam Kỳ (La...

Vấn đề Giao Chỉ và ‘bàn chân giao chỉ’

Huyền thoại về bàn chân Giao Chỉ, là một huyền thoại từng được lưu truyền rất rộng rãi với giả thuyết cho rằng người Việt cổ là giống người có...

Nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn

Lê Trọng Nguyễn (1926-2004) là một nhạc sĩ nổi tiếng, với ca khúc Nắng Chiều. Ông sinh ngày 1/5/1925 tại Điện Bàn tỉnh Quảng nam. Cha mất sớm, mẹ ông...

Khó nhọc là phúc, an nhàn là họa

Trong thời đại vật chất ngày nay, những người giàu có thỏa sức mua sắm, coi an nhàn là chuyện hưởng thụ đương nhiên. Còn những người nghèo khổ thì...

Exit mobile version